Thi THPT quốc gia: “Không phải xử anh Lương, anh Hoài là xong chuyện”

Theo dõi VGT trên

Trao đổi với VietNamNet chiều 28/7, TS Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) cho rằng khi nào hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt thì hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Còn nếu duy trì thì phải để cho kỳ thi đi đúng thực chất, chứ hiện nay vẫn định hướng theo “bệnh thành tích”.

Phóng viên: Sự việc gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La làm gợi nhớ lại kết quả thi tốt nghiệp từ thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong đó có những tỉnh như Tuyên Quang tỷ lệ tốt nghiệp chỉ có 14%, hay những tiêu cực thi cử như Đồi Ngô, Bạc Liêu… Ông có cho rằng việc phanh phui tiêu cực của năm nay chính là tiền đề để làm mạnh hơn câu chuyện chống bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục mà trước kia đã từng chạm đến?

TS Lê Viết Khuyến: Ngay từ đầu khi tiêu cực năm nay được phanh phui, tôi đã nói là phải làm quyết liệt, không có vùng cấm.

Cho nên, chúng ta không nên dừng lại ở những người tham gia trực tiếp vào tiêu cực, mà phải tìm ra được những kẻ đồng loã, phá đi những tiêu cực mang tính chất tổ chức.

Theo ông, khi phân quyền tổ chức thi THPT quốc gia tới địa phương, lãnh đạo ở đó cần có trách nhiệm như thế nào?

Ở đây nói đến chuyện trách nhiệm thuộc về ai, thì thực tế trách nhiệm là của cả hệ thống.

Khi rà soát thì phải rà soát từng khâu một để làm rõ vấn đề ở đâu và cuối cùng quy trách nhiệm ở chỗ nào.

Đứng ở phía Bộ GD-ĐT, đây là cơ quan phải chịu trách nhiệm chung trước xã hội về tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực giáo dục. Nếu nhìn ở góc độ chung đó, bao giờ người đứng đầu ngành cũng nên có lời xin lỗi nhân dân, học sinh, phụ huynh, sau đó mới quy trách nhiệm cụ thể từng khâu một.

Còn về trách nhiệm của địa phương, một trong những đề xuất của tôi và của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (gọi tắt là Hiệp hội) mà tôi là thành viên, là giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương.

Khi đã phân cấp cho địa phương về việc tổ chức kỳ thi thì người đứng đầu địa phương – tức Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước người dân, trước Chính phủ về những tiêu cực xảy ra trong địa bàn của mình.

Khi đã quy trách nhiệm như thế, thì ông Chủ tịch UBND sẽ huy động bộ máy của mình để làm tốt công tác tuyển sinh.

Còn các bộ phận bên dưới sẽ chịu trách nhiệm với người đứng đầu tỉnh, chứ không phải chỉ xử anh Lương, anh Hoài là xong.

Được và chưa được của kỳ thi

- Có ý kiến bình luận về sự việc ở Hà Giang, Sơn La giống như câu chuyện “tái ông thất mã”: Khi tiêu cực bị phanh phui mới nhìn thấy lỗ hổng ở nhiều khâu, từ trung ương tới địa phương. Và chuyện “Tái ông” lại chính là cơ hội để chúng ta tiếp tục làm trong sạch giáo dục?

Tôi không muốn nhìn cực đoan về một phía, mà muốn phân tích cả 2 mặt của kỳ thi năm nay.

Video đang HOT

Kỳ thi năm nay so với các năm trước đây có những cái được và chưa được.

Cái được thứ nhất là thí sinh thi tại địa phương, giảm tốn kém cho Nhà nước và cho chính gia đình các em. Tôi nghĩ đó là thành công lớn nhất của phương án tuyển sinh này.

Cái được thứ 2 là khâu làm đề tốt hơn các năm trước, biểu hiện cụ thể ở phổ điểm các môn tương đối chuẩn (hình chuông dốc đều về 2 bên), trừ môn Toán, tiếng Anh, Giáo dục công dân. Những năm trước, phổ điểm rất méo mó.

