Thi tốt nghiệp THPT, lo tiêu cực ở khâu nào?
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nếu thực hiện đúng theo những gì Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn thì tiêu cực khó có thể xảy ra ở khâu chấm thi.
Thí sinh cần một kỳ thi “sạch”. Ảnh: Như Ý
Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến. Theo đó, những nội dung cơ bản đối với công tác chấm thi vẫn được Bộ GD&ĐT duy trì như phần mềm chấm thi, phòng chấm thi, lưu trữ bài thi đều có camera bật 24/24h… Theo dự thảo, khâu coi thi năm nay không còn sự tham gia của các trường ĐH với tỷ lệ 50%-50% tại các phòng thi.
Thay vào đó là giáo viên của địa phương, chỉ đổi chéo giữa các trường trong cùng một tỉnh. Theo vị chuyên gia, đứng ở góc độ quyền lợi của địa phương, quy định về coi thi của Bộ “có cũng như không”, vì địa phương có xu hướng thích thành tích, thích đem lại “cái lợi” cho con em mình.
Nên có chế tài mạnh hơn
Trong khi đó, GS. Phạm Tất Dong, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, vấn đề tiêu cực thi cử xảy ra không phải nằm ở việc trường ĐH có tham gia vào quá trình coi thi, chấm thi hay không, mà nằm ở chế tài xử lý chưa nghiêm nên một số người vì lợi ích mà bất chấp tất cả. Chế tài xử lý thật nghiêm sẽ hạn chế được tình trạng tiêu cực thi cử.
Dưới góc độ một chuyên gia giáo dục độc lập, bà Đỗ Thị Ngọc Quyên cho rằng, thi tốt nghiệp nằm trong phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, nên Sở phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức làm là chuẩn nhất; việc đưa các trường ĐH tham gia vào trước đây chỉ là giải pháp tình thế. Theo bà Quyên, kẽ hở để có thể thực hiện được tiêu cực thi cử nằm ở quy trình tổ chức, giám sát, thực thi, triển khai và chế tài xử lý.
Nếu năng lực thực thi quy chế, năng lực giám sát của Bộ GD&ĐT tốt thì sẽ giảm được nguy cơ. Tương tự, quy trình chặt chẽ sẽ giảm được nguy cơ. Theo bà, tiêu cực 2018 chủ yếu do 2 vấn đề: thực hiện giám sát (ở đây chính là đội ngũ thanh tra) yếu kém; quy trình áp dụng công nghệ thông tin vào chấm, lưu, chuyển và bảo mật bài thi có nhiều lỗ hổng.
Đứng ở góc độ trường ĐH sẽ lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay để xét tuyển, PGS.TS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tin rằng, kỳ thi sẽ nghiêm túc, không có khác biệt so với năm 2019. Theo ông Triệu, khi kỳ thi diễn ra, cả hệ thống chính trị vào cuộc; những tấm gương tày liếp về tiêu cực thi cử ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang vẫn còn hiện hữu.
“Thói quen dây rớt từ thời “Đồi Ngô” (tiêu cực thi cử tại điểm thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2012 – PV) chắc sẽ hết trong năm nay. Giống như chống dịch COVID-19, cứ khoá chặt biên giới, bảo vệ cộng đồng là dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, kinh tế sẽ dần phục hồi”, ông nói.
Ông cho biết, hằng năm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho thôi học 500-700 sinh viên. Đây là quá trình sàng lọc để siết chuẩn đầu ra. Nếu vào trường không đáp ứng được yêu cầu, sinh viên cũng sẽ bị loại.
Năm 2018, sau 3 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia (không còn tách hai kỳ thi như trước mà chỉ còn 1 kỳ thi với 2 mục đích), tiêu cực thi cử xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang. Rút kinh nghiệm từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã siết chặt khâu chấm thi, như khắc phục kẽ hở phần mềm chấm thi, yêu cầu bật camera 24/24h tại phòng chấm thi và phòng bảo quản bài thi…
Đổi thi quốc gia sang thi tốt nghiệp THPT: Có làm khó gần 1 triệu học sinh?
Năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia sẽ không còn nữa mà đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi chủ yếu là để xét tốt nghiệp, còn các trường đại học được tự quyền lựa chọn xét hay thi.
Video đang HOT
Ngày 22/4, Bộ GD&ĐT đã báo cáo phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 lên Chính phủ. Theo đó, kỳ thi chỉ tập trung vào mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vẫn giữ bắt buộc thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp. Học sinh sẽ được chọn 1 trong 2 môn (Khoa học xã hội hoặc Khoa học tự nhiên) để làm bài. Như vậy, dự kiến chỉ còn tổng cộng 4 môn thi. Đề thi cũng được tiếp tục giảm tải hơn so với đề tham khảo đã công bố.
Bộ GD&ĐT tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ bài thi, tiếp tục tổ chức chấm thi trắc nghiệm trên máy tính.
Địa phương được giao chủ trì công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi tự luận. Về tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quyền tự chủ được quy định trong Luật.
