Thi THPT mùa dịch Covid-19: Nên giữ hay bỏ?
Các ý kiến của cả chuyên gia và học sinh đều mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra 2 kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, thì vẫn đủ thời gian chuẩn bị để học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi theo kế hoạch đã điều chỉnh (từ 8 đến 11/8/2020).
Trong điều kiện, học sinh đi học lại sau ngày 15/6, Bộ sẽ trình Chính phủ, Quốc hội cân nhắc phương án thi phù hợp hơn, bao gồm cả việc không tổ chức kỳ thi này và địa phương thực hiện xét tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học.
Nhiều học sinh, giáo viên và chuyên gia giáo dục chia sẻ, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị các kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay nhằm tránh bị động là rất đúng đắn, đáp ứng mong đợi của các nhà trường và học sinh. Cả 2 phương án này đều bao quát được các tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để cơ sở giáo dục, học sinh biết và có định hướng học, ôn tập phù hợp.
Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học FPT và em Phạm Tô Lâm Phong, học sinh trường THPT Lý Thái Tổ (Hà Nội) nêu ý kiến: “Bây giờ thí sinh và phụ huynh có thể yên tâm hơn khi biết lộ trình vẫn tiếp tục học theo trực tuyến, online… Hai là chờ đến thời điểm gần ngày 15/6, nếu có thể đi học trở lại thì khi đấy sẽ có hướng dẫn chuyên đề thi thay đổi như thế nào, ôn tập như thế nào… Còn trong trường hợp dịch bệnh kéo dài thì phụ huynh cũng biết là khi đấy không thi THPT quốc gia và các địa phương xét tốt nghiệp”.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, phương án vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là lý tưởng nhất để đỡ gây xáo trộn cho thí sinh và các trường khi xét tuyển đại học. Nhìn từ thực tế tuyển sinh của các trường đại học hiện vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nếu bỏ thi và giao cho địa phương xét tốt nghiệp sẽ khó đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, vì đánh giá học bạ học sinh mỗi nơi một khác, chưa đồng đều. Nếu các trường đại học tổ chức kỳ thi riêng thì sẽ tốn kém, vất vả hơn cho cả nhà trường và thí sinh.
“Kỳ thi này không chỉ để tốt nghiệp mà còn lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển đại học, cho nên có kỳ thi này vẫn sẽ tốt hơn cho các trường. Bởi vì nếu không có mặt bằng so sánh chung thì việc xét tuyển vào đại học có thể xảy ra không công bằng bởi điểm học bạ không thể đồng đều cả nước được. Đấy là chưa kể là nếu bệnh thành tích nữa có những học bạ điểm rất đẹp, toàn điểm cao thôi. Cho nên có kỳ thi này, kết quả kỳ thi này dựa vào đó để xét tuyển đại học thì nó thuận lợi hơn”, ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm này, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mốc thời gian học sinh đi học trước và sau ngày 15/6 để xây dựng các phương án thi khác nhau, gồm cả không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hơi cứng nhắc. Việc không tổ chức thi THPT vì bất cứ lý do nào cũng tạo ra sự thiếu công bằng cho các thí sinh khi xét tuyển đại học.
“Ngay cả khi chúng ta đi học vào 15/6 thì chúng ta vẫn có thể đẩy lùi mốc thi THPT quốc gia sau ngày 11/8. Tôi nghĩ là vẫn không vấn đề gì. Vì với các em học sinh lớp 12, thì ngay cả khi xét tốt nghiệp thì hầu hết mong muốn tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học diễn ra sau đó. Thế thì không có lý do gì chúng ta cứ cứng nhắc một cái mốc. Đặt lên một bàn cân, chúng ta thấy ưu điểm, lợi ích mà kỳ thi THPT mang lại cho các em học sinh, mang lại cho xã hội lớn như vậy thì tôi có mong muốn duy trì kỳ thi năm nay”, thầy Tùng nói.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chốt phương án thi THPT quốc gia năm nay, học sinh không nên có tâm lý buông việc học, ngồi chờ khi nào bỏ thi. Các địa phương cũng cần quan tâm để chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo việc dạy học từ xa để học sinh dù dừng đến trường nhưng không dừng việc học, sẵn sàng tham gia kỳ thi THPT quốc gia, hoặc tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong trường hợp không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia./.
Minh Hường
Video đang HOT
Bất ngờ những gương mặt trẻ triển vọng trong làng CNTT
Những tài năng trẻ trong làng CNTT được phát triển ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông nhờ chương trình học trực tuyến.
Nam sinh 12 tuổi lập kỷ lục "Công dân số trẻ nhất"
Cậu học sinh Nguyễn Anh Triết (sinh năm 2008) là học sinh lớp 6 tại Trường THCS Tân Định (Hà Nội) vừa hoàn thành Chứng chỉ 1 trong chương trình đào tạo lấy bằng đại học FPT tại FUNiX, với danh hiệu "Công dân số trẻ nhất".
Triết là một trong nhiều sinh viên FUNiX theo đuổi ngành CNTT bài bản khi đang là học sinh, nhưng cậu bé gây ấn tượng đặc biệt vì tham gia học khi còn rất nhỏ - 10 tuổi, đang học lớp 5.
Ông Nguyễn Văn Dũng, phụ huynh của Nguyễn Anh Triết cho biết, thấy con trai có tố chất, gia đình ủng hộ đam mê và lựa chọn lập trình của Triết từ sớm.
"Tôi tìm hiểu thấy ngành này được học từ nhỏ sẽ tốt cho tư duy của cháu. Nhiều nhân vật tiêu biểu trong ngành CNTT như Bill Gates cũng lập trình từ rất sớm. Cả bố và mẹ đều ủng hộ Triết", anh Dũng chia sẻ.
Nam sinh 12 tuổi Nguyễn Anh Triết.
Học cả hai chương trình phổ thông và đại học CNTT, việc học song song giúp Triết biết cách quản lý thời gian hiệu quả hơn. Buổi sáng Triết học chính ở trường, trưa về làm bài tập và nghỉ ngơi, chiều học thêm.
Buổi tối, em dành tất cả cho việc học lập trình với ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày và bất cứ khi nào có thể. Bố mẹ Triết cho biết, việc học là cả hành trình, gia đình không vội vã, chỉ động viên cậu bé ham học sắp xếp thời gian sao cho vừa sức.
"Lớp 5 Triết đạt danh hiệu học sinh xuất sắc ở trường. Việc học chính khóa vẫn là ưu tiên hàng đầu. Để học tốt ở cả hai trường, gia đình sắp xếp cho cháu học lập trình tập trung vào ba tháng hè. Học đến chứng chỉ 2, cháu còn lịch học ở trường THCS, nên cũng chỉ học túc tắc như ở chứng chỉ. Vào hè, cháu sẽ tập trung học cao độ", ông Dũng chia sẻ dự định học của con.
Dù chỉ học túc tắc, điểm số của Triết ở các môn trong chứng chỉ 1 đều trên dưới 8.5 tính trên thang điểm 10. Em kể, có những bài tập khó, như bài Assignment (bài tập lớn) thứ tư của môn Xây dựng phần mềm đầu tiên, em đã mất khá nhiều thời gian và vất vả để tìm cách code đúng.
Hoàn thành chứng chỉ 1 (trong tổng số 8 chứng chỉ của hệ đào tạo đại học) sau hơn 7 tháng, Triết cho biết, em thấy chương trình học ngày càng kích thích mong muốn học tập về lập trình của em.
Chàng trai vượt qua bệnh máu khó đông để học Đại học ngành CNTT
Một gương mặt trẻ đáng chú ý khác là chàng trai sinh năm 1996 quê Sóc Trăng Hứa Lâm Khang. Dù mang trong mình căn bệnh máu khó đông, còn gọi là Hemophilia A từ nhỏ, nhưng Hứa Lâm Khang quyết tâm lấy bằng đại học ngành CNTT bằng việc học trực tuyến tại FUNiX.
Bệnh máu khó đông là chứng bệnh không thể chữa khỏi, phải tiêm thuốc đông máu liên tục để duy trì sức khỏe nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của Khang. Dù sức khỏe không tốt, nhưng Khang chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê với máy móc, công nghệ của mình. Đó cũng là lý do mà cậu quyết tâm theo đuổi ngành kỹ sư kỹ thuật phần mềm tại và chọn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin như hiện tại.
Chàng trai giàu nghị lực Hứa Lâm Khang.
Qua tự học và được gia đình hướng dẫn, Khang đã quen với máy vi tính, công nghệ và có thể tự kiếm sống bằng MMO (Make money online). Cậu chuyên về chạy quảng cáo cho web và thiết kế giao diện web với thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng.
"Não mình đơn nhiệm đơn luồng, nhưng đôi khi vẫn ép xung chạy đa luồng để kiếm được các đầu việc", Khang hài hước nói về mình.
Lựa chọn học Software engineering, Khang quyết học chuyên về mảng công nghệ phần mềm để hoàn thiện trọn vẹn những kỹ năng của mình, chứ không chỉ biết nhiều nhưng không chuyên sâu một lĩnh vực nào như trước đây.
