Thi THPT quốc gia 2019: Có ngăn chặn được sửa điểm, chấm chặt – lỏng môn tự luận?
Khoảng 16% bài thi ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 bị giảm điểm so với kết quả ban đầu khi Bộ GD&ĐT chấm thẩm định ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, cho thấy, việc gian lận trong chấm thi ở môn tự luận diễn ra không kém môn trắc nghiệm. Liệu năm 2019, có ngăn chặn được gian lận, chấm chặt – lỏng trong môn thi tự luận này?
Chấm lại những bài tự luận điểm cao
Khắc phục tình trạng gian lận trong chấm thi năm 2018, năm nay, đối với thi trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT giao cho các trường ĐH chủ trì.
Chấm thi tự luận môn Ngữ Văn, Bộ GD&ĐT vẫn giao cho các Sở GD&ĐT chấm.
Điều đáng lo ngại nhất là vừa qua, Bộ Công an đã Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 giáo viên THPT ở Hòa Bình vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao, trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các giám khảo khác thực hiện chấm thi tự luận môn Ngữ văn trái Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT kiểm tra chấm thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hòa Bình. (Ảnh: Mỹ Hà)
Trả lời tại sao vẫn giao sở GD&ĐT chấm thi tự luận môn Ngữ văn ? ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, trên thực tế, các trường ĐH đủ năng lực để chấm thi môn Ngữ văn không nhiều, nên khi giao cho trường ĐH thì vẫn phải mời giáo viên của các sở GD&ĐT tham gia chấm. Do đó, việc vẫn tiếp tục giao cho các sở GD&ĐT chấm thi Ngữ văn là phù hợp với thực tiễn.
Theo đó, chấm thi tự luận năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện chấm theo 2 vòng độc lập. Cán bộ chấm thi lần thứ nhất và cán bộ chấm thi lần thứ 2 ngồi ở 2 phòng chấm thi khác nhau.
Quy định cán bộ chấm thi cũng rất chặt chẽ, cán bộ chấm thi lần thứ nhất chấm bài thi có phiếu chấm cá nhân; cán bộ chấm thi lần thứ 2 chấm trên bài thi, phiếu ghi điểm; thứ tự việc ghi điểm của cán bộ chấm 2, cán bộ chấm 1 và thư ký trên phiếu ghi điểm.
Cán bộ thanh tra phải kiểm tra việc thảo luận thống nhất điểm, điểm thống nhất của 2 cán bộ chấm thi, việc quyết định điểm, ghi điểm của trưởng môn chấm thi; việc xử lý các trường hợp bài thi phải chấm 3 lần; biên bản kết luận chấm tập thể; biên bản khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận (nếu có sai sót).
Bên cạnh đó, gắn camera an ninh giám sát phòng thi chấm tự luận, dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu 21 ngày.
Đặc biệt, tổ chức nhập điểm thi cũng theo 2 vòng độc lập; lập biên bản đối sánh kết quả chấm 2 vòng nhập điểm, kiểm tra và nhập lại điểm của trường hợp có sai lệch điểm thi.
Tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận sẽ lựa chọn những bài thi điểm cao của hội đồng thi để chấm kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp sai phạm có thể xảy ra.
Video đang HOT
Đề mở, đáp án mở – gây khó khăn cho công tác chấm thi?
Theo các giáo viên tổ Ngữ văn của Hệ thống giáo dục Học mãi, môn Ngữ văn là môn duy nhất áp dụng thi theo hình thức tự luận, tức là kết quả chấm thi cũng phụ thuộc khá nhiều vào chủ quan người chấm (không thể khách quan như thi theo hình thức trắc nghiệm) chính vì vậy, việc chấm lỏng – chấm chặt xảy ra là đương nhiên.
Phân tích biểu đồ phổ điểm môn Ngữ văn thi THPT quốc gia 2018, các giáo viên tổ Ngữ văn của Hệ thống giáo dục Học mãi cho biết, có sự mất đối xứng, điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
Hình dáng phổ điểm không được thể hiện theo chuẩn (quả chuông) và có xu hướng hơi lệch phải với đỉnh của phổ ở mức 6. Phổ điểm xuất hiện quá nhiều hiệu ứng răng cưa, mức độ biến động liên tục nhưng không theo quy luật thông thường là thoải dần về hai phía từ đỉnh phổ và điều đó gây ra sự bất bình thường.
Ví dụ: Theo nguyên tắc chung, số thí sinh ở mức 7 điểm phải ít hơn số thí sinh ở mức 6,75 nhưng ở đây kết quả lại ngược lại. Dáng hình đồ thị liên tục lên, xuống theo từng dải điểm khiến cho phổ không có sự tương xứng và không đạt chuẩn. Điều này cho thấy mức độ phân hóa thí sinh của đề thi chưa cao có thể gây khó khăn cho công tác tuyển sinh.
