Thí sinh loay hoay giữa 20 con đường vào đại học
Có khoảng 20 con đường vào đại học nhưng nhiều học sinh vẫn loay hoay trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển. Một số phương thức còn mới lạ, chưa phổ biến đối với các em.
Ba tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, nhưng hiện tại, Mai Tấn Đạt – học sinh lớp 12H, trường THPT chuyên Quang Trung (tỉnh Bình Phước) chỉ tìm hiểu và nắm vững thông tin của 2/20 phương thức tuyển sinh đại học.
“Năm nay có nhiều phương thức tuyển sinh, các bạn ở lớp em cũng đã đậu đại học ở một số phương thức. Khi thấy các bạn trúng tuyển, em bất ngờ vì bản thân còn chưa biết thông tin về phương thức đó. Trong 20 phương thức tuyển sinh, nhiều phương thức đối với em vẫn rất mới lạ”, Đạt nói.
Học sinh lớp 12 ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) trong tiết học. Ảnh: Chí Hùng.
Hoang mang vì… có nhiều phương thức
Đọc thông tin về 20 con đường xét tuyển đại học, Tấn Đạt vui mừng vì có nhiều cơ hội để “săn” được tấm vé trúng tuyển vào ngành học yêu thích của bản thân.
Nguyện vọng của Tấn Đạt là ngành Logistics của ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Năm nay, trường đại học này đã công bố 6 phương thức xét tuyển khác nhau là tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022; xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, xét học lực kết hợp phỏng vấn; và phương thức mới là xét kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.
Tuy nhiên, đến hiện tại, Tấn Đạt chỉ nắm rõ 2 phương thức là xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo thầy Nguyễn Xuân Sáng, giáo viên trường THPT chuyên Quang Trung (tỉnh Bình Phước), trong cuộc chạy đua tuyển sinh vào đại học, học sinh cần được giáo viên đồng hành tư vấn rất nhiều. Ảnh: Chí Hùng.
“Không chỉ riêng em, nhiều học sinh khác trong lớp cũng cảm thấy mới lạ và hoang mang về 20 phương thức tuyển sinh đại học năm nay. Phần lớn học sinh trong lớp vẫn cố gắng tập trung vào việc thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và thi tốt nghiệp THPT. Các phương thức còn lại đối với chúng em vẫn chưa phổ biến lắm”, Tấn Đạt nói.
Theo Đạt, từ năm lớp 10, hầu hết học sinh đã được định hướng xét tuyển vào đại học bằng việc thi tốt nghiệp THPT; nên đến năm lớp 12, khi những phương thức mới xuất hiện, các em loay hoay, không biết phải làm gì để tận dụng được cơ hội trúng tuyển.
Video đang HOT
“Xuất hiện nhiều phương thức tuyển sinh mới vào thời gian cuối cấp nên chúng em hoang mang và không chuẩn bị kịp, cũng không tự tin xét tuyển”, Đạt nói.
Cùng lớp với Đạt, Nguyễn Duy Thắng cho biết đã nắm bắt được 3 phương thức là xét học bạ, thi tốt nghiệp THPT và xét điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Trước ma trận 20 phương thức tuyển sinh, Thắng vẫn chưa biết nên sử dụng phương thức nào để tăng cơ hội trúng tuyển.
Thấy các bạn đi thi đánh giá năng lực, nam sinh cũng đăng ký tham gia để không bỏ lỡ cơ hội của bản thân. Tuy nhiên, ĐH Y Dược TP.HCM mà Thắng mong muốn trúng tuyển lại không sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực.
Theo Thắng, những học sinh có cùng nguyện vọng này là đối tượng chịu thiệt thòi trong ma trận phương thức tuyển sinh năm nay, vì ĐH Y Dược TP.HCM không sử dụng nhiều phương thức xét tuyển. Năm 2021, nhà trường chỉ xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Trong khoảng thời gian còn lại, em nghĩ mình không cần tìm hiểu thêm phương thức nào cả. Vì biết thêm thì sẽ phát sinh nhiều lựa chọn và bản thân lại hoang mang, suy nghĩ đăng ký xét tuyển, tốn thời gian hơn. Em sẽ tập trung vào việc ôn thi tốt nghiệp THPT”, Thắng nói.
Giáo viên nên tư vấn, đồng hành cùng học sinh
Từ đầu năm học, trường THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Bình Dương) đã thông báo cho học sinh các phương thức xét tuyển vào đại học và cập nhật liên tục để các em chuẩn bị.