Thứ ba là tiêu cực giảm. Trước kia chúng ta có những Đồi Ngô, những cảnh tượng phao thi trắng xoá sân trường… Bây giờ thi 9 môn thì 8 môn trắc nghiệm khách quan, dùng cách hoán vị câu hỏi nên loại hẳn tiêu cực mà trước đây tràn ngập.

Thi THPT quốc gia: Không phải xử anh Lương, anh Hoài là xong chuyện - Hình 1

TS Lê Viết Khuyến

Thứ tư là kỳ thi năm nay và một vài năm trước bắt đầu chấp nhận sự công khai hoá. Những năm trước hay vài chục năm trước, người ta có thể xầm xì về tiêu cực ở đây ở kia nhưng không có chứng cớ phát hiện. Khi Bộ GD-ĐT chấp nhận công bố phổ điểm, cung cấp dữ liệu để có thể làm phổ điểm từng tỉnh, nhờ đó mà các chuyên gia có thể chỉ ra điểm bất thường sau vài tiếng. Các năm trước không phải không có tiêu cực, mà không có cơ sở để phát hiện ra.

Còn những điểm chưa đạt của kỳ thi, tôi có thể kể ra đây.

Thứ nhất là khâu đề thi vẫn phải tiếp tục hoàn thiện hơn về kỹ năng soạn đề.

Một nửa nội dung đề thi phải phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học đó về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ tối thiểu cần đạt được – tức là phải đạt điểm 5 trở lên mới được công nhận là đỗ tốt nghiệp.

Theo thang điểm của EU cũng phải đạt từ mức tương đương điểm 5 trở lên mới là đạt. Một bài thi 1,5 điểm mà vẫn đạt yêu cầu tốt nghiệp là không được.

Quan điểm đạt tốt nghiệp bây giờ “rất láo nháo” khi cộng cả điểm học bạ, bởi vì trong bối cảnh chạy theo thành tích như ở ta thì bằng cách nào đó, người ta có thể nâng điểm được hết.

Một số nước họ làm được cách xét tốt nghiệp theo kết quả học tập vì họ có hệ thống kiểm định nhà trường tốt.

Điểm trừ thứ 2 là từ trước đến nay, ta chỉ chú ý đến tiêu cực ở người thi, sự thiếu trách nhiệm của người chấm. Có một điều trước đây ta không nói tới là tiêu cực về mặt tổ chức như kỳ thi năm nay.

Tiêu cực về mặt “tổ chức” ở những năm trước mới ở mức độ “xì xầm”, còn năm nay đã “bắt” được cái tiêu cực.

Thứ 3 là kỳ thi năm nay vẫn chưa làm được 2 đề xuất của Hiệp hội, đó là giao cho trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương và tăng cường giám sát xã hội.

Lâu nay, ta giám sát nội bộ, cái gì cũng bí mật, khép kín. Khi có tiêu cực, giám sát nội bộ không có ý nghĩa gì.

Theo ông, sắp tới kỳ thi THPT quốc gia nên tiếp tục thế nào?

Nếu như chủ trương sai thì dứt khoát phải bỏ, nhưng nếu chủ trương đúng mà trong quá trình thực hiện gặp trục trặc này khác có thể do nguyên nhân chủ quan của từng phía hay nguyên nhân khách quan thì phải phân tích rõ, khắc phục những trục trặc đó để chủ trương vẫn tiếp tục để theo hướng ngày một hoàn thiện hơn.

Nhân chuyện này, có những chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học đặt vấn đề: có nên giữ lại “kỳ thi 2 trong 1″, có nên tách 2 kỳ thi như trước đây, có nên giao coi thi và chấm thi cho trường đại học, hay giao việc xét tốt nghiệp cho địa phương… Rất nhiều ý kiến khác nhau.

Báo chí và một số người vẫn hay gọi là kỳ thi “2 trong 1″. Nhưng trên thực tế, theo tinh thần của Nghị quyết 29, đề án thiết kế lại chỉ còn một kỳ thi quốc gia là kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn việc tuyển sinh ĐH, CĐ, theo điều 34 của Luật Giáo dục Đại học, là công việc của các trường.

Các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, không ai bắt buộc các trường phải dùng kết quả của kỳ thi này.

