Thí sinh nhận định đề Văn chuyên vào Phổ thông Năng khiếu nhẹ nhàng
Trưa 14/7, hơn 600 thí sinh hoàn thành bài thi môn Văn chuyên lớp 10 vào trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) rời phòng với tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Thí sinh hoàn thành buổi thi môn Văn chuyên vào trường Phổ thông Năng khiếu
Tại điểm thi của trường Phổ thông Năng khiếu (cơ sở chính, Quận 10), nhiều thí sinh cho rằng đề thi Ngữ văn chuyên năm nay dễ hơn so với mọi năm. Dạng đề mở rộng nên thí sinh được tự do đưa ra nhận định và các phương thức làm bài khác nhau.
Đề gồm hai câu hỏi, câu một thiên về nghị luận xã hội, yêu cầu thí sinh viết một bài văn nghị luận xã hội từ mối suy ngẫm về hình tượng (cánh rừng – con người) từ hai câu thơ đã được cho sẵn. Câu hai lại kết hợp cả nghị luận văn học và kiến thức từ các tác phẩm các em đã được học. Cụ thể, từ suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm Văn chương lâm nguy để yêu cầu thí sinh nêu lên nhận định của bản thân và chọn một vài nhân vật văn học để làm rõ hơn ý kiến của mình.
Thí sinh bàn luận về đề văn chuyên năm nay
Video đang HOT
Thí sinh Lê Kim Duyên, học trường THCS Kim Đồng (Quận 5) vui vẻ cho rằng: “Đề thi Văn năm nay dễ hơn so với những năm trước, đề Văn mang khuynh hướng mở, về lý luận nhiều hơn kiến thức bài vở học ở trường. Khi làm bài em chú trọng hơn vào các từ khóa đặc biệt là các câu từ mang nội dung trọng tâm để không bỏ lỡ bất kì chi tiết đắt giá nào.”
Còn thí sinh Trần Long Vũ, học trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng chia sẻ: “Đề thi Văn năm nay thật ra không quá khó, dễ hơn so với năm ngoái nhưng câu 2 rơi vào phần em chưa ôn nhiều nên em viết cũng ổn chứ không tốt lắm”.
Thí sinh hớn hở sau khi thi xong
Tương tự, thí sinh Nguyễn Liên Hảo, cũng học trường THPT Trần Đại Nghĩa nêu ý kiến rằng: “Đề Văn năm nay thật sự dễ hơn những năm trước, tại đề những năm trước thiên hướng về học bài. Năm nay chỉ cần nắm rõ nội dung chính của các tác phẩm và các nhân vật nghệ thuật thì sẽ làm được bài tốt”.
Hơn 600 thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn của trường Phổ thông Năng khiếu
Trong khi đó, một giáo viên dạy văn THCS thì đánh giá rằng câu 2 dù ngắn nhưng thực sự là câu khó của để phân loại thí sinh. Đề yêu cầu học sinh phải có kiến thức lý luận văn học một cách hệ thống, nhận diện yêu cầu của đề. Học sinh nắm kiến thức chắc mới có khả năng lựa chọn tác phẩm, nhân vật để dẫn chứng cho phù hợp và trọn vẹn bài làm.
Chiều 14/7, các thí sinh sẽ tiếp tục thực hiện bài thi môn Vật lý chuyên với thời lượng 150 phút, được bắt đầu vào lúc 14h. Ngày mai là ngày thi cuối cùng của các thí sinh trường Phổ thông Năng khiếu với hai 2 môn chuyên là Tin học và Sinh học đều được bắt đầu vào lúc 13h.
Gợi ý đáp án đề thi môn Văn trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn
Theo nhận định của giáo viên, đề thi môn Văn trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn không dễ đối với học sinh lớp 9.
Sáng 13/7, các thí sinh xét tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) hoàn thành xong bài thi môn Ngữ văn.
Về cấu trúc, đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyên của các tỉnh, thành phố nói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng, đó là cấu trúc 4/6 dành cho hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Câu Nghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, bởi cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: "Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?"; và quan trọng nhất, đương nhiên là bản thân vấn đề nghị luận với hai phạm trù có thể bị coi là đối lập, thậm chí loại trừ nhau: "lắng nghe người khác" và "thể hiện bản thân".
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn.
" Lắng nghe người khác" thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức... Còn " thể hiện bản thân" lại cho thấy hai khả năng trong tính cách con người, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn...
Đề bài đặt hai bình diện trong một câu nghi vấn: "Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?", đó là cách tạo tình huống thách thức cho học trò khi các em phải tự trả lời câu hỏi đó bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi các em.
Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài - cụm từ "Phải chăng..." thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó; cấu trúc câu định nghĩa: "...lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?" có lẽ không khó để những học trò chuyên văn tương lai có thể mơ hồ nhận ra những cảnh báo đồng thời cả về văn hóa ứng xử và sự tỉnh táo của trí tuệ trong quá trình nhận thức...
Câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, hai phạm trù nội dung - nghệ thuật của thơ nói riêng. Vấn đề tuy quen thuộc nhưng không hề dễ với học trò lớp 9 khi các em phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ tưởng chỉ như một lời dẫn: "Thơ đối với cuộc sống..."; phải giải mã được hai khái niệm "nhan sắc" và "đức hạnh" trong hình ảnh so sánh "Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình...".
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Quan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa "nhan sắc" và "đức hạnh" của thơ với cuộc sống con người - đây là vấn đề không hề đơn giản với những học trò lớp 9, khi một thời, người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới "đức hạnh" của thơ mà bỏ bê "nhan sắc"; chỉ soi cho bằng ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu... của thơ, lẫn lộn thơ/vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật; chỉ lo "tải đạo/ ngôn chí" mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở...
Hoặc nữa, các em phải mở rộng được khái niệm "nhan sắc", đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm, và vì vậy, đó là một thứ hình thức chứa nội dung; cũng như thế, khái niệm "đức hạnh" không nên giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội, mà phải hướng tới những giá trị mang tính vĩnh hằng, đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh mình.
Từ hai khái niệm đó, các em phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ không thể tách rời giữa hình thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy không có hình thức nào không chứa nội dung, và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức - sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi "làm quen", vừa yêu thương khi "sống với nhau lâu dài".
Đề Ngữ văn chuyên của kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2020 đã có một sự ra mắt an toàn và tương đối ấn tượng với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học không mới nhưng vẫn có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc. Trong tương lai, chúng ta vẫn hi vọng đón đợi những đề thi tuyển sinh hoàn toàn bứt ra khỏi lối mòn, từ cấu trúc tới vấn đề...
Đề Ngữ văn chuyên vào trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Trong 150 phút sáng 13/7, thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) phải làm hai câu nghị luận xã hội và văn học. Bước ra khỏi phòng thi trong tràng pháo tay của các tình nguyện viên từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc...