Thi tốt nghiệp THPT 2020: Giáo viên, học sinh ôn tập “nước rút”
Các nhà trường đang tăng tốc, ôn tập “nước rút”, chuẩn bị kỳ thi THPT 2020 vào đầu tháng 8 tới.
Chia nhỏ nhóm để ôn tập
Chỉ còn vài tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức. Bên cạnh công tác đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, các trường cũng lên kế hoạch cùng học sinh cuối cấp ôn tập “nước rút”.
Một số trường cho biết, việc ôn tập dựa trên chương trình tinh giản, rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình học, đảm bảo có thể kịp kết thúc đúng thời gian năm học điều chỉnh nhưng vẫn đầy đủ kiến thức ôn tập dự thi tốt nghiệp THPT 2020.
Ngoài học trực tiếp, học trực tuyến, nhiều đơn vị chủ động cùng các thầy cô thực hiện livestream, video dạy học, đăng tải trên các kênh thông tin chính thức của trường, giúp học sinh cuối cấp ôn tập.
Một số trường ở nông thôn, miền núi, nơi học sinh khó tiếp cận Internet còn gấp rút tổ chức các nhóm ôn tập nhỏ 3-5 học sinh để ôn thi, hoặc cử các thầy cô giáo trực tiếp đến tận nhà học sinh dạy học, hướng dẫn việc học.
Một số trường ở nông thôn, miền núi, nhà trường tổ chức các nhóm ôn tập nhỏ 3-5 học sinh để ôn thi. (Ảnh: Mỹ Hà)
Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh yêu cầu mỗi trường THPT công lập biên soạn 9 đề thi tốt nghiệp THPT (mỗi môn thi biên soạn 1 đề). Sau đó, Sở tổng hợp, gửi cho các trường tham khảo, làm tài liệu dạy và hướng dẫn ôn tập cho học sinh lớp 12.
Sở cũng yêu cầu các trường làm tốt công tác hướng dẫn ôn thi, làm quen cấu trúc đề, đăng ký các môn thi tổ hợp phù hợp, cho đến các kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm.
Theo cô Lê Thị Tuyết Nga, giáo viên Trường THPT Phong Châu (Phú Thọ), thời điểm này cả cô và trò đều rất nỗ lực để rà soát, ôn tập lại một lượt kiến thức từ đầu SGK để học sinh không bỏ sót bất kỳ nội dung nào.
Ngoài học trên lớp, học sinh ở Phú Thọ vẫn được khuyến khích học trực tuyến từ clip tuyển chọn của giáo viên xuất sắc nhiều địa phương.
Ngoài ra, sau khi có đề minh họa lần 2 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên các trường THPT bám sát đề minh họa để xây dựng các bộ đề với cấu trúc, độ khó tương tự.
Sau đó, đề được tập hợp về Sở để giáo viên cốt cán đánh giá và gửi về các trường làm dữ liệu cho học sinh tập dượt hoặc giáo viên kiểm tra.
Một giáo viên tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng cho biết, thời điểm này, ngoài học và ôn tập trên lớp, thầy vẫn hướng dẫn học sinh học thêm các chương trình dạy học trực tuyến để nâng cao kiến thức. Những bài học sinh không hiểu sẽ được giáo viên chỉ dẫn.
Tránh sa đà, dàn trải không cần thiết
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, học sinh ở đây không gặp khó khăn do địa phương triển khai việc dạy/học trực tuyến từ rất sớm.
Khi có đề minh họa, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên các trường nhanh chóng tái cấu trúc lại chương trình theo chương trình tinh giản của Bộ để học sinh bám vào đó học và ôn tập. Tránh việc các em sa đà vào những nội dung không cần thiết hoặc bỏ sót nội dung.
Ngoài ra, học sinh ở các trường được chỉ đạo ôn tập theo từng chủ đề để vừa nắm kiến thức cơ bản vừa đào sâu từng nội dung nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi tới.