Để giải quyết bài toán tốn kém, theo tôi, các trường tốp trên hoặc những ngành “hot” nên sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia như vòng sơ tuyển để loại bớt thí sinh. Vòng thứ 2 sẽ do trường tự ra đề, tự chấm. Như vậy thay vì phải tổ chức thi cho 1 vạn thí sinh để chọn ra 100 em, trường chỉ phải tổ chức thi cho 1.000 em để chọn ra 100 em. Nhiều nước trên thế giới người ta cũng làm theo cách thức này.

Người ta nói bỏ kỳ thi tốt nghiệp và giao cho địa phương tự công nhận, như tôi phân tích, đây vẫn phải là kỳ thi quốc gia.

Ở ta, bệnh thành tích rất lớn, nếu làm như thế thì làm sao có được chất lượng giáo dục phổ thông cho tốt. Nếu giáo dục phổ thông không tốt thì làm sao có chất lượng giáo dục đại học tốt. Nên đề xuất nói bỏ thi tốt nghiệp là không ổn.

Vậy khi nào thì bỏ được? Khi mà chúng ta hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt. Lúc đó hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp phải đi đúng thực chất – tức đạt từ 5 điểm trở lên mỗi môn thi.

Hiện nay, cũng vẫn là định hướng theo bệnh thành tích khi hơn 90% tốt nghiệp. Dư luận lại càng có cớ “thế thì làm sao phải thi”.

Đề xuất nữa là giao cho trường đại học coi thi và chấm thi. Phương án này rất tốn kém và chắc đâu trường đại học đã không có tiêu cực? Tôi thấy những đề xuất đó không phù hợp.

Với kinh nghiệm làm công tác quản lý giáo dục đại học 19 năm của tôi, trong công tác tuyển sinh đại học cũng như thi tốt nghiệp phổ thông, tôi chứng kiến những đề xuất, chủ trương rất đúng nhưng quá mới mẻ. Xã hội chưa hiểu rõ được những chủ trương ấy. Ý kiến từ phía xã hội là đương nhiên sẽ có. Nhưng nếu ý kiến mạnh quá mà không thật khách quan thì có thể tạo ra áp lực, làm cho tư lệnh ngành có thể chao đảo và từ bỏ chủ trương đó vì áp lực.

Nhưng sau đó có thể 5-10 năm, người ta lại nhìn nhận lại tại sao không kiên định, tại sao lại bỏ chủ trương đó đi để giáo dục đại học chỉ dừng lại ở đó. Đã làm một lần mà bị bác đi rồi thì quay lại sẽ có những nghi ngại.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Thảo (Thực hiện)

Theo vietnamnet.vn

5 thí sinh Đắk Lắk từ trượt thành đỗ tốt nghiệp sau chấm phúc khảo

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, Phó trưởng ban chỉ đạo thi của tỉnh này cho biết, có 5 thí sinh từ trượt thành đỗ tốt nghiệp sau chấm phúc khảo.

Theo ông Khoa, thực hiện công văn của Bộ GD-ĐT, Trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đã giao Sở GD-ĐT rà soát công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

5 thí sinh Đắk Lắk từ trượt thành đỗ tốt nghiệp sau chấm phúc khảo - Hình 1

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Sau quá trình rà soát, tất cả các khâu đều được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy chế.

Kết quả đỗ tốt nghiệp của tỉnh sau khi phúc khảo đạt tỷ lệ 96,39%, tăng 0,02% so với trước khi phúc khảo (96,37%).

Có 5 em từ trượt thành đỗ tốt nghiệp sau khâu chấm phúc khảo.

"Trong đó, có 1 em bị nhập nhầm diện ưu tiên. Em đó vốn được ưu tiên diện 3 (được cộng 0,5 điểm - PV). Để đỗ tốt nghiệp thì điểm trung bình cần đạt là 4,5; nhưng nhập thành diện 2 (chỉ được cộng 0,25) nên cần số điểm trung bình là 4,75 mới đỗ. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh diện thì thành đỗ tốt nghiệp.

