Thi tốt nghiệp THPT năm 2014: Sẽ thanh tra lưu động không báo trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2014, tổ chức thanh tra thi của Bộ sẽ tổ chức các đoàn thanh tra lưu động không báo trước và thanh tra coi thi cắm chốt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Nhà trường.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Theo đó, đối với công tác chuẩn bị thi, sẽ thanh tra việc thực hiện chương trình; kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; tổ chức ôn tập; lập hồ sơ thi, xét và thông báo thí sinh được thi, không được thi, miễn thi; các điều kiện vật chất để tổ chức kỳ thi: khu vực thi, phòng thi, phòng làm việc, điều kiện vật chất khác theo quy định đảm bảo an toàn, bí mật của cơ sở in sao đề thi.
Video đang HOT
Đối với công tác coi thi, thanh tra việc đánh số báo danh, mở niêm phong, giao đề thi, giao nhận đề thi thừa; thu bài, niêm phong bài thi theo từng môn thi; việc duy trì trật tự, kỷ luật phòng thi và ngăn ngừa các hiện tượng: sử dụng tài liệu, nhìn bài của bạn, làm bài tập thể, thi hộ, sử dụng thiết bị không được phép và các hành vi tiêu cực khác…
Trong công tac châm thi, tập trung thanh tra việc làm phach, thống nhất biểu điểm, hướng dẫn chấm của các tổ chấm; việc giao, nhận bài thi giữa bộ phận làm phách, phát bài, tổ chấm, tổ chấm kiểm tra, tổ lên điểm; Việc thưc hiên quy định về chấm thi hai vòng độc lập: ghi điểm vào phiếu chấm, bài thi, xử lý kết quả chấm lệch điểm và xư ly bai thi co dâu hiêu bât thương…
Tổ chức thanh tra thi của Sở giáo dục và đào tạo, Cuc Nha trương sẽ thanh tra công tác chuẩn bị thi của tất cả các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, các hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi và thành lập các đoàn thanh tra coi thi lưu động, tiến hành thanh tra không báo trước đối với các hội đồng coi thi…
Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, việc thanh tra thi phải chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ; đúng nội dung, đối tượng theo quyết định thanh tra; không làm thay nhiệm vụ của ban chỉ đạo thi, hội đồng thi, không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.
Mọi vi phạm quy chế thi được xử lý nghiêm theo Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản có liên quan.
Theo VNE
Không tổ chức thi riêng cho hệ giáo dục thường xuyên
"Không tổ chức hội đồng coi thi riêng cho giáo dục thường xuyên, mà thi ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục trung học phổ thông trong cùng một hội đồng coi thi." Đây là quy định được nêu rõ trong Hướng dẫn bổ sung về tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các trường, sở trực thuộc.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Tuy nhiên, cũng theo quy định của Bộ, trong trường hợp hội đồng coi thi có từ hai trường phổ thông trở lên, việc lập danh sách thí sinh dự thi ở mỗi phòng thi được thực hiện theo cách xếp tên thí sinh theo thứ tự a, b,c... đối với từng trường.
Như vậy, dù thi chung hội đồng thi, các thí sinh của hệ giáo dục thường xuyên và trung học phổ thông vẫn ngồi thi riêng.
Theo lãnh đạo Bộ, cách tổ chức này nhằm hạn chế tình trạng tiêu cực có thể xảy ra trong thi cử.
Bên cạnh việc quy định hội đồng thi với hệ giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bổ sung quy định về tổ chức thi môn ngoại ngữ.
Khác với mọi năm, môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hai phần là thi trắc nghiệm và thi viết. Mỗi phần có một bài thi riêng.
Theo đó, Bộ quy định các hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng (tính giờ làm bài, thu bài) đối với từng phần thi, theo thứ tự: thí sinh làm bài phần trắc nghiệm trước, thu bài phần trắc nghiệm xong mới làm bài phần thi viết. Thời gian thu bài phần trắc nghiệm là 10 phút (không tính vào thời gian làm bài thi)./.
Theo Vietnamnet
Bước chuyển trong lựa chọn ngành Ngày 17/4 là thời hạn kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2014 tại trường THPT. Theo ghi nhận từ các phòng GD&ĐT trên địa bàn Hà Nội và một số trường THPT, trong đợt thu nhận hồ sơ này, khối ngành kinh tế vẫn được nhiều thí sinh (TS) lựa chọn, tuy nhiên không còn ồ ạt...