Thi THPT 2018: Cán bộ coi thi phải đăng ký chữ ký
Một trong những điểm mới bổ sung năm nay về đảm bảo an toàn nghiêm túc trong phòng thi của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT yêu cầu cán bộ coi thi phải đăng ký chữ ký để lưu giữ.
Kỳ thi đảm bảo trong mỗi phòng thi có 01 cán bộ coi thi (CBCT) là cán bộ, giảng viên của trường ĐH, CĐ và 01 CBCT là giáo viên của trường phổ thông.
Trao đổi với báo chí ngày 16/6, ông Đặng Nhật Minh, Phó Phòng Khảo thí thi và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT cho biết, một trong những điểm nhấn đảm bảo an toàn, nghiêm túc, tránh gian lận trong phòng thi năm nay là mỗi cán bộ coi thi phải đăng ký chữ ký. Chữ ký của cán bộ coi thi được lưu giữ cùng với chữ ký của thí sinh.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Trưởng điểm thi quy định cách đánh số báo danh trong phòng thi; tổ chức cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi bắt thăm phân công coi thi, giám sát phòng thi; đảm bảo trong mỗi phòng thi có 01 cán bộ coi thi (CBCT) là cán bộ, giảng viên của trường ĐH, CĐ và 01 CBCT là giáo viên của trường phổ thông.
Được biết, khi bàn giao túi bài thi, giao nộp bài thi phải có ho tên, chư ky cua 2 CBCT. Khi bàn giao bài thi cho Trương Điêm thi, CBCT phai cung thư ky kiêm đêm bai thi, niêm phong tui bai thi (trên nhan niêm phong phai co đu chư ky cua 2 can bô coi thi va thư ky) rồi đong dâu niêm phong túi bài thi theo quy đinh.
Với bài thi tổ hợp, lãnh đạo Cục Khảo thí cho hay, trong suốt thời gian thi bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi phải giám sát chặt chẽ, không để thí sinh ghi chép các nội dung hoăc đê lai cac dâu hiêu liên quan đến bài thi, đê thi ra các giấy tờ, tài liệu, vât dung… nào khác ngoài bài thi, giây nhap (co chư ky cua can bô coi thi); phải kịp thời thu giữ các giấy tờ, tài liệu, vât dung… này nếu phát hiện vi phạm.
Một trong những điểm mới năm nay trong kỳ thi, theo ông Minh là đối với thi trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT sẽ vẽ sơ đồ phòng thi rồi gửi về các đơn vị. Các cán bộ coi thi thực hiện phát đề thi trắc nghiệm cho thí sinh theo trình tự sơ đồ theo hàng ngang, lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Bên cạnh đó, cán bộ coi thi sẽ yêu cầu thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp, vật dụng thi… khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần; không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi Sinh học và Giáo dục công dân của bài thi tổ hợp; không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Thi THPT quốc gia 2018: "Siết" cảnh giác gian lận công nghệ cao
Kì thi THPT quốc gia sắp sửa diễn ra trên toàn quốc. Hiện, nhiều địa phương đang gấp rút hoàn thành các công tác cuối cùng chuẩn bị cho kì thi. Ghi nhận của PV Dân trí tại Thanh Hóa, nhiều đơn vị "siết" cảnh giác các chiêu trò gian lận công nghệ cao.
Cán bộ coi thi giám sát lẫn nhau
Theo Bộ GD&ĐT, năm nay Sở GGD&ĐT Thanh Hóa chủ trì phối hợp với 5 trường đại học: Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Thủy Lợi, Đại học Điện lực, Đại học Hồng Đức và Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức cụm thi số 27, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho thí sinh tỉnh Thanh Hóa.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, địa phương có 1.545 phòng thi. Số điểm thi đặt tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn là: 68.
Trao đổi với PV về công tác chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia, bà Lê Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho hay, cụm thi số 27 có 35.306 thí sinh dự thi, trong đó, số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp trung học phổ thông là 13.750; số thí sinh xét tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng là 19.981; số thí sinh chỉ xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 1.575.
Số nhân lực huy động cho cụm thi là 5.200 người, trong đó cán bộ của các trường đại học khoảng 1.900 người.
Các em tuyệt đối không dùng thiết bị gian lận trong kì thi bởi khi phát hiện ra, cho dù sử dụng hay không cũng bị đình chỉ thi. (Ảnh: Minh họa).
Để đảm bảo khách quan, Sở GD&ĐT Thanh Hóa bố trí mỗi điểm thi có 01 phó trưởng điểm là cán bộ của 1 trường đại học; mỗi phòng thi có ít nhất 01 cán bộ của các trường đại học.
Mỗi điểm thi sẽ bố trí cùng lúc cán bộ của nhiều trường ĐH và giáo viên THPT để cùng coi thi nhằm giám sát lẫn nhau và tạo sự minh bạch.
Tại Trường ĐH Hồng Đức, ông Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, đơn vị này cũng huy động 500 người để phối hợp tổ chức kì thi THPT quốc gia 2018.
Ngày 9/6, nhà trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ coi thi cho tất cả các thành viên tham gia kì thi.
"Siết" cảnh giác gian lận công nghệ cao
Chia sẻ với PV Dân trí, TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho hay, đơn vị này tổ chức tập huấn 2 lần cho cán bộ coi thi, đồng thời sẽ phải quán triệt rõ về quy chế thi.
Điều lo ngại nhất là việc tuân thủ các quy chế này và các cán bộ phải tránh đến mức tối thiểu việc vi phạm các quy chế.
Về việc thí sinh gian lận trong thi cử bằng các thiết bị công nghệ cao, làm sao phát hiện ra khi thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi hơn? Ông Dũng cho hay, không hẳn giám thị nào cũng nắm được điều này.
"Bản thân nhà quản lý chúng tôi cũng khó nắm bắt hết chứ không riêng giáo viên. Do đó Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã hợp tác với công an PA83 của tỉnh để cùng tham gia giám sát kì thi", ông Dũng nói.
Nhiều cụm thi ở Thanh Hóa chú trọng nhắc nhở giáo viên, tập huấn triển khai đúng quy chế thi. (Ảnh: Minh họa).
Cũng tăng cường công tác tập huấn trước kì thi THPT quốc gia, ông Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1 cho hay, ngay trong năm học, nhà trường rất chú trọng nhắc nhở giáo viên học tập, thường xuyên tập huấn triển khai đúng quy chế thi.
Với cách tổ chức ra đề thi của Bộ GD&ĐT như hiện nay, 24 mã đề trong phòng thi phần nào giảm thiểu tiêu cực trong kì thi.
Tuy nhiên, càng ngày tình trạng gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao càng tinh vi và diễn biến khó lường, do vậy, nhà trường quán triệt cho cả cán bộ coi thi và cả phụ huynh và học sinh tuyệt đối không được vi phạm.
"Chúng tôi khuyến cáo các em tuyệt đối không dùng thiết bị gian lận trong kì thi bởi khi phát hiện ra, cho dù sử dụng hay không cũng bị đình chỉ thi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo Bộ GD&ĐT nên cấm việc cho giáo viên hoặc thí sinh chụp ảnh trong phòng thi bởi thời gian đó, các cán bộ phải tập trung làm công tác coi thi và thí sinh tập trung làm bài thi chứ không phải để chụp ảnh", ông Dỵ chia sẻ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Giáo viên để lọt đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội bị đình chỉ công tác Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định việc lọt đề thi ra ngoài sớm không ảnh hưởng tới kết quả của kỳ thi nhưng hành động để lọt đề ra ngoài đã khiến giáo viên này đã vi phạm quy chế. Ngày 7/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hiện giáo viên Nông Hoàng Phúc - Trường THCS Mai Đình, Sóc...