Thi thay đổi, dạy và học đổi thay – Kỳ 1: Khi học sinh hân hoan
“Có ý kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam có nhiều nét giống văn hóa Trung Quốc. Ý kiến của em như thế nào?” (đề 1 tiết môn sử lớp 7), “Em có suy nghĩ như thế nào về môn GDCD mà em đã được học thời gian qua? Tại sao?” (đề 1 tiết môn GDCD lớp 9)…
Những bài thi trên giấy sẽ dần nhường chỗ cho các hình thức thi khác. Trong ảnh: học sinh một trường THCS ở TP.HCM làm bài thi học kỳ 1 môn toán – Ảnh: NHƯ HÙNG
“Có ý kiến cho rằng: văn hóa Việt Nam có nhiều nét giống văn hóa Trung Quốc. Ý kiến của em như thế nào?” (đề kiểm tra 1 tiết môn sử lớp 7), “Em có suy nghĩ như thế nào về môn GDCD mà em đã được học thời gian qua? Tại sao?” (đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 9)…
Sau hơn 2 tháng thực hiện quy định mới về kiểm tra, đánh giá học sinh ở bậc trung học (thông tư 26/2020TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT có hiệu lực từ tháng 10-2020), nhiều “điểm sáng” đã xuất hiện ở các trường. Kiểm tra – đánh giá như thế nào thì giáo viên và học sinh sẽ dạy và học như thế ấy. Quy luật này càng thể hiện rõ nét trong thời gian qua.
Tuy nhiên, những khó khăn cũng bắt đầu bộc lộ…
Những đề mở như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều thời gian gần đây khiến học sinh thích thú.
Hết quay cóp
Đợt kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2020-2021, nhiều học sinh lớp 7A9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết các em không phải “gạo” bài môn sử vì “cô giáo ra đề mở, cả lớp được xem tài liệu khi làm bài”.
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên môn sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, kể: “Mặc dù là đề mở nhưng tôi vẫn ra hai đề để học sinh được lựa chọn. Trong đó, đề 1 được xem là mở hết cỡ: “Có ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Quốc. Bằng kiến thức đã học, đọc và thực tiễn, em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Giải thích?”.
Đề 2 thì có “mở” nhưng ở mức độ vừa phải: “Câu 1: So sánh nền phong kiến phương Đông, phương Tây theo các tiêu chí sau: sự hình thành, phát triển, xã hội, kinh tế. Câu 2: Trình bày thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Liên hệ đến Việt Nam”.
Hai đề này đã được tôi áp dụng cho sáu lớp 7 trong đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua, học sinh làm bài trong 90 phút và được xem tài liệu thoải mái”.
Theo cô Thảo, nếu cứ bắt học sinh học thuộc lòng theo đề cương rồi vào lớp chép lại vào giấy thì sẽ không rèn được khả năng lập luận, khả năng sử dụng ngôn từ, tư duy sáng tạo… cho các em.
Video đang HOT
“Tôi thực sự rất bất ngờ khi đa số học sinh chọn đề 1. Tôi còn ngạc nhiên hơn vì tuy mới học lớp 7 nhưng bài làm của các em thể hiện kiến thức rộng, hiểu đề và biết cách làm bài, văn phong tốt và dẫn chứng thuyết phục. Để làm được đề 1 trọn vẹn, học sinh phải biết dẫn dắt, liên hệ với chương trình lịch sử lớp 6 tới lớp 7 chứ không đơn giản” – cô Thảo nói.
Có lẽ vì vậy mà đợt kiểm tra ấy nhiều học sinh đạt điểm cao hơn bình thường. “Sau khi chấm và phát bài cho học sinh, tôi xin phản hồi từ các em: có đồng ý với cách ra đề, cách chấm điểm của cô không? Các em nhận xét là điểm số đó đã phản ánh đúng năng lực của con rồi; mong muốn cô tiếp tục ra đề mở như vậy; có em còn viết là con chưa quen với dạng đề này, nhờ cô hướng dẫn thêm” – cô Thảo thông tin.
Tương tự, hơn 1.000 học sinh khối lớp 11 thuộc sáu trường THPT trên địa bàn quận 1, quận 3, TP.HCM (như Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Diệu…) đã rất hân hoan khi tham gia dự án “Sài Gòn by bus” vào tháng 10 và 11-2020.
Đây là dự án học lịch sử địa phương, học sinh sẽ sử dụng các phương tiện xe buýt công cộng (xe buýt thường, buýt đường sông, buýt hai tầng mui trần) để khám phá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cuộc sống của người Sài Gòn – TP.HCM.
Sau đó, các em sẽ làm sản phẩm là video clip ghi lại quá trình trải nghiệm tham quan di tích lịch sử bằng phương tiện xe buýt, qua đó nêu lên cảm nhận của cá nhân; video clip giới thiệu một di tích lịch sử hay cảnh quan, món ăn… nằm trên tuyến có xe buýt dừng; poster giới thiệu các điểm di tích lịch sử bằng các loại xe buýt; brochure giới thiệu các hoạt động tham quan du lịch ở TP.HCM bằng buýt; bản đồ tham quan du lịch ở TP.HCM bằng buýt…
Điều khiến học sinh vui mừng hơn cả là các em không phải làm bài kiểm tra giữa kỳ 1. Thay vào đó, các giáo viên sẽ chấm điểm sản phẩm, thái độ học tập, khả năng làm việc nhóm… khi thực hiện dự án để đưa vào cột điểm này (hệ số 2).
Linh hoạt, không bó buộc
Theo cô Ngô Thị Thành – phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), nhiều trường đã thực hiện linh hoạt nhiều phương thức dạy học, không bó buộc vào không gian lớp học và cách dạy học truyền thống. Ví dụ như dạy học theo chủ đề trong đơn môn hoặc tích hợp liên môn, dạy học gắn với di sản, với các lĩnh vực đời sống thực tế, tổ chức cho học sinh triển khai các dự án nghiên cứu, hoạt động trải nghiệm…
Nhưng trước đây, khó khăn cho các trường chính là kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào. Làm sao để vừa đổi mới cách dạy học nhưng vẫn không xa rời định hướng thi quốc gia của Bộ GD-ĐT. Vì thế những đổi mới mạnh mẽ ở các lớp đầu cấp nhưng lại co hẹp ở lớp cuối cấp để tập trung cho học sinh ôn thi.
“Việc đổi mới kiểm tra đánh giá như thông tư 26 là căn cứ pháp lý để các trường xây dựng quy định về đánh giá học sinh theo các hình thức dạy học đa dạng. Nên với những trường đã triển khai các hình thức dạy học đa dạng thì đây là điểm thuận lợi chứ không có nhiều vướng mắc” – cô Thành chia sẻ.
Theo cô Thành thì theo quy định với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên chủ động có các hình thức kiểm tra khác nhau như vấn đáp, trả lời câu hỏi trực tiếp tại lớp, làm phiếu bài tập hoặc qua thực hành, thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm… Nhưng để thuận tiện và đảm bảo công bằng, đánh giá sát học sinh thì phải xây dựng tiêu chí, thang điểm cho các hình thức đánh giá khác với truyền thống (làm bài trên giấy).
Chia sẻ về quy định mới, cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), cũng cho biết việc đa dạng hình thức đánh giá thường xuyên cũng nhằm phù hợp với sự đa dạng của các hình thức dạy học đã được một số trường thực hiện và đang trở thành hướng đi chung của các trường bậc trung học. Nhưng cô Nhiếp cũng cho rằng nếu giáo viên ở các trường chưa làm quen với các hình thức dạy học đa dạng thì sẽ bỡ ngỡ.
“Không phải quy định mới là nói không với kiểm tra trên giấy như truyền thống, mà cho phép giáo viên sử dụng nhiều cách thức kiểm tra đa dạng, bao gồm cả yêu cầu học sinh làm bài tập trên phiếu ôn tập, trả lời câu hỏi trên phiếu trắc nghiệm hay vấn đáp, thuyết trình, dự án học tập… Các hình thức mới cần dựa trên tiêu chí, thang điểm cụ thể” – cô Nhiếp trao đổi.
Áp lực nhẹ đi
Nhận xét về cách kiểm tra mới, một số học sinh lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng áp lực nhẹ đi khi các bài kiểm tra như trước đây được thay thế bằng các dự án học tập, bài tập thực hành.
“Chẳng hạn với môn lịch sử, cô giáo thiết kế nội dung học tập theo chủ đề chứ không dạy tuần tự theo sách giáo khoa, chúng em cảm thấy dễ hiểu hơn. Cùng với đó, cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện các yêu cầu liên quan tới chủ đề đã học hoặc hoàn thành các phiếu bài ôn tập chung. Thay đổi đó khiến chúng em thấy môn học không khô khan, đáng ngại như trước” – H., học sinh lớp 10 trường này, cho biết.
Khuyến khích tự học, tự nghiên cứu
Từ thực tế đã triển khai, cô giáo Vũ Thị Phương Anh, phó hiệu trưởng Trường THPT oàn Thị iểm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết việc đánh giá qua các phần thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập hay qua bài thực hành, dự án học tập khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động phong trào của trường, nghiên cứu khoa học, phát triển được năng lực sáng tạo, sở thích của bản thân. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá khách quan hơn sự tiến bộ và năng lực tư duy của học sinh.
