Thi thử – Con dao hai lưỡi
Mặc dù còn hơn 2 tháng nữa mới diễn ra kỳ thi ĐH, CĐ năm nay, nhưng đến thời điểm hiện tại, dịch vụ thi thử đại học, tốt nghiệp THPT đã khá sôi động. Tuy vậy, điều khiến các em học sinh quan tâm nhất chính là chất lượng của những kỳ thi này đến đâu và do ai kiểm soát.
Kết quả của việc thi thử sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý học sinh
Kẻ khen, người chê
Với nhu cầu được thử sức, tập dượt trước kỳ thi cuối cùng, nhiều học sinh đã đăng ký tham gia thi thử ĐH và tốt nghiệp THPT. Do đó, tại khu vực quanh các trường đại học như Bách Khoa, Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội… các trung tâm luyện thi đã tung ra nhiều chiêu quảng cáo thi thử khá “độc”: “Vừa được thi vừa được tiền”, “Phần thưởng xứng đáng cho 3 người đạt điểm cao nhất”…
Tại một trung tâm luyện thi trên phố Tạ Quang Bửu, chúng tôi gặp em Nguyễn Lê Thanh – học sinh lớp 12 ở quận Ba Đình, Hà Nội. Kể lại sự thất bại của mình trong kỳ thi thử ĐH tháng trước, Thanh cho biết, trước khi thi, em rất tự tin với vốn kiến thức của mình do hầu hết các loại bài tập đã ôn rất kỹ. Tuy vậy, đến hôm thi thử, dù đề ra không khó nhưng Thanh chỉ đạt 12 điểm/3 môn. Trong khi đó, nhiều bạn cùng lớp dù học kém hơn nhưng điểm số lại khá cao. Về nguyên nhân dẫn đến điểm số này, Thanh cho biết, đề thi thử không rõ ràng, nhiều câu hỏi mang tính chất đánh đố, phòng thi thì lộn xộn nên thí sinh không tập trung được. “Ngồi trong phòng thi mà thí sinh trao đổi bài ầm ĩ và sử dụng tài liệu tự do. Từ hôm biết kết quả thi em rất hoang mang, chẳng còn hứng thú ôn tập. Cô bạn cùng lớp em lực học chỉ trung bình nhưng điểm thi lại cao chót vót nên tỏ ra rất tự tin, học tập lơ là hẳn” – Thanh chia sẻ.
Trái ngược với tâm trạng trên, không ít học sinh lại tỏ ra khá hào hứng với các kỳ thi thử, đặc biệt là các kỳ thi do các trường THPT tự tổ chức. Em Vũ Ngọc Dũng học sinh năm cuối cấp ở quận Cầu Giấy tiết lộ, để chuẩn bị cho kỳ thi ĐH sắp tới, Dũng đã trải qua 2 lần thi thử. Lần thi đầu tiên, Dũng chỉ đạt 14 điểm/3 môn thi, song trong lần thi sau, điểm số này đã được nâng lên 19 điểm. Theo Dũng, sở dĩ có kết quả như vậy là do em có kinh nghiệm từ lần thi trước nên đã kịp thời bổ sung phần kiến thức bị “hổng”. Bên cạnh đó, trong lần thi thứ 2, tinh thần làm bài của Dũng cũng khá hơn, không bị run như lần trước. “Qua 2 lần thi thử, em được làm quen với các dạng đề thi cơ bản, được “sống” trong không khí thi cử như thật bởi các thầy cô coi thi rất nghiêm túc. Hơn nữa, em còn được trả bài thi, biết chỗ nào sai để kịp thời sửa chữa. Vì vậy em tin khả năng đỗ trong kỳ thi ĐH sắp tới của mình là 90%” – Dũng quả quyết.
Không chỉ tổ chức thi thử ĐH mà nhiều trường THPT, trung tâm luyện thi còn tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT. Ngoài số học sinh ở Hà Nội, nhiều em khác ở các tỉnh lân cận cũng khăn gói lên Thủ đô tham dự các kỳ thi thử. Theo đánh giá của các sỹ tử, chất lượng thi thử ở các trường THPT thường cao hơn các trung tâm. Có nhiều trung tâm dù tổ chức cho học sinh thi thử nhưng việc coi và chấm thi lại thiếu nghiêm túc nên khiến thí sinh mất thời gian, ảnh hưởng đến việc ôn tập.
Chỉ nên thi thử ở những điểm có uy tín
Có một thực tế đáng buồn là hiện có một số trung tâm không chỉ tổ chức trông thi thiếu nghiêm túc mà còn thuê sinh viên hoặc những người không đủ trình độ để chấm bài thi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá kết quả bài làm của thí sinh thiếu chính xác, làm cho thí sinh không biết được lực học của mình ở mức nào. Ngoài ra, tình trạng nơi ra đề dễ, nơi quá khó, thậm chí ra đề sai xảy ra khá phổ biến cũng khiến nhiều học sinh hoang mang, mất tinh thần.
