Thí sinh không dự thi tốt nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BGDĐT quy định mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa
Theo đó, mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định, Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông có kích thước 19cm x 13,5cm. Nội dung ghi trên Giấy chứng nhận gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; dân tộc; năm người học hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận… Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông của người học phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị và đóng dấu theo quy định.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 13-8-2020 và thay thế Quyết định số 39/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp trung học phổ thông.
Video đang HOT
Theo Điều 34, Luật Giáo dục, có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Lịch nghỉ hè mới nhất: Học sinh sẽ có 3 tháng nghỉ hè
Từ năm học 2020-2021, Bộ GDĐT yêu cầu tất cả các trường không được tập trung học sinh trước 1.9 và không được tổ chức dạy học trước ngày 5.9. Như vậy, nếu kết thúc năm học vào 31.5 như thường lệ, thì từ sang năm, học sinh sẽ có trọn vẹn 3 tháng nghỉ hè.
Giữa tháng 7.2020, các trường học trên cả nước sẽ tổ chức lễ bế giảng, kết thúc năm học. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Tại cuộc họp báo thông tin về những chỉ đạo, điều hành của ngành giáo dục đào tạo trong 6 tháng đầu năm 2020, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Nam thông tin, Bộ đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGD&ĐT.
Theo đó, Bộ GDĐT sẽ quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5.9.2020; quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1.9.2020.
Cơ sở giáo dục công lập nào dạy học trước 5.9 sẽ bị xử lý nghiêm.
Thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học. Nếu không chịu tác động của yếu tố khách quan, năm học sẽ kết thúc trước ngày 31.5.2021.
Đặc biệt, quy định này sẽ áp dụng từ năm học 2020-2021 trở về sau, trên tinh thần để học sinh, giáo viên có thêm thời gian nghỉ hè, tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Những năm trước, học sinh nghỉ hè từ 31.5 và thường tựu trường vào đầu tháng 8. Học sinh có 2 tháng để nghỉ hè. Với quy định mới, tựu trường sớm nhất từ 1.9, thì học sinh sẽ được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng.
Còn với năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh các trường công lập trên cả nước vẫn đang phải đi học trong dịp hè. Hiện các cơ sở giáo dục đã thực hiện xong việc kiểm tra học kỳ II với học sinh.
Tại Hà Nội, nhiều trường đã tổ chức lễ bế giảng và chia tay học sinh lớp 9, lớp 12. Với các khối lớp còn lại, trường tổ chức ôn tập, dạy bù kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học các nội dung đã được Bộ GDĐT tinh giản trong sách giáo khoa. Học sinh trên toàn thành phố sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 15.7 đến đầu tháng 9.
Tương tự, TPHCM cũng cho học sinh nghỉ hè từ 15.7 và tựu trường vào 1.9.
Tại Thừa Thiên - Huế, theo ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, mặc dù năm học 2019-2020 kết thúc muộn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng kế hoạch của năm học mới 2020-2021 vẫn diễn ra đúng lịch chương trình của Bộ GDĐT.
Theo đó học sinh trên toàn tỉnh sẽ tựu trường và khai giảng năm học mới vào cùng ngày 5.9.2020.
Tại Nghệ An, các trường học trên địa bàn đồng loạt kết thúc năm học trong tháng 6. Cụ thể, khối THPT kết thúc năm học vào ngày 25.6, các khối lớp còn lại nghỉ học từ ngày 30.6.
Theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, Nghệ An và các địa phương đều phải thực hiện lịch tựu trường sớm nhất là 1.9.2020. Như vậy, năm nay học sinh sẽ có ít nhất 1,5 để nghỉ hè. Từ những năm sau, thời gian nghỉ hè có thể là 3 tháng.
Bán trường chuyên không làm xã hội công bằng hơn Sự tham gia của tư nhân có thể giúp giáo dục hiệu quả và đa dạng hơn, nhưng không thể tạo ra công bằng xã hội bằng cách bán trường chuyên cho khối này. Sau khi phân tích khác biệt giữa trường chọn ở Anh và trường chuyên ở Việt Nam, TS Nguyễn Tiến Việt, chuyên gia kinh tế đang công tác tại...