Sau khi thông tin được công bố, nhiều phụ huynh, giáo viên "sững sờ", lo lắng.
Học sinh lo lắng vì phương án thi thay đổi (Ảnh: minh họa)
Liệu có công bằng với các thí sinh khi vào đại học
Chia sẻ với PV Dân trí, phụ huynh Nguyễn Viết Thái ở Cầu Giấy - Hà Nội có con học lớp 12 năm nay buồn bã nói: "Đầu năm, Bộ GD&ĐT tuyên bố vẫn duy trì phương án thi cũ, nay thay đổi đột ngột. Vẫn biết rằng, Covid-19 ảnh hưởng nặng nề về việc học của các con nhưng nếu chỉ để xét tốt nghiệp, thì không cần thi. Nếu có thi, đề dễ thì xét tuyển đại học như thế nào?
"Các cháu đang học theo tư duy đề năm trước, oạch một cái mỗi trường đại học công bố tổ chức thi tuyển một kiểu như thi năng lực, thi rút gọn, thi tự luận... các con lại càng mệt hơn.
Kỳ thi cũ đang giảm chi phí xã hội tiết kiệm, bây giờ đang rất khó khăn lại phải thêm chi phí đi thi cho con. Đề mà không khó, sao phân loại được học sinh vì mục tiêu kỳ thi chỉ xét tốt nghiệp. Đưa ra phương án không sát với thực tế. Tôi nghĩ sẽ có một rừng điểm 10. Tuyển sinh chưa chắc đã chọn được học sinh giỏi vì liệu các địa phương có làm công bằng" - phụ huynh Thái bức xúc nói.
Phụ huynh Nguyễn Thị Hương ở Hà Đông, Hà Nội cho rằng, trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành thế này, Bộ GD&ĐT bỏ kỳ thi quốc gia thay bằng kỳ thi về địa phương chủ yếu để xét tốt nghiệp là quá vội vàng. Học sinh ôn tập miệt mài từ đầu năm theo hướng thi tốt nghiệp và xét đại học, nay thay đổi mục tiêu kỳ thi như vậy sẽ gây xáo trộn lớn.
"Tôi mong muốn Bộ GD&ĐT suy xét lại, năm nay vẫn giữ nguyên kỳ thi quốc gia, một kỳ thi 2 mục đích nhưng giảm bớt môn thi cho các con đỡ khổ. Bên cạnh đó, các trường đại học sẽ xét tuyển thế nào? Lại dự thêm một kỳ thi đại học nữa chăng" - phụ huynh Hương lo lắng nói
Học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh vào đại học
Một học sinh tâm sự trên facebook với thầy giáo Vũ Khắc Ngọc ở Hà Nội: "Em không còn chắc chắn và tin vào bản thân mình trước những gì sắp xảy ra nữa, mọi thứ mơ hồ. Em ôn từ tháng 6 năm trước tới giờ, em cứ nghĩ mình sắp chạm tới giấc mơ rồi, nhưng không. Trường ĐH Kinh tế quốc dân mà thi đánh giá năng lực, có đủ môn Hóa, Sử, Sinh, Địa, Công dân như ĐH QGTP.HCM thì em "chết thật" vì từ đầu năm tới giờ em chỉ học mỗi Toán, Lý, Anh".
Giáo viên Trần Mạnh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội cho rằng, với phương án thi chỉ để xét tốt nghiệp này, dường như Bộ GD&ĐT đang "làm khó" gần 1 triệu học sinh.
Dạy và học trong đại dịch Covid-19 như trong thời chiến, nguồn lực thì cạn kiệt mà thi cử lại mệt mỏi hơn, nhiều giáo viên sẽ "tăng huyết áp", học sinh thì "tăng áp lực" và đề tham khảo của Bộ GD&ĐT sẽ không còn tác dụng.
Giáo viên Trần Mạnh Tùng: "Dường như Bộ GD&ĐT đang "làm khó" gần 1 triệu học sinh"
Thầy Tùng mong muốn, vẫn giữ kỳ thi THPT quốc gia để ổn định cho học sinh, cho toàn hệ thống để đơn giản và tiết kiệm hơn. Từ trước đến nay, mấy ai quan tâm đến thi tốt nghiệp, nhà nhà chỉ quan tâm đến thi đại học.
TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho hay, việc điều chỉnh kỳ thi THPT 2020 theo hướng chỉ xét tốt nghiệp như phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra thực tế không sai với Luật nhưng lại làm khó thí sinh vì đột ngột thay đổi.
Tuy nhiên, điều chỉnh này không chỉ khiến nhiều trường ĐH bị động trong xét tuyển mà sẽ "gây khó" cho học sinh, đặc biệt là dễ tạo ra sự không công bằng với học sinh có học lực khá, giỏi, chăm chỉ học tập từ đầu năm đến nay.
PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân bày tỏ quan điểm: "Hoàn toàn có thể sử dụng được kết quả thi tốt nghiệp này để xét tuyển vào đại học."
