Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi thế nào từ năm 1970 đến nay?
Từ năm 1970 đến nay, nước ta đã có nhiều lần thực hiện đổi mới phương thức thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng. Nhìn chung phương án thi ngày càng gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình và xã hội.
Trước năm 1970: Thi tốt nghiệp THPT (cấp 3 hệ 10 năm): Bộ GD&ĐT ra đề thi, tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Tuyển sinh đại học: Chính quyền xét tuyển theo lý lịch, học bạ, ấn định trường học, phân công việc làm sau tốt nghiệp.
Năm 2019, Kỳ thi THPT quốc gia cơ bản đạt được mục tiêu đổi mới thi, tuyển sinh. Ảnh ĐH.
Từ năm 1970 đến năm 1990: Thi tốt nghiệp THPT (cấp 3): Bộ GD&ĐT ra đề thi, tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ): Bộ ra đề, thi tại các cụm thi ở tỉnh. Trường ĐH, CĐ (gần 100 trường) cử giáo viên và sinh viên về coi thi.
Từ năm 1991 đến năm 2002: Thi tốt nghiệp THP do Bộ GD&ĐT ra đề, tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Từng trường ĐH, CĐ tự ra đề, tổ chức thi và xét tuyển theo nhiều đợt (theo khối thi) khác nhau.
Từ năm 2002 đến năm 2014: Thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT ra đề; tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Thi ĐH, CĐ “ba chung”: chung đề, chung đợt thi, và sử dụng chung kết quả thi; tổ chức thành các cụm. Thi tại các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sau đó tổ chức thêm các cụm ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh, Hải Phòng.
Năm 2015: Lần đầu tiên tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia thi liên tỉnh hoặc tại tỉnh; các trường ĐH và sở GD&ĐT địa phương được Bộ GD&ĐT phân công chủ trì 2 loại cụm thi đó là: liên tỉnh và tỉnh (chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT). Các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh có thể lấy kết quả thi THPT hoặc học bạ hoặc tổ chức thi riêng để tuyển sinh.
Video đang HOT
Năm 2016: Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia có điều chỉnh về cách thức tổ chức thi tại tỉnh; các trường ĐH và sở GD&ĐT địa phương được Bộ GD&ĐT phân công chủ trì 2 loại cụm thi là đại học và tốt nghiệp. Các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh có thể lấy kết quả thi THPT hoặc/và học bạ hoặc tổ chức thi riêng để tuyển sinh.
Năm 2017: Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia có điều chỉnh cả về cách thức và phương thức. Về cách thức chỉ còn duy nhất 1 cụm thi tại mỗi tỉnh do sở GD&ĐT chủ trì, trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT phân công phối hợp. Về phương thức tổ chức thi theo bài, áp dụng thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn), mỗi thí sinh trong một phòng thi có 1 mã đề thi riêng.
Các trường ĐH có nhu cầu sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh tự nguyện thành lập theo nhóm trường để sử dụng chung một phần mềm xét tuyển.
Năm 2018: Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, ổn định như năm 2017 cả về cách thức và phương thức.
Năm 2019: Giữ ổn định cơ bản như 2018; áp dụng một số giải pháp điều chỉnh nhằm khắc phục hạn chế, bất cập. Theo đó, Bộ GD&ĐT trực tiếp tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao các trường ĐH chủ trì; đồng thời quy định chặt chẽ hơn về kỹ thuật ở một số khâu trong quy trình tổ chức thi.
Nhìn chung, từ năm 2014 trở về trước, hàng năm có 2 kỳ thi là thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ có quy mô lớn, được tổ chức đồng loạt, liên tiếp, riêng rẽ, cách nhau một tháng với cùng nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và số lượng thí sinh lớn. Việc này đã tạo ra áp lực thi cử cho thí sinh, gia đình trong thời gian khá dài và gây ra các hệ lụy xã hội khó khắc phục.
Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thực hiện theo lộ trình 2015- 2020 đã được triển khai từ năm 2015, được hoàn thiện qua từng năm, đến năm 2019 đã cơ bản đạt được mục tiêu đổi mới thi, tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Trung ương.
Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Giáo dục công dân hãy là môn chính!
Mặc dù được đưa vào thi tốt nghiệp THPT, môn giáo dục công dân vẫn là 'môn phụ nhất trong các môn phụ'. Đâu là nguyên nhân?
Tranh về sự tử tế do học sinh lớp 9 Trường THCS Colette (Q.3, TP.HCM) cảm nhận và vẽ, được dán xung quanh trường để lan tỏa chứ không chấm điểm - Ảnh: học sinh Trường THCS Colette chụp
Mười mấy năm nay, môn giáo dục công dân "chính thức" trở thành "môn phụ" trong mắt học sinh, trong mắt phụ huynh và ngay cả trong mắt một số thầy cô dạy "môn chính" (nhất là những năm môn này chưa được đưa vào thi cử).
Khi đó 3 môn văn, toán và ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (nay là THPT quốc gia) thì các môn lý, hóa, sinh, sử, địa thường được luân phiên vào kỳ thi, nên dù không phải là các môn chính (nhất là môn sử và địa) nhưng vẫn luôn được quan tâm, đặc biệt là khi công bố môn thi.
Còn môn giáo dục công dân hoàn toàn... ra rìa. Chính vì thế, môn này là môn phụ... "toàn tập".
Từ khi giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, môn này có "sáng" hơn nhưng học sinh cũng không mặn mà. Có chăng học và thi vì theo tổ hợp môn. Mặc dù được đưa vào thi, môn này vẫn là "môn phụ nhất trong các môn phụ". Đâu là nguyên nhân?
Thứ nhất, chương trình đã lạc hậu (rất nhiều môn, thầy trò đang dạy và học kiến thức lạc hậu, nhất là môn địa, môn văn...) và khô khan trong khi xã hội đã thay đổi rất nhiều.
Chẳng hạn, trong bài học về chủ đề tình yêu, một số học sinh lớp 10 đã phản ứng khái niệm tình yêu được nêu trong sách giáo khoa: "Tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới" vì khái niệm này đã không còn phù hợp với thực tế của đời sống.
Thứ hai, một số giáo viên dạy còn máy móc, chưa đổi mới (một phần cũng từ sự lạc hậu và khô khan ấy) khiến học sinh cảm thấy nhàm chán.
Thứ ba, dạy với mục đích để thi nên thầy trò lên lớp để xem đề cương và cùng nhau chọn đáp án a, b, c hay d.
Những lý do trên khiến môn quan trọng dạy làm người này vẫn còn "ngủ quên", chưa được "đánh thức".
Một bộ môn để dạy thế hệ trẻ sống đẹp, sống tử tế, sống có trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng xã hội văn minh và nghĩa tình đã bị đánh mất.
Trước bệnh thành tích trong ngành giáo dục, trước sự ích kỷ, vô cảm... đã nhiều lần lấn lướt sự tử tế, lòng nhân ái trong thực tế cuộc sống thì việc dạy đạo đức làm người càng vô cùng quan trọng.
Bởi vậy, việc đưa môn giáo dục công dân trở thành môn chính là điều rất cần thiết, rất chính đáng.
Nếu giáo dục công dân trở thành môn học chính với yêu cầu chương trình đổi mới phù hợp với thời đại, nội dung đề cao lối sống đẹp... thì chúng ta sẽ xây dựng một xã hội văn hóa - dân tộc văn hóa thực sự.
Theo tuoitre
Câu chuyện tuyển sinh đại học- Xu hướng những ngành học bị "ế" Bên cạnh câu chuyện thi tốt nghiệp THPT, điều mà các bậc phụ huynh trăn trở đó là việc chọn ngành học cho con. Bởi tâm lý đám đông và lo sợ, nhiều học sinh và các phụ huynh đã có cả một quá trình "nghiên cứu" chọn ngành học. Mới đây, báo ĐS&PL đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Trung...