Đặc biệt, barem chấm của Bộ GD&ĐT cũng tương đối mở theo tinh thần đề mở, đáp án cũng phải mở nên kết quả thi của các thí sinh cũng sẽ bị yếu tố chủ quan của người chấm chi phối. Điều đó ít nhiều làm cho kết quả thi ít có tính đồng bộ theo diện rộng.
Barem chấm thi môn Ngữ Văn năm 2018 do Bộ GD&ĐT công bố được đánh giá là ’sơ sài’, ‘đơn giản’ phần nào gây ra khó khăn trong công tác chấm thi.
Điều này cũng khiến cho công tác chấm thi sẽ bị rơi vào tình trạng ‘mỗi người một phách’, sự không đồng đều giữa các địa phương về độ ‘chặt’, ‘lỏng’ khi cho điểm. Đó là còn chưa kể đến việc các giáo viên chấm thi ở các địa phương đã được làm quen và tập huấn về cách thức chấm thi theo lối mở hay chưa. Vấn đề này, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu xem lại để áp dụng cho kỳ thi năm 2019.
Về cải tiến phần mềm chấm thi, ông Mai Văn Trinh cho biết đây là một trong những nội dung Bộ GD&ĐT tập trung thực hiện trong thời gian qua và đến nay đã sẵn sàng.
Năm 2019, việc quét bài thi là sẽ quét theo từng túi bài thi của từng phòng. Quét xong túi bài thi của phòng nào thì kiểm đếm niêm phong, sau đó mới quét tiếp các túi bài thi của phòng thi khác.
Về phần mềm chấm thi, thực hiện mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi bằng công nghệ cao để bảo đảm rất khó có thể can thiệp.
Đặc biệt, sẽ tiến hành đánh phách điện tử bài trả lời trắc nghiệm của thí sinh, bảo đảm không có mối liên hệ giữa thông tin cá nhân với kết quả bài làm.
Phần mềm chấm thi cũng lưu vết toàn bộ hoạt động và chỉ những người có trách nhiệm mới có thể mở, đọc được thông tin trên đó; đảm bảo mọi can thiệp vào phần mềm đều được kiểm soát và xử lý.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Thí sinh lãnh hậu quả từ sự gian dối của người lớn
"Số phận" 64 thí sinh nâng điểm chính thức được định đoạt cụ thể là sẽ buộc thôi học. Các em là những người chịu thiệt thòi nhất khi chập chững bước vào đời bởi sự gian dối của người lớn.
Chiều qua trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT đã có những thông tin chính thức về số thí sinh gian lận điểm trong kỳ thi THPT quốc gia ở Hòa Bình. Con số chính xác được ông Trinh cung cấp (như báo Bảo vệ pháp luật đã đưa tin) là 64 thí sinh (trong đó có 1 thí sinh từ kỳ thi THPT quốc gia 2017 và 63 thí sinh kỳ thi THPT quốc gia 2018).
Bài thi được nâng điểm cao nhất là 9,25, có thí sinh được "thăng hạng" kỷ lục với 3 môn trắc nghiệm tăng thêm 26,45 điểm.
Điều mà phóng viên và dư luận hiện nay quan tâm đó là "số phận" 64 thí sinh được cộng điểm do gian lận thi ở Hòa Bình sẽ ra sao? Tại sao đến thời điểm này Hà Giang, Sơn La chưa công bố kết quả điều tra?
Ông Mai Văn Trinh: Việc xử lý không có vùng cấm
Về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh cho biết, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu Sở GD-ĐT Hòa Bình trên cơ sở kết quả chấm thẩm định (đây là kết quả chính thức, hủy bỏ kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ trước đó) sẽ chuyển dữ liệu lên hệ thống quản lý thi quốc gia. "Thông qua hệ thống này các trường hoàn toàn biết được thí sinh nào và có biện pháp xử lý. Sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể nhưng các trường sẽ căn cứ vào quy chế thi và quy chế tuyển sinh hiện hành để xử lý thí sinh được nâng điểm. Các trường Công an và Quân đội cũng không có ngoại lệ" - ông Mai Văn Trinh khẳng định.
Đến nay, công tác điều tra, xác minh sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang và Sơn La vẫn đang được tiến hành khẩn trương, đúng quy định và chắc chắn sẽ hé lộ nhiều thông tin chấn động không kém sai phạm ở Hòa Bình. Ngày 16/2, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố Trung tá Đỗ Khắc Hưng, nguyên cán bộ phòng bảo vệ An ninh nội bộ (PA83 cũ) và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018, các thí sinh này sẽ bị hủy kết quả bài thi do để người khác sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài. "Số phận" 64 thí sinh được nâng điểm chính thức đã được định đoạt cụ thể là sẽ buộc thôi học.