Bản chất kỳ thi không thay đổi
Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, hôm nay ngày 22/4, trường sẽ họp Hội đồng tuyển sinh để bàn lại phương án xét tuyển trong năm 2020.
Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng, phương án thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT đưa ra rất ổn định vì nó phù hợp với bối cảnh hiện tại, bản chất kỳ thi không thay đổi so với năm trước vì phương án chưa nói thí sinh phải thi 2 đợt.
Về mặt văn bản, đây là phương án đổi tên từ kỳ thi THPT quốc gia sang kỳ thi tốt nghiệp THPT để cho minh bạch, rõ ràng, đỡ nhầm lẫn là kỳ thi "2 chung" như hiện nay.
Mọi người lo cũng đúng vì nếu thi chỉ để xét tốt nghiệp thì con vào đại học sẽ thế nào? Ví dụ, chỉ ôn thi toán, lý, hóa nay thi xong tốt nghiệp lại lên trường đại học thi nốt 2 môn mà trường yêu cầu để phù hợp với tổ hợp thi hay sao?... Nảy sinh nhiều vấn đề. Do đó, Bộ GD&ĐT cần công bố sớm phương án cụ thể để phụ huynh, thí sinh, giáo viên hiểu rõ về kỳ thi.
Tuy nhiên, mọi người nhận xét là "gây áp lực", "làm khó" thí sinh như vậy là cực đoan, suy diễn vì nghĩ rằng mục tiêu chỉ để xét tốt nghiệp. Nhưng phương án có nói đến việc không hoặc cấm cho các trường đại học xét tuyển bằng kết quả này đâu mà các trường thực hiện quyền tự chủ của mình để xét tuyển.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm tuyển sinh trường ĐH Kinh tế quốc dân, ông Triệu bày tỏ: "Quan điểm cá nhân của tôi, vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được kết quả thi tốt nghiệp này để xét tuyển vào đại học. Vì kết quả điểm thi của thí sinh cùng chung một mặt bằng thì các trường đại học tổ chức thi thêm để làm gì. Thi riêng chỉ trong trường hợp không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vì dịch Covid-19 hoặc mỗi tỉnh một đề khác nhau nhưng đây là vẫn chung đề.
Bên cạnh đó, sau 4 năm kinh nghiệp thi THPT quốc gia vừa qua, sau hàng loạt sự cố gian lận bị phát giác, hàng loạt người tham gia gian lận bị vào tù và hiện vẫn đang điều tra tiếp thì tôi tin kỳ thi này sẽ được làm nghiêm túc hơn, chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm, xử lý nghiêm người đứng đầu ở mỗi tỉnh nếu để xảy ra sai phạm thì tôi tin sẽ có một kỳ thi công bằng, minh bạch".
TS.Trần Khắc Thạc: "Xin hãy cân nhắc thấu tình, đạt lý vì toàn cục dịch bệnh và giáo dục hiện nay"
Tuy nhiên, TS.Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng đào tạo trường ĐH Thủy Lợi lại cho rằng, thi THPTQG hay thi tốt nghiệp THPT thì đều phải tổ chức một kỳ thi và mục đích làm gì đối với mỗi kỳ thi là do chúng ta chứ không phải do luật, luật do các nhà quản lý đề xuất.
Còn chọn phương án nào cho tốt thì phải xem xét đến một số yếu tố cơ bản sau trong bối cảnh giáo dục cũng chịu tác động của đại dịch Covid-19.
Cụ thể phải trả lời được các câu hỏi: Học sinh, người học được gì sau kỳ thi đó; sau đó có phải tham gia các kỳ thi khác hay không? Kết quả kỳ thi đó làm gì? Nếu chỉ để có bằng tốt nghiệp THPT không thôi thì có đáng có một kỳ thi không? Nếu để đánh giá chất lượng của hệ thống GDPT không thôi, có cần thiết không?
"Trong bối cảnh Covid -19 như thế này các em học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng đã rất mệt mỏi thì việc tinh gọn, giảm tải kỳ thi là cực kỳ cần thiết" - TS Thạc nhấn mạnh.
TS Thạc kiến nghị: "Cơ quan quản lý, làm như thế nào, tổ chức ra sao để cùng đạt mục tiêu cho toàn hệ thống giáo dục và đặc biệt là không gây rối loạn về tâm lý, rối loạn về định hướng cho học sinh; không gây rối loạn về cách thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng nghề..., không gây thêm tốn kém cho xã hội, người dân trong bối cảnh cuộc sống đã đang gặp rất nhiều khó khăn do Covid-19 gây nên".
"Xin hãy cân nhắc thấu tình, đạt lý vì toàn cục dịch bệnh, giáo dục hiện nay" - TS Thạc tha thiết.
Hồng Hạnh
"Bật mí" ôn thi trong giai đoạn nước rút Lịch sử là môn học đòi hỏi tư duy cao, nên học sinh cần chăm chỉ và có phương pháp học tập phù hợp, nhằm đạt kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Giờ học môn Lịch sử của học sinh Trường THPT Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ảnh: NVCC Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Giáo dục &...