Thi thử: Lợi và hại
Nhiều học sinh chủ động đăng ký tham gia thi thử vì cảm thấy cần thiết; tuy nhiên, không ít nhà quản lý lại băn khoăn hậu quả tâm lý mà kỳ thi này gây ra.
Thi thử quy mô lớn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một số địa phương chủ trương tổ chức thi thử có quy mô. Có thể kể đến Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Bình Dương…
Sở GD&ĐT Bắc Giang lựa chọn thi thử tốt nghiệp THPT và đã có hẳn một văn bản hướng dẫn rất chi tiết cho việc này. Lý do đưa ra là năm nay thi tốt nghiệp THPT có nhiều điểm mới và đây là cách làm quen, tập dượt.
Sở này cũng cho biết sẽ thông qua thi thử để đánh giá đúng trình độ của học sinh, từ đó điều chỉnh việc dạy học, ôn tập cho giáo viên và học sinh.
Đây cũng sẽ là cơ sở để các nhà trường rút ra kinh nghiệm nhằm điều chỉnh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức coi thi, chất lượng dạy và học, đề xuất các giải pháp, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện với Sở GD&ĐT.
Bình Dương, Bình Phước, Ninh Bình thì chọn tổ chức thi thử ĐH quy mô toàn tỉnh. Tất nhiên, học sinh sẽ đăng ký theo tinh thần tự nguyện.
Theo đó, Bình Dương chỉ tổ chức thi thử hai khối A và B. Ninh Bình lại chọn 5 khối để thi thử gồm A, A1, B, C, D.
Cách tổ chức thi tại Ninh Bình khá bài bản, Sở GD&ĐT tổ chức ra đề chung ở tất cả các môn; có Hội đồng ra đề do Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập.
Thậm chí, Sở GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc sao in đề thi, việc bảo mật đề thi và quy trình tổ chức coi thi, chấm thi tại các hội đồng thi thử.
Bình Phước chọn cách làm hơi khác, đó là tổ chức thi thử ĐH qua Internet cho học sinh lớp 12. Các môn tổ chức thi thử là những môn trắc nghiệm gồm Vật lý, Sinh học, Hóa học và Tiếng Anh.
Video đang HOT
Bên cạnh những cuộc thi quy mô như trên, nhiều trường THPT trên cả nước cũng tự tổ chức thi thử ở cấp trường và cách làm cố gắng bài bản nhất có thể để thực sự giúp cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh được trải nghiệm như thật…
Học sinh khá giỏi muốn được cọ xát
Thông tin từ nhiều giáo viên, thường học sinh đăng ký thi thử phần nhiều học lực khá trở lên. Những học sinh trung bình, yếu lại không mấy thiết tha với kỳ thi này.
Nguyễn Thị Hoàng Anh học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết trường mình có tổ chức thi thử cả tốt nghiệp THPT và ĐH cho học sinh khối 12.
Trải nghiệm từ bản thân, Hoàng Anh cho hay, mỗi lần thi thử là một lần em được cọ xát, được rèn luyện tâm lý, đồng thời phần nào đánh giá được trình độ nắm kiến thức và khả năng làm bài của bản thân.
Tham gia thi thử cũng giúp Hoàng Anh rút ra nhiều kinh nghiệm khi ở trong phòng thi, từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp luyện thi để dạt kết quả cao.
“Bố mẹ em cũng rất đồng tình với việc em tham gia thi thử và khuyên em cần tham gia nhiều kỳ thi hơn nữa để trau dồi kiến thức” – Hoàng Anh nói.
Đặc biệt, với thi thử môn Lịch sử, Hoàng Anh tâm sự, qua mỗi lần thi thử, em thấy rõ ràng mình nắm vững kiến thức hơn, ghi nhớ chính xác hơn các sự kiện và con số; dần dần làm quen với các dạng câu hỏi, các dạng đề, đặc biệt là đề mở để từ đó chủ động sử dụng kiến thứ trong mọi dạng đề…
Lê Đức Tương Kỳ – Học sinh lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Du (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng cho biết, trường em thường tổ chức cho học sinh thi thử mỗi năm hai đợt, vào giữa tháng Ba và tháng Năm. Học sinh sẽ làm đề chung với Trường THPT Vũng Tàu
Theo Kỳ, vì tính chất thời điểm, nên những kì thì thử vào tháng Ba ít học sinh tham gia hơn, chỉ khoảng nửa học sinh khối 12. Tuy nhiên, đợt thi vào tháng Năm thu hút hầu hết tất cả học sinh tham gia, trừ những bạn không có nguyện vọng học ĐH.
