Thi tốt nghiệp: Bộ ‘buông’ là trường và sở nhận lời
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2016, với những gì đã đạt được, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ GD&ĐT nên giao quyền tự chủ cho các địa phương, để trường xét tuyển đại học.
Theo PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ GD&ĐT nên giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương.
“Các địa phương nên xét tốt nghiệp thông qua kỳ thi cuối năm tại các trường do Sở GD&ĐT tổ chức. Như thế sẽ nhẹ nhàng, không căng thẳng cho thí sinh. Còn đề thi, Cục Khảo thí có thể xây dựng một ngân hàng đề và các Sở GD&ĐT có thể rút tại đó” – ông Lập nêu ý kiến.
Thi tốt nghiệp THPT: Nên trả về cho địa phương
Đồng quan điểm này, TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH FPT cũng khẳng định, thi tốt nghiệp THPT nên giao cho các Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm.
“Kỳ thi tốt nghiệp này cũng không cần phải tổ chức thi chung cả nước căng thẳng như thời kỳ 3 chung trước đây” – TS Đàm Quang Minh cho biết.
Với góc độ ý kiến cá nhân, ông Lương Văn Việt, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương nói: “Đây là kỳ thi đánh giá kiến thức phổ thông của học sinh sau khi kết thúc 12 năm học. Tôi cho rằng, Sở GD&ĐT hoàn toàn có thể tổ chức tốt”.
Một chuyên gia giáo dục cũng nhận định, để các Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là chuẩn nhất. “Kỳ thi tốt nghiệp THPT không mang tính chất phân loại, không có tính cạnh tranh, không phải để ai đỗ, trượt mà chỉ đơn giản để đánh giá mặt bằng kiến thức của học sinh nên giao cho địa phương để không gây áp lực và căng thẳng cho thí sinh.
Qua hai năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, các Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm chủ trì cụm thi địa phương và họ đã làm rất tốt. Tôi nghĩ, không có gì băn khoăn nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về các Sở GD&ĐT” – vị chuyên gia bày tỏ quan điểm.
Thí sinh xem lại bài sau giờ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Việt Hùng.
Video đang HOT
Đại học: Bộ cứ “buông” là các trường lo được hết
Về tự chủ của các trường ĐH, theo TS Đàm Quang Minh, đa số các trường sẽ xét tuyển. Chỉ một số trường top trên tổ chức thi tuyển.
“Các trường ĐH chỉ cần đánh giá “đầu ra chuẩn”. ĐH hiện nay chất lượng kém do không ai để ý đến quá trình đánh giá chuẩn đầu ra mà chỉ nhăm nhăm chuyện đầu vào, còn đầu ra thì thế nào cũng được” – ông Minh nói. Cũng theo ông Minh, Bộ GD&ĐT cứ “buông” là các trường lo được hết
Còn theo PGS Lê Hữu Lập, tự chủ không có nghĩa các trường làm hết. “Nếu có 500 trường ĐH, mỗi trường tổ chức một kỳ thi thì xã hội sẽ loạn. Còn để các trường tự lập nhóm sẽ lung tung ngay. Bao nhiêu nhóm cho đủ?” – ông Lập băn khoăn.
Do đó, PGS Lê Hữu Lập đưa ra giải pháp là nên thành lập một trung tâm khảo thí độc lập. Trung tâm này sẽ giúp các trường ĐH tổ chức thi cho thí sinh. Trường nào thích thì lấy kết quả từ trung tâm, còn không thích thì xét học bạ.
“Chúng ta có 1 nhóm cho cả nước hơn, hay 5 chục nhóm cho cả nước hơn? Thi để lấy chuẩn, còn xét thế nào, xét lúc nào là do các trường, đó là tự chủ” – ông Lập nói.
Cũng theo ông Lập, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước, không nên sa đà vào việc tổ chức thi cử. Bộ phải đưa ra chủ trương, chính sách và thanh tra, giám sát, đảm bảo cho sự phát triển giáo dục và sự công bằng xã hội về lĩnh vực giáo dục.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục khác cho rằng, hiện nay, Việt Nam chưa thể có trung tâm khảo thí như một số nước phát triển. Năm tới, với việc tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ có thể có giải pháp nào đó để kỳ thi tuyển sinh này diễn ra nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian của thí sinh.
“Nếu Bộ GD&ĐT tổ chức được những bài thi giống như kiểu bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội thì tốt. Thí sinh chỉ cần hoàn thành bài thi trong một buổi thi. Còn các trường ĐH, dựa vào yêu cầu của mình có thể lựa chọn thí sinh theo năng lực của bài thi được đánh giá” – vị chuyên gia cho hay.
Trao đổi về vấn đề này, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng, vấn đề giao quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, các trường ĐH tự chủ xét tuyển sinh đã được nêu ra từ lâu. Bộ GD&ĐT cũng bắt đầu có những động thái đi theo hướng này.
