Thí sinh TP.Hồ Chí Minh đang ở Quảng Ngãi có thể thi tốt nghiệp tại địa phương
Sở GD&ĐT đang khẩn trương làm các thủ tục để tạo điều cho thí sinh là con em Quảng Ngãi theo học tại các trường ở TP.Hồ Chí Minh có nguyện vọng được dự thi tốt nghiệp THPT trong đợt 1 tại Quảng Ngãi.
Chiều 4.7, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã đồng ý với giải pháp của Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh đề xuất là cho các thí sinh ở TP.Hồ Chí Minh hiện đang ở tỉnh, thành phố khác không kịp di chuyển về TP. Hồ Chí Minh để dự thi tốt nghiệp trong đợt 1 vào ngày 7- 8.7 tới được thi tại địa phương, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Covid-19 phức tạp.
Ngay trong sáng 5.7, nhiều phụ huynh đã đến Sở GD&ĐT đăng ký cho con thi tốt nghiệp tại Quảng Ngãi. Chị Trần Thị Kim Đương ở đường Hai Bà Trưng, TP.Quảng Ngãi có con là học sinh lớp 12 tại một trường ở TP.Hồ Chí Minh cho biết, con về quê từ cuối tháng 5 ôn tập online. Những ngày qua gia đình rất lo lắng vì tình hình dịch Covid-19 tại TP.Hồ Chí Minh phức tạp trong khi kỳ thi tốt nghiệp của con đang đến gần.
Chị Đương đã đưa cháu đi xét nghiệm Covid-19 có kết quả âm tính. Chị mua vé máy bay cho con đi, nhưng bị hủy nên chuyển sang mua vé tàu cho cháu khởi hành trong ngày 5.7.
Thí sinh TP. Hồ Chí Minh được thi tốt nghiệp trong đợt 1 tại Quảng Ngãi.
“Chiều qua khi nghe tin Bộ GD&ĐT tạo điều kiện cho thí sinh được thi ở địa phương, tôi đã tức tốc hủy vé tàu và đến Sở GD&ĐT làm thủ tục để con được dự thi tại quê nhà. Cháu vào TP.Hồ Chí Minh lúc này gia đình rất lo. Được thi ở quê tôi rất an tâm” – chị Đương bày tỏ.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, ở đường Hà Huy Tập, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi cũng tức tốc hủy vé tàu đi làm thủ tục cho con thi ở quê. Chị Hà cho hay, cho cháu vào sớm thì lo cháu tiếp xúc rồi bị nhiễm bệnh mà vào cận ngày thi thì quá cập rập. Vé máy bay bị hủy, tôi mua vé tàu cho cháu 16 giờ chiều ngày 5.7 xuất hành. Tối 4.7, thấy báo chí được tin thí sinh được tạo điều kiện thi tại địa phương, gia đình rất mừng.
Để con được tham gia thi tại Quảng Ngãi, phụ huynh, thí sinh làm đơn nộp hồ sơ cho Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh để chuyển dữ liệu của thí sinh về hội đồng thi Quảng Ngãi tiếp nhận.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Ngọc Thái cho biết, trong sáng 5.7, Sở đã tiếp nhận 6 thí sinh TP.Hồ Chí Minh có nguyện vọng tham gia dự thi tốt nghiệp trong đợt 1 tại Quảng Ngãi. Đây là những học sinh lớp 12 ở Quảng Ngãi đang theo học tại các trường THPT ngoài công lập ở TP.Hồ Chí Minh.
Những em này đã về quê từ cuối tháng 5 sau khi trường học đóng cửa, dừng hoạt động nội trú vì TP.Hồ Chí Minh đang bùng phát dịch Covid-19. Các thí sinh này đã có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 hoặc giấy xác nhận của địa phương đủ thời gian cách ly y tế theo quy định.
Sở sẽ bố trí điểm thi thuận lợi nhất cho các thí sinh này. Các em ở địa bàn nào thì bố trí thi ở điểm thi trên địa bàn đó, nhưng đảm bảo không phát sinh thêm phòng thi.
Cô Lê Thị Hương: Một giáo viên dạy nhiều trường không nên mở rộng làm đại trà
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, việc một giáo viên giảng dạy nhiều trường chỉ là giải pháp tình thế khó có thể áp dụng lâu dài.
Đội ngũ giáo viên được coi là một trong những nhân tố quyết định để thực hiện đổi mới giáo dục thành công.
Song tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở tất cả các địa phương đang đặt ra nhiều vấn đề trong xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Nhiều địa phương hiện nay đang áp dụng nhiều giải pháp để khắc phục trình trạng này. Có địa phương đã giải quyết việc thiếu giáo viên bằng việc ký hợp đồng thỉnh giảng.
Tại Quảng Ngãi, ngành giáo dục tỉnh này đang đề xuất là một giáo viên có thể dạy nhiều trường. Đề xuất này của Quảng Ngãi đã thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên. Đây liệu có thể được coi là giải pháp lâu giải đối với ngành giáo dục?
Trao đổi với Tạp chí Giáo dục Việt Nam, cô Lê Thị Hương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho rằng vấn đề này nên chỉ là giải pháp tình thế.
Nói về nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng trị, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên là việc dự báo, tính toán nhu cầu chưa sát, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Nhiều địa phương đang xử lý chưa đúng với nhu cầu thực tế để đảm bảo đủ định mức và chủ trương tinh giản biên chế.
Một giáo viên dạy nhiều trường khó có thể áp dụng với miền núi, vùng khó khăn. Ảnh: LC
Việc áp dục mục tiêu tinh giản 10% biên chế một cách cơ học, máy móc nên đã cắt giảm giáo viên mà không tính toán đến yếu tố đặc điểm vùng miền, cơ cấu môn học, tiết học, cấp học và nhu cầu định mức giáo viên theo quy định.
Vì vậy, mâu thuẫn giữa thực hiện yêu cầu tinh giản biên chế một cách cứng nhắc, cào bằng với nhu cầu định mức giáo viên đã ảnh hưởng đến chất lượng và yêu cầu đổi mới giáo dục.
Do vậy nhiều địa phương, nhiều trường hiện nay đang phải loay hoay với bài toán thiếu giáo viên.
Nói về việc áp dụng giải pháp một giáo viên có thể dạy nhiều trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết, tại Quảng Trị, ở một số huyện cũng đã áp dụng việc một giáo viên dạy nhiều trường.
Tuy nhiên, việc một giáo viên dạy nhiều trường chỉ áp dụng được ở một số môn có ít chỉ tiêu giáo viên.
Ví dụ như ở một số trường, chỉ tiêu môn là 1,5, nếu tuyển 2 thì thừa nhưng tuyển 1 thì thiếu nên các địa phương linh động áp dụng việc một giáo viên kiêm nhiều trường và cũng chỉ áp dụng tại các cấp bậc học dưới Trung học phổ thông. Bởi khoảng cách địa lý của các trường trong phạm vi gần.
Việc áp dụng này về cơ bản cũng đã đáp ứng được vấn đề trước mắt của nhiều trường về thiếu giáo viên.
Nói về việc đảm bảo việc một giáo viên dạy nhiều trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết: "với giáo viên thỉnh giảng là viên chức thì họ cần phải đảm bảo và ưu tiên thời gian dạy của mình ở trường chính.
Để có thể giảng dạy được nhiều trường, giáo viên thực hiện việc thỉnh giảng cần phải đảm bảo công việc giữa trường thứ nhất và các trường tiếp theo.
Còn đối với giáo viên chưa phải là viên chức, việc này đã được đề cập cụ thể trong thông tư 44/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên các trường có thể chủ động.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, việc cho giáo viên giảng dạy nhiều trường chỉ nên coi là giải pháp tình thế và không nên mở rộng để làm đại trà.
Bởi theo cô Lê Thị Hương, với giáo viên, ưu tiên cao nhất vẫn là ổn đinh giảng dạy tại một trường, bên cạnh địa lý di chuyển, đi lại còn nhiều vấn đề khác, nếu kéo dài việc một giáo viên giảng dạy nhiều trường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Trong đó có việc giải quyết các chế độ làm việc, chế độ sức khỏe cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên nữ. Bên cạnh đó, rất khó có thể áp dụng với các cấp học như Trung học phổ thông hay miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Về tính lâu dài, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, giải pháp quan trọng nhất vẫn là các trường cần phải ổn định số lượng giáo viên trong trường của mình.
Do đó, các ngành cần có những ra soát cụ thể, đảm bảo nhu cầu thực tế của đơn vị. Nhiều đơn vị tính một cách cơ học ra thì trường thiếu 0,8 chỉ tiêu, trường thiếu 0,2... những thiếu hụt cơ học như vậy rất khó để các trường chủ động nhân lực. Nhất là đối với các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật...
Chủ động ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Dự kiến trong tháng 3 này, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Năm nay, kỳ thi cơ bản vẫn giữ ổn định. Vì vậy, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hoàn thành chương trình năm học, vừa ôn tập kiến thức cho học sinh để sẵn sàng...