Ở lớp 12A2, thầy Nguyễn Văn Tây – giáo viên dạy môn Toán, đồng thời là quản nhiệm của lớp đã cho học sinh liệt kê các ngành nghề mà bản thân quan tâm để định hướng phương thức xét tuyển. Nhà trường cũng đã phối hợp với phụ huynh để đồng hành cùng các em trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay.
“Tôi mong muốn các em phát triển bản thân ở nhiều phương thức chứ không gói gọn trong một phương thức nào cả. Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM vừa rồi, cả lớp đã cùng nhau ôn tập và đi thi, vì biết đây là phương thức đang được nhiều trường sử dụng. Mức điểm trung bình cả lớp đạt được là 940,6/1200 điểm”, thầy Tây nói.
Học sinh lớp 12A2 của thầy Nguyễn Văn Tây trong giờ học trên lớp. Ảnh: NVCC.
Theo thầy Tây, giáo viên muốn đồng hành cùng học sinh trong ma trận 20 phương thức tuyển sinh thì phải nắm rõ các phương thức để tư vấn, giúp tăng khả năng đậu đại học cho các em. Thầy Tây đã liên tục đọc báo và thông tin ở website của các trường đại học để nắm bắt sự thay đổi của phương thức tuyển sinh, sau đó, thông báo đến các em.
Thầy Nguyễn Xuân Sáng, giáo viên môn Địa lý, đồng thời là chủ nhiệm lớp 12H, trường THPT chuyên Quang Trung (tỉnh Bình Phước) nhận định việc đa dạng phương thức xét tuyển là lợi thế cho thí sinh năm nay. Các em có nhiều cơ hội để lựa chọn xét tuyển vào đại học, không bị gò bó ôn thi tốt nghiệp THPT.
Thời gian dạy học online, thầy Sáng đã thường xuyên tư vấn cho học sinh về các phương thức ở mỗi tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Theo thầy, học sinh nên tận dụng tối đa các phương thức, không nên chủ quan chỉ ôn thi tốt nghiệp THPT vì hiện tại chỉ tiêu của phương thức này tại các trường đại học đang ít dần.
“Tôi nghĩ trong mỗi trường THPT nên có thêm một bộ phận phụ trách công tác tuyển sinh để cập nhật và theo dõi thường xuyên những thông tin tuyển sinh ở các trường đại học, rồi chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp 12. Từ đó, giáo viên mới có tư liệu để tư vấn và đồng hành cùng học sinh xét tuyển vào đại học”, thầy Sáng nói.
Năm 2022, dựa trên phương án tuyển sinh đại học chính quy mà nhiều trường đã công bố, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển theo khoảng 20 phương thức. Đó là phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế, xét tuyển kết hợp đa dạng…
Tuy nhiên, dù đăng ký xét tuyển vào bao nhiêu trường, thông qua các con đường khác nhau, thí sinh cũng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng.
Thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học: Hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh
Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, học sinh luôn được thầy cô đồng hành, hỗ trợ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Học sinh Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về trường đại học trước kỳ tuyển sinh năm 2020.
Luôn sẵn sàng các điều kiện
Tại Trường THPT Mỹ Quý, Đồng Tháp, thầy Hiệu trưởng Trần Văn Hân cho biết, nhà trường chú trọng tăng cường công tác hướng nghiệp và tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận với những buổi tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng. Cùng với đó, cập nhật, triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh năm 2022; đặc biệt là các điểm mới, nội dung có thay đổi đến học sinh, phụ huynh.
Nhà trường đang chuẩn bị thành lập tổ Tuyển sinh để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình đăng ký nguyện vọng. Các thiết bị và đường truyền internet cũng được chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình tham gia đăng ký nguyện vọng.
Tại Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cô Bùi Thu Hiền - giáo viên phụ trách công tác tuyển sinh khẳng định - nhà trường luôn hỗ trợ học sinh tối đa để các em đạt kết quả tốt nhất trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.
Theo đó, bên cạnh việc cập nhật, thông tin kịp thời đến thí sinh, phụ huynh các quy định mới về kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh, nhà trường sẵn sàng cho học sinh mượn, sao học bạ và các giấy tờ khác để kịp thời hoàn thiện, nộp hồ sơ tuyển thẳng, sơ tuyển khi có yêu cầu. Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật của trường luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của học sinh, phụ huynh về kỳ thi.
Hiểu được lo lắng của học sinh khối 12 thời điểm này, cô Nguyễn Thị Huệ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Thái Bình), thông tin: Bên cạnh tiếp tục triển khai kế hoạch dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh và yêu cầu giáo viên tìm hiểu thêm đề thi khảo sát năng lực của các trường đại học để có thể hỗ trợ học sinh tốt nhất.
Cho học sinh tham gia các ngày hội tư vấn, hướng nghiệp được các trường quan tâm trước mỗi kỳ tuyển sinh.
Lưu ý trước những điểm mới
Trước những thay đổi về tuyển sinh, học sinh có thời gian để đăng ký nguyện vọng và lợi thế khi đã biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, học sinh cần hết sức lưu ý do không được thay đổi nguyện vọng sau khi đã hết thời gian đăng ký.
Nhấn mạnh điều này, thầy Trần Văn Hân khuyên thí sinhnên tập trung ôn tập thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt đầu tư các môn dự kiến sẽ sử dụng kết quả để xét tuyển sinh.
Cùng với đó, các em cũng cần chủ động tiếp cận thông tin các trường đại học, cao đẳng dự kiến đăng ký xét tuyển; chuẩn bị các nguyện vọng phù hợp năng lực, nguyện vọng bản thân, điều kiện gia đình và các yếu tố khác theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học.
"Các em hãy xác định, tìm hiểu thật kỹ để có nguyện vọng phù hợp, tính khả thi cao, tránh đăng ký nhiều trường sau đó trúng tuyển trường nào học trường đó. Việc chuẩn hóa thông tin cá nhân và chuẩn bị trước hồ sơ về đối tượng ưu tiên, khu vực tuyển sinh cũng rất quan trọng để bảo đảm quyền lợi về sau", thầy Trần Văn Hân lưu ý.
Còn theo cô Nguyễn Thị Huệ, việc các trường đại học đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh đồng nghĩa với khả năng có thể đánh giá năng lực, tư duy logic, khả năng vận dụng kiến thức của các thí sinh, không chú trọng đánh giá tái hiện kiến thức, tránh học tủ, học vẹt. Cô Huệ cho rằng, đây là xu hướng đánh giá tiến bộ trên thế giới, tạo thêm nhiều cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
Đưa lời khuyên cho học sinh trước những điểm mới tuyển sinh năm nay, cô Huệ đặc biệt nhấn mạnh việc giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ lạc quan để ôn tập tốt cho kỳ thi ở phía trước. Cùng với đó, học sinh học nghiêm túc các môn, không được học quá lệch.
"Các em cần cập nhật thông tin tuyển sinh đầy đủ, kịp thời. Tất cả đề án tuyển sinh bao gồm: chỉ tiêu, phương thức, tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ,... đều được các trường cập nhật trên website.
Thay vì tập trung vào tất cả các cách thức, các em hãy chọn lọc phương án xét tuyển mà mình có thể đáp ứng được. Từ đó tìm ra cách học cụ thể phù hợp với phương thức xét tuyển đã chọn. Quan tâm đến kỳ thi đánh giá năng lực cũng là một cách thức tăng thêm cơ hội trúng tuyển, vì đã có khoảng gần 50 trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để xếp loại đầu vào", cô Nguyễn Thị Huệ cho hay.
Với cô Bùi Thu Hiền, việc quan trọng đầu tiên thí sinh cần lưu ý là giữ gìn sức khỏe. Với việc học, tập trung hết khả năng để ôn luyện theo đúng tiến độ, kế hoạch của trường, lớp. Thực hiện đầy đủ, chính xác, theo đúng kế hoạch, tiến độ nhập (đăng ký), soát (giám sát, kiểm tra) thông tin tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng mà trường, Bộ/sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu.
"Các em cũng cần nghiên cứu kỹ, viết ra các phương án tuyển sinh, ngành học của trường mình có nguyện vọng học. Đăng ký nộp hồ sơ tuyển thẳng (dự phòng) khi có kết quả học tập đáp ứng yêu cầu tuyển thẳng của các trường", cô Bùi Thu Hiền dặn dò.
Tuyển sinh 2022: Khắc phục tình trạng 1 thí sinh đỗ nhiều trường Tuyển sinh năm 2021 tồn tại tình trạng thí sinh ảo, một em đỗ vào nhiều trường đại học khác nhau trong cùng đợt xét tuyển. Ảnh minh họa/internet Chỉ đỗ 1 nguyện vọng ở 1 phương thức Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), thực tế trên làm ảnh hưởng tới cơ hội trúng...