Có 1 em tô đáp án bài thi trắc nghiệm quá mờ khiến máy quét không đọc được. Có 1 em tô sai mã đề, sau khi điều chỉnh lại mã đề đúng và chấm lại thì thí sinh này tăng điểm và đỗ tốt nghiệp.

2 trường hợp còn lại, bài thi tự luận môn Ngữ văn sau chấm phúc khảo đã được tăng lên 0,25 điểm dẫn đến điểm trung bình chung từ không đủ thành đủ đễ đỗ tốt nghiệp", ông Khoa cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Khoa cũng có những bài bị chấm tụt 0,25 điểm.

Thanh Hùng

Theo vietnamnet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ Kim Sae Ron qua đời ở nhà riêng: Được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh ngừng tim, không còn khả năng cứu chữa khi vào bệnh việnVụ Kim Sae Ron qua đời ở nhà riêng: Được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh ngừng tim, không còn khả năng cứu chữa khi vào bệnh viện
23:19:37 16/02/2025
Vì sao dân mạng sốc khi Kim Sae Ron qua đời ngay đúng ngày sinh nhật của Kim Soo Hyun?Vì sao dân mạng sốc khi Kim Sae Ron qua đời ngay đúng ngày sinh nhật của Kim Soo Hyun?
21:14:43 16/02/2025
Con gái nuôi Phi Nhung kết hônCon gái nuôi Phi Nhung kết hôn
21:41:31 16/02/2025
Kim Sae Ron sống cô độc, liên tục vào viện điều trị 1 vấn đề ngay trước khi qua đờiKim Sae Ron sống cô độc, liên tục vào viện điều trị 1 vấn đề ngay trước khi qua đời
22:52:03 16/02/2025
Sao nam Vbiz và vợ kém 17 tuổi có con thứ 2?Sao nam Vbiz và vợ kém 17 tuổi có con thứ 2?
22:49:43 16/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm livestream bán hàng, nghệ sĩ Trường Giang lạ lẫmCa sĩ Hoài Lâm livestream bán hàng, nghệ sĩ Trường Giang lạ lẫm
22:46:31 16/02/2025
Bộ phim đỉnh nhất của Kim Sae Ron: Diễn xuất xứng đáng phong thần, làm nên điều không tưởng ở CannesBộ phim đỉnh nhất của Kim Sae Ron: Diễn xuất xứng đáng phong thần, làm nên điều không tưởng ở Cannes
22:57:17 16/02/2025
Mâu thuẫn tiền bạc, anh rể cưa phá hàng trăm gốc cây trong vườn nhà em dâuMâu thuẫn tiền bạc, anh rể cưa phá hàng trăm gốc cây trong vườn nhà em dâu
23:22:06 16/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Còn gần tuần nữa mới ra mắt, bom tấn tháng 2 bất ngờ tung demo miễn phí, game thủ thoải mái trải nghiệm

Còn gần tuần nữa mới ra mắt, bom tấn tháng 2 bất ngờ tung demo miễn phí, game thủ thoải mái trải nghiệm

Mọt game

06:53:20 17/02/2025
Chỉ còn vài ngày nữa, Like a Dragon: Pirate Yakuza in Hawaii - một trong những bom tấn được các game thủ chờ đợi bậc nhất trong tháng 2/2025 sẽ chính thức ra mắt. Cụ thể là vào 20/2 tới đây.
Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sức khỏe

06:19:52 17/02/2025
WHO khuyến nghị bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ để cung cấp omega-3 mà còn cải thiện tiêu hóa nhờ lượng chất xơ cao. Hạt lanh có thể dễ dàng thêm vào sinh tố, sữa chua, hoặc bột yến mạch để tăng cường giá trị dinh dưỡ...
Cuộc chiến tài sản của Từ Hy Viên: Còn 2 nhân vật bí ẩn, quyền lực đang ở đâu?

Cuộc chiến tài sản của Từ Hy Viên: Còn 2 nhân vật bí ẩn, quyền lực đang ở đâu?