Phổ điểm môn Toán "siêu khủng" của Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La...
Tháng 8/2018, trong trả lời báo chí liên quan đến việc thí sinh đã trúng tuyển, nhập học các trường CAND nhưng phát hiện có gian lận trong kỳ thi THPT trước đó, đại diện Bộ GD-ĐT (ông Mai Văn Trinh) và Bộ Công an (Thiếu tướng Bùi Minh Giám - Cục trưởng Cục Đào tạo) đều khẳng định: Sẽ buộc thôi học theo quy định.
Trong một diễn biến khác, hôm nay trả lời phóng viên, đại diện một số trường cũng khẳng định nếu phát hiện gian lận, nhà trường sẽ xử lý theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên theo nguồn tin PV nắm được, một số "thủ khoa" mặc dù điểm rất cao nhưng "thấy động" đã không đăng ký nhập học vào NV 1 (các trường CAND) như đăng ký ban đầu.
Không chỉ riêng Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, nghi án về gian lận điểm thi còn bị dư luận "khoanh vùng" ở nhiều địa phương miền núi khác, đặc biệt với các thí sinh thi tự do.
Số thí sinh này được sắp xếp ở một số điểm thi do Giám đốc Sở GD-ĐT địa phương đó quyết định. Nếu không làm chặt chẽ, hoặc có sự "bắt tay, thông đồng" nào đó, chắc chắn không tránh khỏi những tiêu cực, gian lận và cơ quan điều tra cũng không thể "chỉ tận tay day tận trán" dù biết có bất thường!?. Nghi án thí sinh chiến sĩ nghĩa vụ điểm cao chót vót ở một địa phương trong kỳ thi 2018 là một ví dụ điển hình.
Điều 49: Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi trong Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) quy định về việc Huỷ bỏ kết quả thi đối với những thí sinh như sau:
- Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
- Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;
- Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài;
- Dùng bài của người khác để nộp.
Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.
Sai phạm trong thi THPT quốc gia 2018 là một "vụ án thế kỷ" đi vào lịch sử khoa cử nước nhà, khiến dư luận bất bình, mất niềm tin.
Không phẫn uất sao được khi gần 1 triệu thí sinh cùng người nhà các em nỗ lực học tập, ôn luyện nhưng rốt cuộc lại để mấy trăm trường hợp "qua mặt", tước đoạt đi những ước mơ một cách cay đắng, thiếu công bằng. Nhiều trường, nhiều địa phương học giỏi có tiếng như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh... năm 2018 cũng phải chấp nhận "chiếu dưới" để các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang thăng hạng với vô số thủ khoa.
Rồi đây những tiêu cực ở Hà Giang, Sơn La được công bố sẽ hé lộ "danh sách đen" đang "ngồi nhầm chỗ" tại một số trường danh giá. Số thí sinh này sẽ bị xử lý theo quy định và suy cho cùng các em sẽ là người phải chịu thiệt thòi nhất khi chập chững bước vào đời vì cách làm gian dối của người lớn!?.
Ông Mai Văn Trinh: Lời cảnh báo cho những ai có ý định vi phạm
Năm 2019, Bộ GD-ĐT đã có những điều chỉnh theo hướng siết chặt kỷ luật kỷ cương, bịt các kẽ hở có thể bị lợi dụng. "Tôi cho rằng người bị thiệt thòi nhất trong vụ gian lận thi cử chính là những thí sinh được can thiệp nâng điểm. Cuối cùng những sai phạm này cũng được làm rõ, các thí sinh không chị buộc thôi học mà phải chịu những tổn thất tinh thần nặng nề. Việc công bố xử lý gian lận ở Hòa Bình trước mùa thi cũng là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến các bậc phụ huynh, các thí sinh sắp tới phải cân nhắc, dừng lại nếu xuất hiện ý định vi phạm".
Đại Việt
Theo baovephapluat
Trường quân đội trả 7 thí sinh được nâng điểm về Hòa Bình, Sơn La Trong danh sách 11 thí sinh trúng tuyển trường quân đội bị hạ điểm sau chấm thẩm định, 7 người ở Hòa Bình, 4 em đến từ Sơn La. Sáng 25/4, các trường quân đội đã cử cán bộ, cho xe bàn giao 7 thí sinh Sơn La, Hòa Bình có điểm chấm thẩm định không còn đủ điểm trúng tuyển về Ban...