Điều đáng nói, trong khi việc tổ chức thi thử ngày càng trở nên phổ biến thì hiện vẫn không có một cơ quan chuyên trách nào chịu trách nhiệm thẩm định chất lượng đề thi, chủ yếu vẫn do các trung tâm tự soạn thảo. Trong khi đó, kết quả của việc thi thử sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý học sinh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thi cử.
Video đang HOT
PGS. Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường PTDL Lương Thế Vinh – người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tổ chức cho học sinh thi thử ĐH và tốt nghiệp THPT cho rằng, với các em cuối cấp, việc tham gia thi thử chẳng khác nào các cầu thủ phải tập luyện trước các trận đấu nên điều này là rất cần thiết. Nó giúp cho các em rèn luyện cho mình tâm lý thi cử vững vàng, rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc bố trí thời gian làm bài. Thông thường điểm số của học sinh trong các kỳ thi thử do trường tổ chức thường thấp hơn kỳ thi thật và lần thi thử sau điểm sẽ cao hơn lần trước. Điều này chứng tỏ rằng nếu tổ chức thi thử một cách nghiêm túc ngay từ khâu ra đề đến việc coi thi, chấm thi và trả bài thi sẽ mang lại những kết quả rõ rệt: Học sinh sẽ biết mình đang bị yếu ở đâu, cần bổ sung kiến thức gì và cách tổ chức làm bài hợp lý.
Tuy vậy, việc thi thử không những không có tác dụng thậm chí còn gây hại cho học sinh khi nó được tổ chức một cách sơ sài với mục đích thu phí là chính. Điều này đã xảy ra ở không ít trung tâm luyện thi: Học sinh đến ghi tên nộp tiền, giám thị coi thi ngồi ngủ gật, kết quả thi không chính xác, thí sinh không biết mình đúng sai chỗ nào nên rất hoang mang. Ngoài ra, học sinh cũng cần cân nhắc với việc thi thử online bởi nếu thi theo hình thức này, thí sinh làm bài không bị giới hạn về thời gian, có thể sử dụng tài liệu tham khảo và không được hòa mình vào không khí giống như trong phòng thi thật nên kết quả nhận được thường thiếu chính xác. “Do đề thi thường dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa, không năm nào giống năm nào nên các em không nên học tủ. Và để có kết quả tốt trong các kỳ thi, điều quan trọng nhất là học sinh cần học và nắm vững kiến thức cơ bản một cách có hệ thống” – PGS. Văn Như Cương đưa ra lời khuyên.
Rõ ràng, việc thi thử đại học, tốt nghiệp THPT nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ là cơ hội tốt cho mỗi thí sinh chuẩn bị về mọi mặt trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Tuy nhiên, để biết được chính xác lực học của mình đến đâu, các em học sinh chỉ nên tham gia thi thử tại các địa điểm có uy tín đồng thời nên dành phần lớn thời gian để ôn luyện, củng cố kiến thức.
Theo ANTD
Ai mà không yêu Sử?
Ai mà không yêu Sử, có điều đó là môn mà phải học thuộc bài, nên khi được thông tin thi tốt nghiệp không có môn Sử thì chúng em ai cũng vui mừng vì đỡ một gánh nặng... - đó là trần tình trên Facebook của học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TPHCM).
Học sinh sợ thi Sử hơn thi Địa
Theo đánh giá của nhiều thầy cô, việc học sinh vui mừng khi biết thi môn Địa mà không thi Sử ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 là điều dễ hiểu. Dù sao học ôn tập môn Địa cũng dễ dàng hơn môn Sử. Bên cạnh đó lại có bản đồ Atlat Việt Nam làm "phao" cứu sinh nên học sinh không sợ bị điểm quá thấp.
"Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ "nhàn" hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu" - cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) lý giải.
Tại trang Facebook của Trường THPT Nguyễn Hiền, nhiều em học sinh đồng loạt lên tiếng cho rằng dư luận đang đẩy sự việc theo hướng không đúng sự thật.
"Ai mà không yêu Sử, có điều đó là môn mà phải học bài, nên khi được thông tin thi tốt nghiệp không có môn Sử thì ai cũng vui mừng, mừng đó không phải mừng vì môn mình ghét không có, mà mừng vì đỡ một gánh nặng. Chúng em quá khích nên chúng em làm vậy, để chúng em hào hứng hơn trong mùa thi, chứ không phải chúng em ghét bỏ gì môn Sử, chúng em yêu Sử Việt. Lớp 12 rồi, năm cuối cấp 3 rồi, sắp là sinh viên rồi, chúng em đã biêt suy nghĩ rồi, chứ không hô đô như mây báo nói đâu. Thử hỏi nêu xé đề cương rồi thì làm sao chúng em thi học kì II đây?" - đó là lời trần tình trên Facebook của học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé tài liệu ôn tập môn Lịch sử thả xuống sân trường. (Ảnh chụp từ clip)
Trao đổi với PV Dân trí xung quanh vụ học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé tài liệu ôn tập môn Sử, PGS Văn Như Cương cho rằng, không nên quá nặng nề với hiện tượng này bởi nó chỉ là cá biệt và trong đó có cả sự bốc đồng của tuổi trẻ.
PGS Văn Như Cương phân tích: Thực trạng của việc dạy và học môn Sử trong trường phổ thông, chúng ta đã bàn và phân tích nhiều. Bản thân Bộ GD-ĐT và các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận những bất cập về việc giảng dạy môn Lịch sử trong trường phổ thông và đang nỗ lực để "cải tiến" trong chương trình sách giáo khoa mới. Chính vì thế sự việc ở Trường THPT Nguyễn Hiền không phải là điều gì đó mới để khiến chúng ta phải nhận định thêm về môn Lịch sử bất cập.
"Qua báo chí tôi được biết, chỉ có một số bộ phận nhỏ học sinh xé tài liệu ôn tập môn Lịch sử khi biết môn này không thi tốt nghiệp còn phần lớn các em khác ủng hộ bằng việc xé giấy trắng. Điều này cho thấy đó chỉ là sự bốc đồng và các em cũng chưa lường hết được hậu quả của nó. Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vấn đề này một cách nhẹ nhàng, không nên phức tạp quá bởi các em học sinh này sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và cần ổn định tâm lý ôn tập để có kết quả thi tốt" - GS Văn Như Cương chia sẻ.
Những điều trăn trở phía sau
Qua sự việc của Trường THPT Nguyễn Hiền cho thấy một thực tế, ở giáo dục phổ thông hiện nay, tình trạng học tủ, học lệch và học không đồng đều, đặc biệt là các môn xã hội còn khá phổ biến. Việc hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cô Trần Thị Kim Oanh - Tổ trưởng, nhóm trưởng Lịch sử Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ: "Hầu như khi các em theo học lớp chuyên Sử đều có lòng đam mê chính vì thế việc học rất thú vị. Còn đối với những em không học chuyên thì có hiện tượng coi môn Sử là môn phụ, bản thân các bậc phụ huynh cũng có tư duy như vậy, đây mới là mấu chốt của vấn đề".
Cũng theo cô Oanh, ngoài vấn đề chương trình sách giáo khoa còn nặng nề, hàn lâm thì việc các ngành khoa học xã hội chưa được quan tâm đúng mức cũng có tác động lớn đến việc học tập của học sinh phổ thông.
Đồng quan điểm này, PGS Văn Như Cương cảnh báo thêm: "Với việc tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành ngành Khoa học xã hội ngày càng giảm sút cho thấy nhiều sự bất cập. Nếu chúng ta không giải quyết được bài toán này thì chắc chắn việc học sinh quay lưng lại với các môn xã hội là điều khó tránh khỏi".
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến việc thí sinh thờ ơ với các ngành Khoa học xã hội là do các ngành này ngày càng kém thu hút được nhân lực vì tìm việc khó khăn, lương thấp... Bên cạnh đó, việc giảng dạy các môn xã hội ở các cấp học hiện nay quá khô cứng, thiên về học thuộc lòng, không hấp dẫn học sinh. Tại bậc đại học, giáo trình của những môn học này thường nặng về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, xa rời thực tiễn, không tạo hứng thú cho sinh viên.
Để giải quyết bài toán học sinh chưa thích thú học môn xã hội nói chung và môn Sử nói riêng thì không chỉ dừng lại thay đổi chương trình mà cần có một sự quan tâm đúng mức đối với ngành khoa học xã hội. Nếu điều này không được thực hiện đồng bộ thì có lẽ việc "chán" môn xã hội vẫn còn.
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Sau năm 2015: Chương trình giáo dục phổ thông sẽ như thế nào? Ngày 5/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đông Quốc hội chức hôi nghị tham vân chuyên gia vê chương trình, sách giáo khoa phô thông. Nhận định của các chuyên gia đều cho rằng, chương trình, SGK vẫn còn nặng về kiến thức. Tại hội nghị, nhiêu vân đê được phân tích như chương trình (CT),...