Sao châu á

06:16:59 17/02/2025
Sự im hơi lặng tiếng của 2 người được cho đủ điều kiện thừa kế tài sản của Từ Hy Viên này khiến công chúng xứ tỷ dân không khỏi tò mò.
Sao nữ Vbiz từng vướng tin hẹn hò đồng giới nay công khai video tình tứ bên người mới

Sao nữ Vbiz từng vướng tin hẹn hò đồng giới nay công khai video tình tứ bên người mới

Sao việt

06:10:10 17/02/2025
Nữ ca sĩ khoe loạt ảnh nhận được bó hoa hồng khổng lồ bên khung cảnh sang chảnh cạnh hồ bơi, kèm dòng trạng thái đầy mùi tình yêu.
Vào mùa xuân nên ăn nhiều 3 loại rau mầm này, vừa mát gan giải nhiệt lại tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi

Vào mùa xuân nên ăn nhiều 3 loại rau mầm này, vừa mát gan giải nhiệt lại tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi

Ẩm thực

06:07:14 17/02/2025
Có 3 loại rau mầm mà bạn nên ưu tiên bổ sung vào thực đơn mùa xuân này, vừa giúp mát gan giải nhiệt, vừa tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
'Trung tâm chăm sóc chấn thương' ăn khách, bộ ba diễn viên chính được săn đón

'Trung tâm chăm sóc chấn thương' ăn khách, bộ ba diễn viên chính được săn đón

Hậu trường phim

06:02:56 17/02/2025
Thành công của Trung tâm chăm sóc chấn thương (The Trauma Code: Heroes on Call) giúp bộ ba diễn viên Joo Ji Hoon, Choo Yeong Woo và Ha Young được yêu thích hơn.
Học trò Đàm Vĩnh Hưng gây tiếc nuối ở 'Giọng hát Việt' ra sao sau 10 năm?

Học trò Đàm Vĩnh Hưng gây tiếc nuối ở 'Giọng hát Việt' ra sao sau 10 năm?

Nhạc việt

06:00:40 17/02/2025
Ruby - học trò ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong Giọng hát Việt 2015 gây chú ý khi trình làng sản phẩm mới, đánh dấu sự trở lại của mình sau thời gian dài im ắng.
Phim Việt gây chấn động vì cảnh 2 đại mỹ nhân vạch mặt nhau căng thẳng như Diên Hi Công Lược

Phim Việt gây chấn động vì cảnh 2 đại mỹ nhân vạch mặt nhau căng thẳng như Diên Hi Công Lược

Phim việt

05:59:39 17/02/2025
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip cãi nhau chem chẻm giữa Nhật Kim Anh - Quỳnh Lam trong phim Việt Lời Sám Hối.
Phim Hoa ngữ cực hay nhưng bị nhà đài chê thẳng mặt: Cặp chính đẹp như tiên đồng ngọc nữ cũng "hết cứu"?

Phim Hoa ngữ cực hay nhưng bị nhà đài chê thẳng mặt: Cặp chính đẹp như tiên đồng ngọc nữ cũng "hết cứu"?

Phim châu á

05:59:04 17/02/2025
Phim vốn nhận được kỳ vọng, do cặp đôi nhan sắc có tiếng là Đặng Vi và Hướng Hàm Chi đóng chính, thế nhưng lại không tạo được tiếng vang lớn như mong đợi.
(Review): 'The Gorge': Phim tình cảm 'sến' và dữ dội của Anya Taylor-Joy

(Review): 'The Gorge': Phim tình cảm 'sến' và dữ dội của Anya Taylor-Joy

Phim âu mỹ

05:58:23 17/02/2025
The Gorge là bộ phim tình cảm lãng mạn được Apple TV+ ra mắt vào dịp 14/2. Với màn thể hiện của hai ngôi sao Anya Taylor-Joy và Miles Teller, phim nhận về nhiều phản hồi tích cực.
CSGT xuyên đêm tuần tra, phát cảnh báo trên các tuyến đường mưa trơn trượt

CSGT xuyên đêm tuần tra, phát cảnh báo trên các tuyến đường mưa trơn trượt

Tin nổi bật

23:44:42 16/02/2025
Lực lượng CSGT Hà Nội tuần tra xuyên đêm, phát loa cảnh báo các phương tiện di chuyển trên tuyến đường trơn trượt, sương mù, giúp đỡ các phương tiện gặp sự cố.