Thí sinh tự do đăng ký vào đại học phải tự liên hệ với trường để xét tuyển
Với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT từ những năm trước, có thể tham gia xét tuyển đại học với nhiều hình thức khác nhau, các em liên hệ với các trường ĐH mà mình yêu thích để tìm hiểu.
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT đã trả lời như vậy với trường hợp các thí sinh đăng ký thi lại đại học thì năm nay trong buổi tư vấn trực tuyến thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 27-4.
Bà Thủy cho biết, với những thí sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo THPT mà chưa tốt nghiệp hoặc chưa thi tốt nghiệp, các em vẫn tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – năm nay bình thường để có bằng tốt nghiệp, sau đó là sử dụng kết quả thi theo mong muốn, nguyện vọng cá nhân.
Với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT từ những năm trước, có thể tham gia xét tuyển đại học với nhiều hình thức khác nhau (do trường ĐH tự chủ, tự xác định và công bố), trong đó có:
Xét kết quả học bạ THPT;
Tham gia kiểm tra đánh giá năng lực nếu các trường có tổ chức để đáp ứng thêm 1 số yêu cầu mà các trường cần;
Sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, kỳ thi chuẩn hóa quốc tế;
Tham gia các phương thức xét khác: hồ sơ dự tuyển của thí sinh, phỏng vấn… mà trường quy định
Phối hợp nhiều phương thức trên;
Theo bà Thủy, dự thảo quy chế tuyển sinh cũng khuyến khích các trường ĐH tự chủ, tự nguyện, có dành 1 phần chỉ tiêu tuyển sinh để xét điểm thi THPT quốc gia các năm trước. Do vậy, các em liên hệ và xem trên website các trường ĐH mà mình yêu thích để tìm hiểu rõ nhất Đề án, phương thức tuyển sinh của họ.
Đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2020 không thay đổi so với năm 2019
Mỗi thí sinh chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học
Cũng trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến này, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, bà PGS-TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019.
Do đó nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng ký xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không có thay đổi so với 2019).
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường Công an, Quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, tham dự các kỳ thi do năng khiếu do trường tổ chức).
Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường, có thể đăng ký xét tuyển online, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường ĐH. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Như vậy, với việc Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ về cơ sở dữ liệu và quy trình xét lọc ảo, điều này giúp các thí sinh và các nhà trường giảm chi phí, thời gian, công sức, đi lại đăng ký, tiếp nhận các hồ sơ nguyện vọng…
Một thí sinh có nhiều nguyện vọng chỉ cần làm 01 bộ hồ sơ nộp đăng ký 01 nơi, thống nhất một kiểu mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển, kinh phí, điều kiện nộp HS xét tuyển.
“Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng… từ đó góp phần ổn định cả xã hội” – bà Thủy nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Băn khoăn thi THPT quốc gia trên máy tính
Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sau năm 2020 có nhiều thay đổi, các chuyên gia cho rằng sẽ có nhiều xáo trộn với phương án thi bằng máy tính
"Nhìn lại mùa thi và tuyển sinh 2019" là chủ đề buổi trao đổi bàn tròn do Báo Người Lao Động tổ chức trong khuôn khổ chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019". Các chuyên gia khách mời cùng đánh giá, nhận định về mùa thi 2019, về xu hướng chọn nguyện vọng của thí sinh cũng như dự báo những thay đổi trong thi và tuyển sinh sau năm 2020.
Nở rộ xét học bạ và thi năng lực
TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam - cho biết kỳ thi THTP quốc gia 2019 thay đổi thuận lợi hơn cho thí sinh, vai trò coi thi của các trường tăng lên, các thí sinh tự do thi chung các thí sinh THPT. Đề thi ổn định, điểm thi, điểm chuẩn năm 2019 ổn định hơn năm 2018, mức khó của đề thi phù hợp hơn với 1 kỳ thi 2 mục đích. Đây cũng là năm có sự thay đổi trong các phương thức xét tuyển, trong đó có xét tuyển theo thi đánh giá năng lực của các trường ĐH.
Các chuyên gia khách mời trao đổi tại trường quay của Báo Người Lao Động Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Cũng như một vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng nhưng sau đó các trường lại ra sức chống ảo. Đây là mâu thuẫn giữa các trường ĐH với thí sinh. Bản thân các trường cũng có nhiều phương thức xét tuyển, có trường đến 6 phương thức, trường ít nhất thì 2 phương thức, như vậy các thí sinh tham gia các phương thức xét tuyển đó nhưng chỉ được trúng tuyển theo học 1 trường duy nhất. Điều này bắt buộc các trường phải ngồi lại với nhau để xem xét, lọc ảo. Ở nhiều phương thức xét tuyển, có những trường tỉ lệ thí sinh nhập học rất thấp, chỉ 20%-30%.
