Thí sinh trường chuyên “thênh thang” cửa vào đại học liệu có công bằng?
Trong phương án tuyển sinh đại học của nhiều trường đại học, các thí sinh là học sinh trường chuyên được ưu tiên xét tuyển thậm chí có trường đặc cách.
“Thí sinh cứ đưa học bạ thành tích cao chúng tôi sẽ tuyển”
Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học trong cả nước đã đưa ra những chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các thí sinh, đặc biệt là với nhóm học sinh trường chuyên. Vì thế, thông tin một số trường đại học có chính sách xét tuyển ưu tiên cho các thí sinh tốt nghiệp các ở trường chuyên Trung học phổ thông đang trở thành tâm điểm gây chú ý trong mấy ngày gần đây.
Trao đổi về vấn đề này, thầy Trần Đức Minh – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, để đảm bảo cho nguồn tuyển sinh đầu vào của các nhà trường và tránh tạo ra tâm lý so bì giữa học sinh các trường với nhau mọi việc cần được tính toán kỹ lưỡng.
Vì thế, nếu đã là cùng một cơ chế “thoáng” trong tuyển sinh thì nên áp dụng việc tuyển thẳng với những học sinh có điểm cao trong học bạ là được, không nhất thiết phải phân biệt học sinh đó từng tốt nghiệp ở trường chuyên hay trường thường.
Thầy Minh chia sẻ thêm: “Hiện tại, chúng tôi cũng đang thực hiện 2 chế độ tuyển sinh đầu vào, đó là xét tuyển bằng học bạ hoặc xét tuyển theo kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2020. Điểm số sẽ được đối chiếu thông qua việc sử dụng dữ liệu đăng ký xét tuyển và kết quả thi của thí sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp.
Như vậy, cứ học sinh nào có học bạ với thành tích cao thì sẽ được chúng tôi sẽ tuyển vào chứ không phân biệt là học sinh đó từng tốt nghiệp cấp 3 ở trường chuyên hay trường thường. Bởi học sinh đó có khả năng thực sự thì ở đâu bạn đó cũng có thể phát huy và chứng tỏ được cho mọi người thấy được năng lực của mình”.
Với chính sách ưu tiên xét tuyển, các học sinh tốt nghiệp trường chuyên Trung học phổ thông có cơ hội rộng mở hơn khi bước vào Đại học. Ảnh minh hoạ: Trung Dũng
Tuy nhiên, thầy Minh cũng lưu ý, nếu thí sinh muốn đăng ký theo diện xét tuyển học bạ vào Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ với khối ngành có các môn năng khiếu thì bắt buộc các thí sinh đó vẫn phải tham gia thi tuyển tại trường hoặc có thể xét tuyển dựa vào kết quả thi năng khiếu của các trường đại học khác trên cả nước.
Đối với hình thức xét tuyển thông qua kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, trường sẽ được áp dụng với các khối ngành như: Kinh tế – Quản trị, Kỹ thuật – Công nghệ, Ngôn ngữ – Nghệ thuật, việc này sẽ căn cứ theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường. Bên cạnh đó là các ngành khối sức khỏe như: Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học, Điều dưỡng cần theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Video đang HOT
Tăng cơ hội cạnh tranh với các trường đại học tốp đầu
Nêu một số nhận định, đánh giá của nhà trường khi đã có kinh nghiệm áp dụng hình thức tuyển sinh bằng việc ưu tiên đặc cách với học sinh trường chuyên, thầy Phạm Quý Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, cách làm này đang là một giải pháp thiết thực để những trường đại học không nằm trong tốp đầu có nhiều cơ hội đón nhận những thí sinh tài năng và số lượng thí sinh đăng ký đầu vào hàng năm tăng cũng tăng lên rõ rệt.
Thầy Nhân chia sẻ thêm: “Việc thực hiện đặc cách với những thí sinh tốt nghiệp trường chuyên Trung học phổ thông cũng được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường áp dụng được hai năm nay. Khi tổ chức triển khai, chúng tôi cũng không gặp phải khó khăn gì. Các thí sinh thì chỉ cần có đủ điều kiện, phía nhà trường luôn sẵn sàng chào đón.
Vì thế, từ khi triển khai chúng tôi đã nhận thấy rõ về sự thay đổi trong số lượng thí sinh ứng tuyển qua từng năm, theo chiều hướng tốt lên. Theo tôi, đó là điểm mạnh của chương trình này.
Không những thế, các ngành nghề đào tạo của trường cũng phong phú, nên có thể lúc đầu nhiều bạn không biết đến nhưng từ khi áp dụng xét đặc cách tại trường lượng học sinh theo học tăng lên trông thấy”.
Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển đặc cách tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội có phần lựa chọn cho học sinh trường chuyên (được khoanh tròn). Ảnh: Hunre.edu.vn.
Được biết, năm nay Trường đại học Tài nguyên và Môi trường dự kiến tuyển sinh hơn 3.000 chỉ tiêu các ngành. Theo thông tin tuyển sinh của trường, tổ hợp xét tuyển các ngành sẽ giữ ổn định như năm trước, các thí sinh sử dụng kết quả của một trong bốn tổ hợp môn để xét tuyển.
Ngoài 4 tổ hợp truyền thống của nhà trường là A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D01(Toán, Văn, Anh) thì các tổ hợp khác như: Tổ hợp C00( Văn, Sử, Địa), C01 (Văn, Toán, Lý), D15 (Văn, Địa, Anh),… tiếp tục được bổ sung để đa dạng các tổ hợp xét tuyển.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo nhiều điều kiện để thí sinh được chủ động lựa chọn phương án điểm tối ưu cho mình. Cũng theo đó, mỗi ngành tuyển sinh của trường dự kiến sẽ sử dụng các tổ hợp môn khác nhau, đáp ứng tiêu chí chất lượng đầu vào phù hợp với từng ngành nghề.
Về phương thức xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành, năm 2021 nhà trường tiếp tục tuyển xét tuyển đồng thời 4 phương thức. Cụ thể, phương thức 1 là xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức thứ 2 là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021.
Với phương thức thứ 3, nhà trường sẽ xét tuyển đặc cách áp dụng đối với 3 đối tượng thí sinh bao gồm: Thí sinh tốt nghiệp tại các Trường chuyên Trung học phổ thông, Thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông có chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL IBT 64/120 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương và thí sinh tốt nghiệp đạt học lực giỏi trong cả 3 năm Trung học phổ thông.
Phương thức cuối cùng là xét tuyển theo kết quả Học bạ Trung học phổ thông của cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của học sinh đó. Nhìn chung, các phương án tuyển sinh năm 2021 của trường về cơ bản giữ ổn định như năm trước. Lượng phân bổ chỉ tiêu có thể thay đổi dựa theo số lượng đăng ký nhập học bằng các hình thức trên, vậy nên thí sinh có thể yên tâm lựa chọn tổ hợp và ngành nghề phù hợp với năng lực học của bản thân.
Kiệt sức vì mục tiêu vào trường chuyên trong "chặng nước rút"
Việc "chạy sô" để học thêm trong "chặng nước rút" khiến nhiều học sinh lớp 9 mệt mỏi, kiệt sức.
Ảnh minh hoạ
Con không cố không được
Đó là tình trạng của rất nhiều học sinh lớp 9 trong cuộc "chạy đua" vào lớp 10 trường THPT chuyên, THPT công lập ở Hà Nội. Học thêm vài ca mỗi ngày, kín lịch từ sáng đến tối, đêm lại thức để hoàn thành bài tập khiến thời gian ngủ của các em còn rất ít. Các em mệt mỏi, căng thẳng và lúc nào cũng trong tình trạng thèm ngủ.
Nhiều học sinh luôn mệt mỏi vì lịch học thêm kín mít. Ảnh: NM
Mục tiêu thi vào trường THPT chuyên ngữ nên con gái chị Hoàng Mai Anh (Nguyên Hồng, Hà Nội) đang học thêm "điên cuồng". Chị Mai Anh cho biết, lịch học của con gái chị kín mít từ sáng đến tối tất cả các ngày trong tuần.
"Ngoài buổi sáng học chính khóa ở trường thì tất cả các buổi chiều con học thêm ở trung tâm do giáo viên trong lớp dạy. Ngoài ra, con đi ôn ở trường chuyên ngữ 2 ca Văn, 2 ca Toán, 4 ca tiếng Anh. Chưa hết, con còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm tiếng Anh do giáo viên nước ngoài dạy 2 ca nữa.
Chiều nào đón con ở trường tôi cũng phải mua sẵn cho con đồ ăn để con ăn trên đường, để chuẩn bị "chinh chiến" với ca học buổi tối. Học từ sáng đến tối như thế, đêm lại "lăn" ra làm bài tập ở nhà, không có chút thời gian nào nghỉ ngơi, nhìn con vô cùng bơ phờ, mệt mỏi. Nhìn con lúc nào cũng thèm ngủ, ngáp ngắn ngáp dài mà thương. Thế nhưng, trong "chặng đua nước rút" này, con không cố không được", chị Mai Anh cho biết.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng, giáo viên Toán ở Hà Nội, phải choáng váng khi nghe một học sinh lớp 9 chuyên Toán kể lịch học thêm của mình. Ngoài học ở trường, con học thêm 1 lớp Toán, 4 lớp Anh và 7 lớp Văn. Lý do của việc học nhiều lớp Văn vậy bởi con bị 1 điểm 7 kiểm tra Văn, chừng nào lên được 9 điểm thì bố mẹ mới giảm cho số buổi học Văn. "Con nói con bị kiệt sức, thiếu ngủ, chán nản và mất động lực học tập.
Con đã nhiều lần nói chuyện với mẹ nhưng không thay đổi được. Ngày nào cũng phải học rất muộn (thường thức đến 1-2h sáng, sáng hôm sau 6h lại dậy đi học) để làm bài học trên lớp và bài học thêm nhưng vẫn không đủ thời gian.
Đến lớp thì con phải tranh thủ giờ ra chơi và giờ ngủ trưa để làm bài tập học thêm mà vẫn rất khó để hoàn thành. Cậu bé hay thở dài và chán nản, mình chỉ sợ con sẽ trầm cảm trước khi thực hiện được mục tiêu đỗ trường chuyên của gia đình. Mong rằng gia đình cân nhắc lại để "cởi trói" cho con", thầy Quyết Thắng kể lại.
Việc cho con học một môn với mấy thầy cô là không hiếm với nhiều học sinh lớp 9. Chị Nguyễn Thùy Anh (đường Trường Chinh, Hà Nội) cho biết, riêng môn Toán con chị đã học thêm 3 cô, chưa kể 1 gia sư ở nhà. Ngoài học thêm cô giáo ở lớp vào buổi chiều, con học Toán với 2 giáo viên.
Một giáo viên mẹ quen để nhờ cô "ốp" con kỹ năng trình bày. Một giáo viên giỏi để nhờ cô dạy kiến thức nâng cao cho con.
"Môn Toán nhân hệ số 2 nên tôi rất lo, chỉ mong "nhồi nhét" được tí nào hay tí nấy cho con. Chưa kể, tôi thuê gia sư để kèm con làm các bài tập mà các giáo viên dạy thêm giao. Tôi cũng chỉ biết cố gắng đầu tư cho con như vậy để con đỗ vào trường THPT công lập", chị Thuỳ Anh chia sẻ.
Không hiệu quả khi học tràn lan
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn sách "Cùng con bước qua các kỳ thi", việc học thêm thực ra không có gì xấu, nếu như là học để bổ sung kiến thức với các con học còn yếu và nâng cao, mở rộng kiến thức với các học sinh có tố chất để thi chuyên.
Nhưng nếu học tràn lan, không có hiệu quả, tốn tiền bạc, thời gian, công sức thì là điều cần dẹp bỏ. Thực tế, một số phụ huynh xin cho con học thêm tại các lớp nâng cao, nhưng con chưa nắm vững kiến thức cơ bản, điều này khiến con không theo kịp các bạn, dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán học, thậm chí là sợ học.
Chị Thanh Hải cho biết, nếu con có tố chất và học thêm đúng thầy cô thì con không cần học thêm quá nhiều, chỉ cần tuần 1 buổi học thêm 1 môn thì vẫn có thể đỗ trường chuyên. Điều quan trọng nhất, con phải có ý thức tự học. Đặc biệt, mỗi phụ huynh sẽ nắm rõ sức học của con để vạch ra lộ trình phù hợp với con, tránh tình trạng học tràn lan, không hiệu quả.
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển 4.000 sinh viên Năm 2021, Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển 4.000 sinh viên tại 25 ngành, cao hơn năm ngoái 30 chỉ tiêu. Theo đề án tuyển sinh năm 2021-2022 của trường, 4.000 sinh viên được chia về hai cơ sở, trong đó trụ sở chính Hà Nội 3.190, phân hiệu Thanh Hóa 210. Kế toán, Công nghệ thông tin, Quản...