Thí sinh nhí thi “trạng nguyên’, “bảng nhãn”, “thám hoa” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Sáng 23/4, tại Trung tâm Văn hóa – Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra chung kết và trao giải các cuộc thi “ Trạng nguyên nhỏ tuổi” và Viết chữ đẹp “Nét chữ – Nết người” toàn quốc năm học 2020-2021.
Các thí sinh làm bài thi tổ hợp.
Có 390 thí sinh đua tài trong ngày hội (198 học sinh thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi, 130 học sinh thi Viết chữ đẹp; 62 học sinh thi Trạng Nguyên khối 6 7).
Để tới được vòng chung kết, các thí sinh đã trải qua nhiều tháng đua tài ở 2 vòng sơ loại cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi và vòng sơ khảo viết chữ đẹp trên báo Chăm học. Các thí sinh có số điểm cao nhất được Ban tổ chức mời tham dự vòng chung kết.
Trao giải cho các Trạng nguyên nhỏ tuổi.
Video đang HOT
Tham gia vòng chung kết, các thí sinh tham dự cuộc thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” thực hiện bài thi với 3 môn thi: Toán, Tiếng Việt, Khoa học. Các thí sinh có điểm số cao nhất trong phần thi viết được lựa chọn để tham gia phần thi ứng xử, từ đó Ban giám khảo tìm ra Trạng nguyên xuất sắc trong học tập, mạnh dạn, tự tin và biết cách biểu đạt suy nghĩ cá nhân.
Năm 2021, hội thi có thêm sự tham dự của học sinh khối 6,7. Với hình thức thi mới mẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, vừa phân hóa vừa tích hợp, các thí sinh khối THCS đua tài ở 2 môn: Toán và Tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn Văn- Sử- Địa). Cùng với đó là phần thi đồng đội với mục đích cổ vũ tinh thần làm việc nhóm, đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau của các nhóm học sinh…
Trao giải cho học sinh khối 6, 7 đoạt giải.
Kết quả, Ban tổ chức đã lựa chọn và trao 24 giải Trạng nguyên nhỏ tuổi; 2 giải “Trạng nguyên tổ hợp khoa học xã hội”; 2giải “Trạng nguyên Toán học” và 4 giải Trạng nguyên đồng đội.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn trao 32 giải Bảng nhãn, 48 giải Thám hoa cùng 94 giải Hoàng giáp cho các “Trạng nguyên nhỏ tuổi”.
Đối với Cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ – Nết người”, Ban tổ chức đã trao 8 giải Nhất cùng với 24 giải Nhì, 32 giải Ba và 94 giải Hoàng Giáp cho các thí sinh.
Lều trạng nguyên
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh ở H.Trà Ôn, Vĩnh Long vui mừng trước sự xuất hiện của các lều trạng nguyên, giúp con em họ có nơi sinh hoạt, vui chơi giải trí bổ ích.
Lều trạng nguyên thu hút nhiều học sinh đến đọc sách và vui chơi giải trí - THIÊN LỘC
Khơi dậy lòng đam mê học hỏi
Lều trạng nguyên là mô hình do ông Nguyễn Văn Bé Ba (ngụ xã Thiện Mỹ, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) khởi xướng với mục đích khơi dậy lòng đam mê học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu sách báo trên nhiều lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và sinh hoạt đời thường. Ngoài ra, mô hình này còn động viên, khích lệ các em học sinh chuyên cần, phấn đấu học tập theo gương các vị trạng nguyên đất Việt.
Ông Bé Ba cho biết nhờ thời gian công tác trong ngành du lịch tại TP.HCM, ông có điều kiện tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở nhiều địa phương. Từ đó, ông ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình lều trạng nguyên để giúp các em ôn lại lịch sử quê hương và tự hào với những danh nhân nước Việt.
Mặc dù công việc khởi đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng ông không chùn bước. Sau khi bàn bạc với vợ là một họa sĩ đang công tác tại TP.HCM, ông quyết định trở về Trà Ôn xây dựng mô hình này.
"Lều trạng nguyên được bố trí trước lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn. Tổng cộng có 10 lều, mỗi lều mang tên một vị trạng nguyên trải qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó giúp các em có dịp ôn lại thân thế, sự nghiệp của các danh nhân một cách tường tận", ông Bé Ba nói.
Nhìn tổng thể, lều nào cũng khang trang, sạch đẹp, bài trí mỹ thuật, hài hòa; trong đó nổi bật là sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu báo chí và nhiều đồ chơi giải trí.
Khắc phục "tật" mê game của học sinh
Lều trạng nguyên chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 2.2021. Mở cửa lúc 8 - 20 giờ từ thứ ba đến thứ bảy. Tuy mới hoạt động chưa đầy một tháng nhưng đã thu hút nhiều giới trẻ đến đọc sách và tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật.
Huyền Nga, học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn, phấn khởi cho biết: "Tuy trường cách lều trạng nguyên khá xa nhưng em và các bạn thường xuyên đến đây vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để đọc sách báo và vui chơi giải trí. Ở đây rất thoáng mát, môi trường yên tĩnh. Mỗi lều đều có nhiều sách báo, tài liệu nghiên cứu khoa học, mỹ thuật, lịch sử, chuyện cổ tích rất thú vị. Vui nhất là được chơi rất nhiều trò chơi dân gian, đánh cờ giúp mình mở mang trí tuệ".
Công việc tuy nhọc nhằn nhưng ông Bé Ba một mình đảm nhận, vừa quản lý các lều, vừa hướng dẫn các em học tập và vui chơi giải trí. Những lúc rảnh rỗi, ông kể cho các em nghe nhiều câu chuyện lý thú về các vị trạng nguyên lỗi lạc của nước Việt như Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Quỳnh, Trạng Bùng, Lương Thế Vinh..., những ông trạng thông minh, xuất chúng được nhân dân đời đời kính phục. Ngoài ra, ông còn kể về công lao to lớn của Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn, một công thần của đất Trà Ôn.
Ông Bé Ba chia sẻ về sự ra đòi của lều trạng nguyên: "Đa số học sinh bây giờ mê game, mê trò chơi điện tử hơn đọc sách, kể cả chuyện cổ tích và sách hoạt hình, nhiều em cũng hững hờ. Hình như bất cứ nơi nào, lúc nào, đôi mắt các em cũng dán vào chiếc điện thoại thông minh. Dù cha mẹ có ép đọc sách nhưng nhiều em vẫn quay lưng. Trước tình trạng đó, tôi muốn thuyết phục các em dành ít thì giờ đọc sách, tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật. Làm thế nào để cho các em thấy sách là món ăn tinh thần không thể thiếu. Có đọc sách mới nâng cao kiến thức. Để làm được việc đó, trước hết tôi phải chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của từng ông trạng để kể cho các em nghe, khơi dậy trong lòng các em sự ngưỡng mộ đối với các ông trạng và tiền nhân".
Trường Tiểu học bán trú "A" Long Thạnh - đơn vị có truyền thống dạy và học Trường Tiểu học bán trú "A" Long Thạnh là đơn vị có truyền thống trong giảng dạy và học tập ở TX. Tân Châu (An Giang). Những năm qua, nhờ học tập và làm theo Bác, chi bộ nhà trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trường Tiểu học bán trú "A" Long Thạnh được...