Về việc đa dạng phương thức xét tuyển, TS Đặng Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho rằng phù hợp với tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH. Ưu tiên xét tuyển dựa trên kết quả học bạ, dùng kết quả học bạ trải qua nhiều học kỳ để đánh giá, còn dựa trên kết quả thi THPT quốc gia thì được đánh giá trong một khoản thời gian ngắn nhất định. Phương thức xét tuyển học bạ càng được các trường ĐH sử dụng nhiều, chứng tỏ các trường ĐH đã bắt đầu tin tưởng vào chất lượng đào tạo của các trường THPT. Nhưng nâng tỉ lệ ưu tiên xét tuyển học bạ ở mức độ nào là trách nhiệm của các trường ĐH. Tuy nhiên, phương thức này tỉ lệ ảo rất lớn vì một học sinh có thể đậu nhiều trường, rất khó để lọc ảo.
Nhìn tổng thể bức tranh tuyển sinh năm 2019, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng việc một trường có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau mục đích cũng để bảo đảm đủ chỉ tiêu. Đặc biệt, năm 2019 bùng nổ phương thức các kỳ thi đánh giá năng lực ở các trường ĐH. Việc tổ chức thêm những phương thức xét tuyển khác cũng là cách để các trường ĐH chuẩn bị trước nếu như kỳ thi THPT quốc gia không còn đông thí sinh tham gia nữa từ năm 2021, song điều quan trọng là chất lượng của kỳ thi đánh giá năng lực. Bộ GD-ĐT cần có quy định, quy chuẩn cho việc đánh giá năng lực.
Dự báo nhiều xáo trộn
2020 sẽ là năm thi THPT quốc gia cuối cùng như kỳ thi bắt đầu từ năm 2015, bởi từ năm 2021 đến 2025 sẽ có lộ trình thi mới. Theo đề xuất của Bộ GD- ĐT, học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
TS Nguyễn Đức Nghĩa dự báo số lượng học sinh không tham gia kỳ thi THPT quốc gia đến năm 2021 có thể từ 35% trở lên. Việc tổ chức thi trên giấy như lâu nay hay thi trên máy sẽ tác động đến cách học cách thi của thí sinh, dự kiến đề thi từ năm 2021 sẽ không còn các môn riêng biệt như hiện nay, như lý - hóa - sinh thành bài thi khoa học tự nhiên, sử - địa - giáo dục công dân thành bài thi khoa học xã hội, chỉ còn các bài thi đúng nghĩa thực sự, các câu bị xáo trộn. Các trường ĐH sẽ thay đổi phương thức xét tuyển, phải tổ chức thêm các kỳ thi đánh giá năng lực.
TS Đặng Thị Ngọc Lan băn khoăn việc triển khai thi trên máy. Bà cho rằng nếu triển khai từ năm 2021 thì ngay từ lúc này, Bộ GD-ĐT phải có sự chuẩn bị tốt về hệ thống hạ tầng bao gồm máy móc, phần mềm. Vấn đề bảo mật an toàn đề thi cũng như việc chống tấn công, thâm nhập từ xa cũng phải được quan tâm, nếu không sẽ rủi ro lớn. Ngoài ra còn vấn đề cấp chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 12 có nên hay không? Với chứng nhận này, các trường ĐH rõ ràng không dùng mà chỉ có thể học trung cấp. Do vậy, nên làm tốt công tác phân luồng từ sau THCS để các em đi học nghề. Tốn 3 năm học THPT chỉ để lấy chứng nhận quả là lãng phí.
Dè dặt chọn ngành
Theo TS Lê Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Công tác Sinh viên, ĐHQG TP HCM - trong kỳ thi và tuyển sinh 2019, khâu thông tin đến thí sinh được đầu tư kỹ lưỡng nên thí sinh cũng cân nhắc nhiều hơn. Năm nay, 3 nhóm ngành có tỉ lệ thí sinh đăng ký nhiều nhất, gồm: xã hội nhân văn; kinh doanh, quản lý; khoa học sức khỏe. Tuy nhiên, nhóm ngành nhiều thí sinh lựa chọn cũng là những khối ngành thay đổi nguyện vọng nhiều nhất sau khi có kết quả thi và các trường công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Điều này cho thấy việc chọn ngành của các em chưa đúng với nguyện vọng và năng lực. Thí sinh vẫn còn dè dặt, cần đón đầu được những ngành hấp dẫn trong tương lai như công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm chế biến, du lịch, nhà hàng khách sạn...
Theo nld.com.vn
Bộ GD-ĐT: 'Đề thi tốt nghiệp THPT vẫn phân hóa chứ không cào bằng' 'Đề thi tốt nghiệp THPT vẫn có độ phân hóa phù hợp chứ không phải cào bằng. Do đó, sẽ phục vụ tốt cho xét công nhận tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục và cả cho tuyển sinh đại học' Các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến sáng nay - Ảnh: NAM TRẦN Đó là khẳng định của...