Ngày Khang thi kết thúc Chứng chỉ 1 - Chứng chỉ công dân số cũng là ngày bạn phải nhập viện vì chứng bệnh oái ăm Hemophilia A. Nhưng rồi Khang cũng xuất sắc vượt qua và hoàn thành được. Nói về chặng đường này, Khang cho biết nó đem lại cho mình rất nhiều cảm xúc thú vị.
Hiện Khang đang bắt đầu học Chứng chỉ 2 - Chứng chỉ Lập trình viên ứng dụng Mobile. Nếu như trước đây về mảng web, Khang chuyên về WordPress, thì giờ đây Khang đã biết thêm về code, có thể tự biết cách tùy biến, lập trình cho web, thậm chí có nền tảng tự làm web riêng mà không cần nguồn sẵn, khung sẵn.
Hiện Khang dự định vẫn theo MMO, và xa hơn, khi đã có đủ kiến thức về lập trình phần mềm, bạn sẽ tự tạo cho mình một công việc thú vị hơn. "Ví dụ như xây dựng website bán hàng cho mình, kèm theo đó kết hợp với kỹ năng quảng cáo đã có, hoặc mình sẽ tìm thêm một công việc liên quan tới kỹ năng công nghệ tốt nhất của mình", Khang nói.
Dù mắc phải căn bệnh gây nhiều khó khăn cho học tập, làm việc nhưng Khang luôn lạc quan khi theo đuổi đam mê đến cùng. "Chỉ cần làm hết sức mình, khi nào ngồi vẫn được, tay còn có sức gõ, mắt vẫn chưa sụp xuống (vì buồn ngủ - cười) là có thể làm và phải làm bằng được. Nỗ lực bằng hết sức mình để không phải nghĩ lại rồi hối hận, "giá như mình chăm chỉ, quyết tâm hơn", Khang nói.
Nam sinh lớp 11 ra mắt game đầu tay trong lúc nghỉ học vì Covid-19
Tận dụng thời gian nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, Đoàn Văn Minh - học sinh lớp 11 tại Hải Dương tập trung học trực tuyến và mày mò lập trình game. Sau khoảng một tháng, Minh đã chính thức ra mắt game đầu tay của mình.
Vì không phải đến trường, Minh có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi và tận dụng các kiến thức từ FUNiX - nơi cậu đang theo học trực tuyến chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm.
Với cảm hứng về siêu anh hùng, game của Đoàn Văn Minh cho phép người chơi được hóa thân vào vai một người hùng phải chiến đấu với những con quái vật, thử thách họ liên tục.
Nam sinh Đoàn Văn Minh ra mắt game trong những ngày nghỉ ở nhà vì COVID-19.
Chia sẻ về cảm hứng làm game, Đoàn Văn Minh cho hay từ lâu cậu đã mơ ước trở thành một nhà lập trình game, tự làm ra một sản phẩm của riêng mình. Chỉ sau khi học xong môn Game Development - Phát triển game, Minh mới có đủ kiến thức, kỹ năng để hiện thực hóa điều mà mình luôn ấp ủ.
"Chính nhờ học nền tảng về OOP từ môn Java và cách sử dụng Unity engine ở môn Game mà em có đủ kiến thức cơ bản để có thể bắt tay vào làm. Bên cạnh đó, em cũng tự tìm hiểu thêm kiến thức trên Internet để có thể hoàn thành game" - Minh tiết lộ.
Với Minh, làm game khi là học sinh thực sự là trải nghiệm khó quên: Chưa có kỹ năng tốt, phải học cả vẽ để thể hiện được gần chính xác nhất ý tưởng của mình. Game ra đời dù vẫn còn nhiều lỗi, nhưng cảm xúc vẫn thật tuyệt vời. Bởi sản phẩm đầu tay này với Minh là để rèn luyện kỹ năng lập trình và một phần là để cậu tự giải trí.
Game của Minh hiện mới ra mắt trên CHPlay, khả dụng cho điện thoại dùng hệ điều hành Android. Dự kiến sau khi hoàn thiện sản phẩm, Minh sẽ tiếp tục đưa game lên AppStore dành cho hệ điều hành iOS.
Anh Bùi Trung - mentor môn Game Development - Phát triển game tại FUNiX cho biết, anh đánh giá cao ý tưởng của game do học viên 17 tuổi phát triển. Anh cho rằng học viên đã vận dụng rất ổn các kiến thức được học, thể hiện rõ tố chất của một Game Developer (nhà phát triển game).
Nguyễn Tuân
8 lý do không nên bỏ thi THPT quốc gia năm nay Thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội chỉ những điểm bất hợp lý nếu bỏ thi THPT quốc gia năm 2020. Bộ GD&ĐT mới đây cho biết đang trong quá trình xây dựng 2 kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia 2020. Theo đó, nếu học sinh đi học trước 15/6 thì vẫn tổ chức...