Thi THPT quốc gia sẽ thay đổi ra sao?
Hôm qua 30.7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cùng đại diện các cục, vụ chức năng của bộ này đã có một ngày lắng nghe góp ý của các chuyên gia và đại diện các tầng lớp khác nhau trong xã hội về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Thí sinh tại TP.HCM tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, các đại biểu tham dự cuộc thảo luận cho biết, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã lắng nghe tất cả ý kiến góp ý với thái độ thực sự cầu thị.
“Trong các phiên thảo luận chính thức, gần như chỉ có lời phát biểu mào đầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, và lời cảm ơn vào cuối ngày của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Không giãi bày, không thanh minh, mà chỉ lắng nghe và hứa hẹn sẽ tiếp thu”, một chuyên gia cho biết.
Sẽ chấm tập trung các môn thi trắc nghiệm ?
Việc thực hiện kỳ thi THPT quốc gia vẫn theo một lộ trình đã được vạch ra từ năm 2014 là duy trì tổ chức tại các địa phương đến năm 2020. Những thay đổi sẽ bắt đầu từ năm 2021, với việc thành lập 2 trung tâm khảo thí độc lập. Khi đó, hai trung tâm này sẽ đứng ra tổ chức cho học sinh cả nước dự thi, với nhiều đợt trong năm, và thí sinh làm bài trên máy tính.
Chia sẻ với Thanh Niên, tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, một khách mời cuộc thảo luận nói trên, cho biết qua diễn biến của ngày làm việc hôm qua, kỳ thi THPT quốc gia những năm sắp tới sẽ có 3 thay đổi cơ bản sau: Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm trắc nghiệm tập trung, theo cụm; tỷ trọng điểm học bạ trong tính điểm xét tốt nghiệp sẽ thấp hơn.
Ông Tùng nói: “Một số chuyên gia góp ý, trong trường hợp việc thi vẫn do các địa phương tổ chức thì vẫn phải có sự phối hợp của các trường ĐH như năm nay. Nhưng phải kéo dài thời gian làm nhiệm vụ của các giám thị coi thi. Sau khi thi xong, giám thị của cả hai bên (địa phương và trường ĐH) sẽ phải ở lại thêm cho đến khi tất cả dữ liệu bài thi, kể cả môn văn, được quét xong (thành ảnh) chuyển về Bộ GD-ĐT. Bộ phải quản lý tất cả kho dữ liệu đó, và Bộ cũng phải là đơn vị đứng ra tổ chức chấm thi. Nguyên tắc chấm là phải làm phách, kể cả phiếu trả lời bài thi trắc nghiệm (máy sẽ làm phách chứ không phải con người xử lý bằng phương pháp thủ công).
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, một trong số các đại biểu tham gia cuộc thảo luận trên, cho PV biết nhiều ý kiến cũng đề nghị sẽ phải rà soát tất cả các khâu của kỳ thi để phòng gian lận. Bài thi trắc nghiệm có rọc phách không? Nên chấm tập trung bài thi trắc nghiệm theo cụm ở các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề xuất lắp camera ở phòng thi để đề phòng gian lận. Việc thi trên máy và chấm ngay trên máy cũng là giải pháp được lãnh đạo Bộ GD-ĐT đưa ra để bàn luận. “Tuy nhiên, thi trên máy cũng phải tính đến những yếu tố rủi ro vì trục trặc máy móc, đường truyền, kỹ thuật…”, ông Thuyết nhấn mạnh.