Phát triển kỹ năng mềm
Giờ sinh học, nhiều học sinh Trường THCS Thới Lai (Cần Thơ) được tự do quan sát cây hoa, sau đó trình bày kết quả với giáo viên – Ảnh: VĨNH HÀ
Cô Nguyễn Thị Thành – hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh, Hoài Đức, Hà Nội – cho biết với quy định đổi mới kiểm tra, đánh giá, giáo viên mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các hình thức dạy học đa dạng. Ví dụ môn ngữ văn hoặc tiếng Anh, giáo viên giao các bài tập theo nhiều hình thức khác nhau gắn với thực tiễn cuộc sống như: viết blog, bài truyền thông, báo tường, nhật ký, Facebook, thông báo…
“Giáo viên cũng tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bằng cách cho kiểm tra nhiều lần thông qua việc hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm… Học sinh được chọn bài có điểm cao nhất, hoặc điểm trung bình của các lần kiểm tra để tính điểm đánh giá thường xuyên. Qua đó rèn cho học sinh khả năng hùng biện, tranh luận về những gì đã được học, biến kiến thức trong sách thành kiến thức của bản thân”, cô Nguyễn Thị Thành chia sẻ.
Theo thầy Phạm Văn Lực – hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai, Cần Thơ), với định hướng đổi mới tiệm cận chương trình mới và quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên linh hoạt hơn, trường đã mạnh dạn đưa 1/3 số tiết học ra ngoài không gian lớp học, tổ chức dạy học qua các dự án học tập thiết kế theo chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống, tổ chức trải nghiệm, thực hành…
Giáo viên được chủ động các hình thức kiểm soát, đánh giá học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ lập nhóm học tập trên Zalo, Facebook để giao nhiệm vụ cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh. Các nhóm học tập chủ động thảo luận, thực hiện, gửi sản phẩm cho giáo viên
“Ưu điểm của hình thức này là học sinh hứng thú, tự giác hơn. Việc kiểm tra không chú trọng vào việc ghi nhớ kiến thức mà đánh giá học sinh ở nhiều mặt hơn, trong đó phát triển được những kỹ năng mềm của học sinh” – thầy Lực cho biết.
Tuy nhiên, theo thầy Lực, các phương pháp dạy học, đánh giá đều được thảo luận, thống nhất trong tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn có kế hoạch giáo dục với các chuyên đề được xây dựng trên cơ sở thống nhất chung. Các giờ dạy theo nhiều hình thức khác nhau có sự quan sát, góp ý chéo của giáo viên vì “những điểm đổi mới phải chuyển dần dần” – thầy Lực nói.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Kinh nghiệm ôn tập môn Giáo dục Công dân
Trên cơ sở phân tích đề thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục Công dân mới nhất, cô giáo Đoàn Thị Vành Khuyên gợi ý những nội dung quan trọng để học sinh ôn thi hiệu quả.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Hải Nguyễn
Từ đề thi năm 2020, cô giáo Khuyên nhận xét về mức độ khó của đề đúng tiêu chí tốt nghiệp THPT, đề sát với các đề thi minh hoạ và đề thi khảo sát của Bộ. So với đề thi THPT quốc gia mọi năm thì mức độ dễ nhiều hơn.
Trong đó, nội dung chủ yếu tập trung vào chương trình Giáo dục Công dân lớp 12. Đề thi cũng bao gồm vài câu hỏi liên quan tới kiến thức lớp 11.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 có 36 câu thuộc kiến thức lớp 12 (chiếm 90%); 4 câu thuộc kiến thức lớp 11 (chiếm 10%). Các câu hỏi nằm trong các chuyên đề quen thuộc của lớp 12 như Thực hiện pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Quyền tự do cơ bản của công dân...
Cấu trúc đề thi môn Giáo dục Công dân năm 2020.
Các câu ở mức vận dụng và vận dụng cao rơi vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Quyền tự do cơ bản của công dân, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo cô giáo Khuyên, các câu hỏi trong đề tương đối dễ, không đánh đố, không đòi hỏi quá nhiều tư duy.
Từ những phân tích trên, nữ giáo viên gợi ý một số định hướng ôn luyện và rút kinh nghiệm cho thí sinh thi năm 2021. Học sinh cần học chắc nội dung kiến thức về mặt lý thuyết trước. Đặc biệt là chương trình Giáo dục Công dân lớp 12, kiến thức pháp luật yêu cầu cần phải rất rõ lý thuyết mới làm đúng phần vận dụng tình huống được. Với kiến thức lớp 12, không bỏ qua bài nào, cần học đủ để hiểu sâu kiến thức.
Ở phần kiến thức lớp 11 chỉ cần nhớ lý thuyết 5 bài đầu, nội dung thi rơi vào các phần: Các yếu tố của quá trình sản xuất; chức năng của tiền tệ; tác động của quy luật giá trị; mối quan hệ cung - cầu; chức năng của thị trường.
181 học sinh TP.HCM xuất quân thi học sinh giỏi Quốc gia 2020 Năm nay, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi học sinh (HS) giỏi Quốc gia sớm hơn 2 tuần so với thường lệ. Sáng 22-12, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức công bố đội tuyển dự thi HS giỏi quốc gia, năm học 2020-2021. Ông Cao Minh Qúy, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, kỳ thi HS giỏi quốc...