Thí sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản vì những câu hỏi thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ lớn của tổng số câu hỏi trong bài thi.
Lưu ý về việc ôn tập cho học sinh thế nào, trước đó, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, để đạt được những kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp tới, trước hết, thí sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản, vì những câu hỏi thuộc nhóm kiến thức cơ bản sẽ chiếm tỉ lệ lớn của tổng số câu hỏi trong bài thi.
Khi làm bài, các em nên làm tuần tự từ trên xuống, vì độ khó của nhóm các câu hỏi sẽ tăng dần. Việc hoàn thành các câu hỏi cơ bản sẽ khiến các em có tâm lý tự tin, hứng khởi hơn.
Nếu các em sa đà vào những câu hỏi khó, sẽ dễ rơi vào hoang mang, lo lắng, mất kiểm soát về thời gian làm bài thi.
Ông Hồng cũng lưu ý đội ngũ giáo viên, cần phân tích định dạng và cấu trúc đề thi chính thức, đề tham khảo.
Do đặc điểm năm nay dịch Covid-19 kéo dài, đề thi tham khảo theo chương trình đã tinh giản. Đây là nguồn học liệu cơ bản để các em lấy làm căn cứ ôn tập.
Một số chuyên gia giáo dục lưu ý, nhìn trên bộ đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2020 cho thấy, đề “khoanh vùng” kiến thức đã tinh giản.
Trong đó, kiến thức lớp lớp 12 chiếm khoảng 90%. Khoảng 10% còn lại tập trung vào phần kiến thức lớp 11. Các câu khó của đề thi, tập trung phần lớn vào kiến thức của học kì 1 năm lớp 12.
Còn kiến thức của học kì 2 được kiểm tra khá nhẹ nhàng và cơ bản. Một số nội dung đã được lược bỏ và tinh giản nên các em cần nắm rõ khi ôn tập, tránh dàn trải không cần thiết.
Ôn tập thi tốt nghiệp THPT: Lý thuyết và quy luật phản ứng trong hóa hữu cơ
Trong đề thi tốt nghiệp THPT các bài tập lý thuyết chiếm 60% khối lượng kiến thức trong chương trình học. Do vậy việc hệ thống lý thuyết đối với học sinh là rất cần thiết cho việc ôn tập.
Dưới đây là bài giảng của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải về: "Lý thuyết và quy luật phản ứng trong hóa hữu cơ"
Giảng viên Thu Cúc cho biết, bài giảng đã giúp các em học sinh tóm tắt lại những phần lý thuyết quan trọng trong phần hóa hữu cơ và được trình bày ở dạng sơ đồ khối, giúp các em học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận biết, so sánh giữa các chất một cách thuận lợi.
Kiến thức tập trung vào các phản ứng quan trọng để các em có thể làm được các bài tập ở mức độ hiểu, nhận biết và từ đó làm được các bài tập ở mức độ cao hơn.
Đối với từng phản ứng của hợp chất hữu cơ với các chất được phân loại rõ ràng, chi tiết và kèm theo các bài tập áp dụng để học sinh vận dụng được một cách thành thục và dễ dàng.
"Kiến thức trong bài giảng tập trung vào nội dung kiến thức của chương trình lớp 12 sẽ giúp các em ôn tập một cách trọng tâm, phù hợp với cấu trúc đề thi. Đây sẽ là tiền đề để các em có thể giải quyết bài toán phức tạp hơn khi đi thi" - giảng viên Cúc chia sẻ.
Ôn tập môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Lý thuyết và quy luật phản ứng trong hóa hữu cơ
Lưu ý ôn tập môn Lịch sử với nguyên tắc 5 điều nên và không nên Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM đã có những lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Lịch sử chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Thầy Nguyễn Viết Đăng Du giảng dạy trong một chuyên đề Lịch sử Các em nên Học có kế hoạch: Chương...