Xác định lại mục tiêu kỳ thi để có đề thi phù hợp
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, ý kiến của các chuyên gia đều tập trung vào việc phải xác định lại tính chất của kỳ thi này cho đúng. Chúng ta vẫn quen gọi đây là kỳ thi “2 trong 1″ và trên thực tế thì việc ra đề thi cũng là để phục vụ hai mục tiêu. Chính vì hai mục tiêu đó nên hôm nay nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng, vì mục tiêu vào ĐH nên dễ xảy ra gian lận, tiêu cực. Do vậy, nên xác định mục tiêu này cho đúng là thi để xét tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Còn các trường ĐH thì có quyền sử dụng kết quả của kỳ thi này hoặc sử dụng kết quả đó và bổ sung các hình thức đánh giá khác để tuyển sinh cho phù hợp. “Biện pháp trước mắt thì theo tinh thần của của cuộc tọa đàm hôm nay và ý kiến cá nhân tôi thì chắc phải duy trì kỳ thi này cho đến hết năm 2020, đến năm 2021 khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới lên đến cấp THPT thì việc đổi mới hoàn toàn về cách thi là cần thiết.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đây là kỳ thi để phục vụ xét tốt nghiệp THPT từ năm 2019 và các trường ĐH phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để có phương án tuyển sinh của mình thì mới kịp được. Quyền chủ động tuyển sinh rất phù hợp với luật Giáo dục đại học hiện hành”, GS Thuyết nói, rồi nhận xét thêm: “Đề thi của kỳ thi với mục tiêu rõ ràng là thi phục vụ tốt nghiệp THPT sẽ phải thay đổi, không nên quá khó để phục vụ tuyển sinh cho một số trường top đầu như hiện nay”.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng cũng chia sẻ, điều quan trọng là phải xác định đúng mục tiêu. Chẳng hạn, nếu đã đặt mục tiêu là kỳ thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT thì không đặt mục tiêu đề phải phân hóa.
Một đại biểu khác có mặt trong cuộc thảo luận nói: “Đa số ý kiến tại cuộc họp hôm nay cho rằng với đề thi như vừa rồi là kỳ thi đại học. Bộ GD-ĐT nói mục đích chính là xét tốt nghiệp, nhưng đề lại là thi ĐH. Và vì ai cũng hiểu là đó là thi ĐH nên mới có chuyện “chạy điểm”".
Kỳ thi 2018 “hạn chế tối đa tiêu cực trong khâu coi thi, chấm thi” !
Tại cuộc thảo luận, Ủy viên thư ký Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển đã gửi tới các tài liệu bảng so sánh ưu nhược điểm của các cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ qua các thời kỳ.
Theo đánh giá này, kỳ thi “2 trong 1″ có khá nhiều ưu điểm như “giảm áp lực thi cử”, “kỳ thi ngắn, nhẹ nhàng hơn”, “đi thi như đi học”… Thậm chí riêng với kỳ thi 2 năm 2017 và 2018 còn được đánh giá là “hạn chế tối đa tiêu cực trong khâu coi thi, chấm thi”, trong khi nhược điểm của kỳ thi hai năm trước đó (2015 – 2016) là “vẫn còn nghi ngại về tiêu cực trong coi thi và đặc biệt là chấm thi”. Tuy nhiên, bên cột “nhược điểm” thì bảng đánh giá này vẫn nêu thông tin: “Năm 2018 xảy ra tiêu cực trong công tác chấm thi ở Hà Giang, Sơn La ảnh hưởng nghiêm trọng tới kỳ thi, lòng tin vào đổi mới thi và đổi mới giáo dục”.
Theo thanhnien.vn
Đã xác định được đối tượng gây ra sai phạm về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang
Qua xác minh ban đầu, đã xác định được đối tượng gây ra sai phạm khiến điểm thi THPT quốc gia cao bất thường ở Hà Giang. Hiện nay cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xác minh thêm các chứng cứ để củng cố và khi nào có kết quả thì sẽ xử lý theo các quy định của pháp luật.
Trước sức nóng của dư luận và báo chí, 1h sáng nay (17/7), ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã chính thức cung cấp cho báo chí về thông tin sai phạm liên quan đến công tác chấm thi, gây điểm thi cao bất thường tại Hà Giang.
Theo ông Trinh, ngày 11/7, sau khi biết điểm thi, có thông tin về điểm thi bất thường của Hà Giang, Bộ GD&ĐT đã cùng Hà Giang vào cuộc rất sớm, có văn bản chỉ đạo Hà Giang chủ động rà soát.
Ngày 14/7, Tổ công tác của Bộ GD&ĐT đã lên chỉ đạo giám sát việc rà soát xác minh của Hà Giang.
Qua rà soát, đã phát hiện những sai phạm trong quá trình chấm thi của Hà Giang. Bộ GD&ĐT đã thành lập Hội đồng chấm thẩm định tất cả các môn thi trắc nghiệm của tất cả các thí sinh trong kì thi này.