Đã trải qua một vòng thi thử, Kỳ nhận định việc thi thử rất tốt cho bản thân, giúp em kiểm tra lại tổng hợp kiến thức, khả năng và điểm còn thiếu sót để kịp thời ôn tập. Đồng thời, làm quen với sự nghiêm túc và không khí phòng thi.
“Đây cũng là phương pháp học rất hiệu quả. Nếu như kì thi hồi tháng 3 giúp em biết được khả năng mình ra sao để chọn trường cho thích hợp thì kì thi tới sẽ giúp em rất nhiều trong việc tổng duyệt lại quá trình học hành ôn luyện” – Kỳ tâm sự.
Không cẩn trọng sẽ lợi bất cập hại
Việc có nên tổ chức thi thử hay không vẫn có những ý kiến rất mâu thuẫn. Tuy nhiên, cũng chính vì cả hai kỳ thi quốc gia năm nay có nhiều điểm mới nên một số nhà quản lý giáo dục cho rằng, không tổ chức thi thử cẩn trọng sẽ dẫn đến hệ lụy.
Ông Lý Đại Hồng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long – thể hiện quan điểm không khuyến khích thi thử. Điều mà vị Phó giám đốc Sở này lo lắng là năng lực ra đề của các trường, đặc biệt là với môn có cấu trúc mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Ngoài lý do này, ông Hồng cho rằng, việc thi thử sẽ để lại dấu ấn, có thể khiến những học sinh làm bài tốt sinh tâm lý chủ quan; làm bài yếu có thể dẫn đến mất niềm tin.
Theo ông Hồng, quan trọng nhất là ra được đề thi theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, nhưng làm được điều đó quả thực khó khăn nên việc đánh giá cũng chưa thực sự đúng, chính xác.
“Sở GD&ĐT Vĩnh Long không chủ trương thi thử và bấy lâu nay cũng không thực hiện việc này. Tuy nhiên, các trường có thể tổ chức, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng nào đó.
Còn việc ôn tập nên theo từng giai đoạn, từng đợt, qua đó nắm được tình hình để uốn nắn, hướng dẫn học sinh học tốt hơn” – Ông Hồng bày tỏ quan điểm.
Theo GDTĐ
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới
Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới.
Đề thi môn Ngữ văn:
Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Sở này cũng đưa ra hướng gợi ý ra đề. Theo đó, phần đọc hiểu văn bản (3 điểm). Các câu hỏi tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính của văn bản; các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;
Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Khi xây dựng bộ câu hỏi, hạn chế câu hỏi nhận biết, tăng cường câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thôn gtin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đã học; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Điểm đáng lưu ý là ở phần này, có thể chọn một văn bản văn học không có trong chương trình, sách giáo khoa nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học.
Phần II (7 điểm) gồm 2 câu hỏi. Câu 1 (3 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội; câu 2 (4 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ, văn xuôi hoặc kịch.
Để thi phần II được yêu cầu vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vẫn đề theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh; chú ý đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề.
Đề thi môn tiếng Anh
Với đề thi môn tiếng Anh, Sở GD&ĐT gợi ý các trường làm đề thi cấu trúc 2 phần, số lượng 30 câu với tổng điểm từ 7 đến 7,5 điểm.
Nội dung chính gồm: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai, điền từ cho sẵn vào đoạn văn và đọc hiểu.
Phần biết và tự luận gồm viết lại câu (4 câu, 1 điểm) và viết đoạn văn tối đa khoảng 100 - 120 từ về một trong các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh. Phần này chiếm 1,5 điểm.
Đề tự luyện, Sở yêu cầu các trường gửi về phải có hướng dẫn chấm cả 2 môn Văn và tiếng Anh. Sở GD&ĐT sẽ biên tập lại các đề do trường gửi đến và gửi lại cho giáo viên của trường tham khảo, sử dụng ôn tập cho học sinh.
Theo GDTĐ
TP HCM tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới Sở GD&ĐT TP HCM đang chuẩn bị kế hoạch nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) trong năm học 2014 - 2015. Phục vụ cho công việc này, Sở GD&ĐT TP HCM đề nghị các trường tiểu học thưc hiện việc đăng ký các trường tiểu học nhân rộng toàn phần (đối với 5 huyện ngoại thành) và nhân rộng từng phần...