“Chúng ta chờ xem thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện như thế nào nữa thôi” – GS Đào Trọng Thi nói.
Trước đó, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2016, Bộ sẽ tổ chức lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ, các sở GD&ĐT, các chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
“Chủ trương của Bộ GD&ĐT vẫn là giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các trường ĐH, CĐ và các địa phương” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
Ngã gãy chân, nữ sinh nén đau thi xong mới đến bệnh viện
Bị tai nạn ngã gãy chân trước cổng trường khi đến điểm thi, một thí sinh ở Nghệ An vẫn chịu đau làm bài thi xong rồi mới đi bệnh viện để bó bột.
Đó là thí sinh Ngô Thị Quỳnh Huyền, học sinh lớp 12A2, trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc Nghệ An. Nữ sinh này tham gia thi tại điểm thi Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An cơ sở 2 thuộc cụm thi Vinh.
Sáng 1/7, Quỳnh Huyền cùng mẹ đi xe máy từ nhà ở thị xã Cửa Lò đến điểm thi Trường Cao đăng Sư phạm Nghệ An (xã Hưng Lộc, TP Vinh). Khi vừa đến cổng trường, bất ngờ hai mẹ con bị ngã xe khiến Huyền bị gãy bàn chân, chân tay, mặt xây xát.
Nén đau, nữ sinh này được các sinh viên tình nguyện cõng vào phòng thi để làm bài. Xong buổi thi môn Toán, Quỳnh Huyền mới nói với mẹ và đến bệnh viện bó bột.
Mẹ của nữ sinh này cho biết khi bị tai nạn, bà không hề biết con mình bị gãy bàn chân. Sau khi đến bệnh viện khám bà mới biết con mình bị. Cũng may Huyền đã nén đau, làm bài tốt.
Thí sinh Huyền bị ngã gãy bàn chân được tình nguyện viên cõng vào phòng thi. Ảnh: N.A.
"Sáng nay tôi không dám dùng xe máy đưa con đi thi nữa mà bắt taxi rồi hai mẹ con cùng đi. Buổi trưa mẹ con thuê khách sạn nghỉ ngơi để chiều nay thi tiếp. Tôi thấy thương con bao nhiêu thì phục nghị lực của cháu nó bấy nhiêu", mẹ của Huyền tự hào nói và cho biết trong suốt 12 năm học, Huyền luôn là học sinh chăm ngoan, học khá, đặc biệt là các môn tự nhiên.
Mấy buổi thi vừa rồi, các bạn sinh viên tình nguyện trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An thay phiên nhau cõng Quỳnh Huyền vào phòng thi, hết giờ lại cõng ra.
Tình nguyện viên tên Hiền chia sẻ: "Em thấy nữ sinh này một thí sinh rất có nghị lực và quyết tâm, nên đội tình nguyện ai cũng muốn giúp đỡ, đặc biệt là trong kỳ thi quan trọng này".
Không kêu đau và làm bài thi khá tốt, nhưng khi được cõng ra Huyền không kìm nổi cảm xúc, gương mặt như muốn khóc.
Trước đó Huyền bị ngã gãy bàn chân. Ảnh: N.A.
"Em thực sự rất xúc động trước sự giúp đỡ của các anh chị tình nguyện viên cũng như tình cảm, sự quan tâm của mọi người", Ngô Thị Quỳnh Huyền tâm sự.
Nữ sinh này cũng cho biết, mình học khối A nên các môn tự nhiên rất quan trọng, vì thế Huyền lại càng phải cố gắng không để bỏ lỡ.
"Lúc bị ngã, em chưa thấy đau, có lẽ bất ngờ quá, lúc đó em chỉ nghĩ phải vào phòng thi ngay kẻo không kịp giờ. Vào phòng thi rồi mới thấy đau, và vẫn bị chảy máu ở vết thương, nhưng em cố chịu và quên đi để làm cho xong bài".
Hoàn thành 3 buổi thi đầu tiên, Huyền làm bài khá tốt. Được biết, mong muốn của Ngô Thị Quỳnh Huyền là thi vào trường Học viện Tài chính hoặc Ngân hàng.
Theo mẹ của Huyền, các bác sĩ cho biết ngoài bị gãy bàn chân, Huyền chỉ bị xây xước phần mềm. Sau khi sát trùng, nẹp cố định xương chân, bác sĩ cho nữ sinh này đi thi tiếp các môn thi còn lại, sau đó sẽ tiếp tục điều trị.
Theo Zing
Ông cụ tặng hoa cháu gái ở cổng trường đại học Kết thúc giờ làm bài môn ngoại ngữ chiều 1/7, ông Phạm Minh Đức nhặt những bông hoa của công nhân cắt tỉa bỏ đi, đem tặng cháu mình tại cổng trường ĐH Thủy Lợi (Hà Nội). Ông Phạm Minh Đức (73 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội), trong lúc chờ đợi cháu mình làm bài thi, đã nhặt những bông hoa...