Hiện nay, Hội đồng đang làm việc và chắc sẽ hết đêm, theo tinh thần làm việc nghiêm túc để có kết quả.
Qua xác minh ban đầu, cũng xác định được đối tượng gây ra sai phạm này. Hiện nay cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xác minh thêm các chứng cứ để củng cố và khi nào kết quả thì sẽ xử lý theo các quy định của pháp luật.
Trước sức nóng của dư luận và báo chí, 1h sáng 17/7, ông Mai Văn Trinh,Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã có thông tin chính thức về sai phạm điểm thi ở Hà Giang. (ảnh: Mỹ Hà).
Được biết theo quy định, quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm sẽ được thực hiện theo 4 pha sau:
Pha 1. Quét ảnh
Dùng máy quét ảnh (Scanner) tốc độ cao quét các bài thi theo từng lô đưa vào các thư Mục chứa ảnh.
Pha 2. Đọc ảnh (còn gọi là xử lý ảnh hay nhận dạng ảnh)
Xử lý ảnh để đọc các thông tin từ ảnh như số báo danh, mã đề và các phương án trả lời. Sau đó, xuất báo cáo Bộ GDĐT về trạng thái ban đầu của bài làm của thí sinh, chưa sửa lỗi (Đĩa CD1). Chú ý: Sau khi xuất đĩa CD1, nội dung đã xuất này sẽ được giữ nguyên, kể cả trong trường hợp quét thêm dữ liệu thí sinh chưa quét, dữ liệu này vẫn không thay đổi. Dữ liệu quét mới sẽ được thể hiện ở đĩa CD2.
Pha 3. Sửa lỗi của thí sinh
Thực tế thống kê, có Khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi như:
- Không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
- Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
- Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
- Có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.
Những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.
Sở GD&ĐT Hà Giang vẫn sáng đèn lúc 1h sáng để rà soát sai phạm điểm thi (Ảnh: T. Hùng).
Pha 4. Chấm bài thi
Sau khi thực hiện xong ba pha trên, Hội đồng thi mới được sử dụng đáp án do Bộ GDĐT cung cấp để chấm điểm. Kết quả chấm và phân tích được xuất ra Đĩa CD2 để báo cáo Bộ GDĐT. Nếu chưa thực hiện pha thứ 3, khi phát hiện còn lỗi chưa sửa thì Phần mềm sẽ chặn, không cho phép thực hiện pha thứ 4 này.
Nguồn tin của Dân trí cho hay, sau khi scan bài thi của thí sinh thì file ảnh này được chuyển sang định dạng file text trước khi nạp đáp án chấm của Bộ GD-ĐT vào chạy. Việc can thiệp sửa kết quả làm bài của thí sinh diễn ra ở file text này và sửa ngay trên phần mềm chấm thi.
Theo một cán bộ tham gia chấm thi trắc nghiệm năm nay, sở dĩ phải chuyển file ảnh từ scan sang file text là để giảm dung lượng file. Việc can thiệp vào file text để chỉnh sửa sẽ ngay lập tức bị phát hiện nếu đối chiếu với file ảnh gốc scan bài của thí sinh.
"Với cách thức gian lận như vậy thì không khó để phục hồi điểm thực của thí sinh bởi phiếu trả lời trắc nghiệm không bị can thiệp trước khi quét. Người vi phạm này thực sự quá liều mới dám làm như vậy"- cán bộ này cho biết.
Hiện cơ quan chức năng chưa cung cấp thông tin về đối tượng vì còn phải điều tra thêm.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Điểm thi THPT quốc gia 2018: Đã có nhiều bài thi môn Toán đạt 9 điểm Theo ghi nhận ban đầu của Sở GD&ĐT Hà Nam đã có 4 bài thi được từ điểm 9 trở lên, cao nhất là 9,2. Toàn tỉnh chưa có điểm 10 môn Toán nhưng xuất hiện nhiều . Công tác chấm thi THPT quốc gia 2018 sắp sửa hoàn thành (Ảnh: Mỹ Hà). Bà Đinh Thị Lụa - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà...