Thí sinh kết thúc thi đánh giá năng lực với tâm lý nhẹ nhàng
Sáng nay 28.3, có 68.385 thí sinh đến các điểm thi để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, đạt 97.94% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Thí sinh vui vẻ trò chuyện, trao đổi sau khi kết thúc buổi thi – MỸ QUYÊN
Thí sinh trong lúc chờ đợi chuẩn bị mở nêm phong đề thi – MỸ QUYÊN
Ngay sau khi kết thúc 2,5 tiếng dự thi bài thi đánh giá năng lực, các thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nộp bài với tâm trạng hết sức thoải mái, vui vẻ. Nhiều nhóm học sinh nán lại để cùng trao đổi và chia sẻ tình hình làm bài của mình.
Thí sinh Nhữ Quốc Anh, Trường THPT Sương Nguyệt Anh, TP.HCM cho biết: “Tất cả các kiến thức trong đề thi đều khá dễ chịu, trong đó, môn văn là nhẹ nhàng nhất nhưng môn hoá thì tương đối khó. Em dự đoán mình được khoảng 800 điểm”. Được biết, Quốc Anh dự định xét tuyển vào ngành logistics và công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Thí sinh nộp bài thi – MỸ QUYÊN
Trong khi đó, Trần Đức Minh, Trường THPT Nguyễn Du, vui vẻ cho hay so với đề thi mà Minh tham khảo ở các anh chị năm trước thì kiến thức xã hội trong đề thi năm nay có phần dễ hơn. “Tuy nhiên em thấy những câu thuộc môn hóa, sinh lại tương đối khó nên có khoảng 20 câu là em đánh lụi. Em dự kiến xét ngành cơ khí và quản lý công nghiệp của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và ngành marketing của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM”, Minh chia sẻ.
Phún Phượng Thuỷ Tiên, Trường THPT Nguyễn Du, cũng cũng nhìn nhận đề khá nhẹ nhàng, trong đó kiến thức các môn xã hội dễ và các môn hóa, lý, sinh hơi khó. Tiên lý giải có lẽ do mình học khối D và xét ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh tế Luật và ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên sẽ “ăn” điểm ở những môn như tiếng Anh, văn học và toán. “Em nghĩ mình được khoảng 800 điểm”, Tiên nhận định.
Một nhóm thí sinh trao đổi sau buổi thi – MỸ QUYÊN
Một nhóm thí sinh khác đến từ trường THPT Nguyễn Du cười nói khá vui vẻ vì hầu hết đều làm được bài. Đỗ Quốc Hưng cho rằng kỳ thi này không quá áp lực so thi tốt nghiệp THPT vì bài thi theo hình thức trắc nghiệm, kiến thức tổng hợp nhẹ nhàng. “Hơn nữa nếu điểm thấp em vẫn còn có thể xét bằng học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT nên em đi thi với tâm lý cũng rất thoải mái”, Hưng bày tỏ.
Ninh Duy Anh, thí sinh đến từ Trường THPT Việt Đức, mặc dù học khối tự nhiên nhưng vẫn cho rằng kiến thức hoá, sinh khó vì những câu hỏi liên quan đến kiến thức bên ngoài nhiều hơn là những gì đã học trong sách giáo khoa. Duy Anh dự định sẽ đăng ký bằng kết quả thi đánh giá năng lực vào ngành luật thương mại của Trường ĐH Kinh tế luật với mức điểm dự kiến mình được là từ 700 đến 800 điểm.
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức nhằm để tuyển sinh một phần chỉ tiêu của 70 trường ĐH, CĐ sẽ diễn ra vào sáng 28.3. Với 69.794 thí sinh tham dự, kỳ thi này được tổ chức tại 21 cụm thi, 65 điểm thi ở 7 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Đắk Lắk. Trong đó, TP.HCM là địa phương có nhiều thí sinh dự thi nhất với trên 50.600 người, tại 14 cụm thi với gần 1.500 phòng thi và trên 3.800 cán bộ coi thi.
Thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học tập: Phải thực chiến đề thi thật nhiều
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Trường THPT Nguyễn Du (H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng 21.3 trao đổi với các thủ khoa ôn thi như thế nào cho hiệu quả trong kỳ thi đánh giá năng lực?
Thủ khoa giao lưu với học sinh tại H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Về vấn đề này, Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2019, cho rằng kỳ thi đánh giá năng lực kiến thức rất rộng, phân bổ ở rất nhiều mảng kiến thức. Không phải thí sinh nào cũng giỏi toàn diện các môn. Vì thế, trong giai đoạn nước rút này, nếu muốn ôn thi hiệu quả, thay vì học theo sách giáo khoa từ đầu để có kiến thức, các bạn nên vào làm đề luôn, nếu câu nào chưa biết thì quay lại để xem kiến thức ở phần đó.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nguyễn Thị Trân, học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, hỏi: "Làm thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT?". Trả lời cho câu hỏi này, Võ Lập Phúc, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cho rằng môn văn là tư duy ngôn ngữ, làm thế nào để mỗi bài văn phải có điệu hồn riêng của mình. Chính vì thế, trong bài làm văn phải thể hiện được phong cách, giá trị sống, tầm nhìn, lý tưởng của chính các bạn vào bài văn và vấn đề này phải được tích lũy từ chính quá trình đọc, luyện tập mỗi ngày.
Đối với môn lịch sử, Phúc khẳng định không phải học thuộc lòng, không tư duy theo kiểu học thuộc lòng. "Phần thi trắc nghiệm của môn sử là phản ánh của logic sự kiện và khi học, các bạn phải làm sao liên kết được các sự kiện lại với nhau, các sự kiện này ảnh hưởng và là tiền đề để dẫn đến các sự kiện khác. Cách để học tốt môn lịch sử, đầu tiên là phải đọc hết toàn bộ sách giáo khoa và thứ hai là học cách trả lời thật nhanh sự kiện này có những ảnh hưởng gì đến các sự kiện sau", Phúc chia sẻ.
Trần Ngọc Đoan, thủ khoa đầu vào khối A Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm 2020, cho biết tính chất môn hóa và lý không đơn thuần giải bài tập như môn toán. Ở đề thi của 2 môn này, phần đầu có rất nhiều câu lý thuyết nên đầu tiên, để học tốt 2 môn này, phải nắm vững kiến thức, hiểu sâu và hiểu đúng, từ đó mới phát triển lên những bài tập khó. Đoan khuyên học sinh phải thực chiến đề thi càng nhiều càng tốt, vì việc chúng ta học và đề thi ra thế nào không phải lúc nào cũng giống nhau.
Trong giai đoạn nước rút, Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào khối A1 Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM năm 2019, khuyên với môn toán, học sinh nên tiếp cận đề theo tư duy mở, không nên tiếp cận kiến thức chỉ theo sách giáo khoa mà từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các thầy cô trẻ sẽ có những cách thức giải rất mới. Không những thế, Lương cũng khuyên nên ôn và giải đề vào cùng giờ sẽ thi chính thức môn đó ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm quen với thời gian làm bài thi.
Khi học sinh băn khoăn về việc chọn ngành nghề, Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mở TP.HCM, đưa ra lời khuyên từ chính câu chuyện của mình. "Mình từng thi 2 lần không đậu vào trường đại học lớn với chuyên ngành mình yêu thích nên sau 2 năm vẫn quyết thi lại. Mình biết năng lực của mình đến đâu nên chọn ngành gần giống, có liên quan với ngành mình yêu thích, ở một trường lấy mức điểm thấp hơn. Nhưng mình nhận ra rằng nếu vào trường lớn, chưa chắc mình đã cố gắng và có được những thành tích nổi trội như bây giờ", Minh kể.
'Mẹ Ninja' đợi con thi đánh giá năng lực trong trời TP.HCM nắng như đổ lửa 'Chị ơi sao không vào chỗ mát đợi?'. 'Thôi ở đây cho con dễ thấy', người mẹ trùm kín như Ninja ngồi trên xe máy giữa tiết trời TP.HCM nắng như đổ lửa. Người mẹ "ninja" đợi con trong nắng nóng - ẢNH THÚY HẰNG Sáng nay, 28.3, thí sinh ở TP.HCM tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc...