Thí sinh Hà Nội cần lưu ý cách khai hồ sơ ĐKDT
Hà Nội năm nào cũng là thành phố có lượng thí sinh dự thi ĐH, CĐ đông nhất nước. Bên cạnh đó, do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên cách khai hồ sơ của thí sinh nhiều địa điểm tại Hà Nội cũng khác nhau.
Về cách khai hồ sơ, thí sinh (TS) cần lưu ý, mục số 3 không phải là nơi ghi nguyện vọng 2 (NV2). Nếu TS có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường có tổ chức thi thì khai đầy đủ ở mục 2, không khai mục 3. Nếu TS có NV1 học tại các trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH thì khai mục 2 gồm tên trường, ký hiệu trường, khối thi và không khai mã ngành; còn mục 3 khai đầy đủ nội dung của trường không tổ chức thi mà TS có NV1.
Liên quan đến việc khai mục này, năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành danh mục những trường thuộc diện cần lưu ý để giúp TS hạn chế tối đa sai sót khi khai hồ sơ.
Ngoài việc đọc kỹ tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011″, TS cần đối chiếu với danh mục này để xác định 3 dạng trường nếu đăng ký NV1: thứ nhất là những trường vừa có khối (ngành) tổ chức thi, vừa có khối (ngành) không thi, thứ hai là các trường CĐ chỉ xét tuyển kết quả thi ĐH mà không tổ chức thi, thứ ba là hệ CĐ của trường ĐH chỉ xét kết quả thi vào trường ĐH đó.
Điểm thứ hai TS cần lưu ý để được hưởng đúng chế độ ưu tiên là phải nhớ mã ban tuyển sinh của mình để khai vào mục 9. Cụ thể, TS có hộ khẩu ở Hà Nội cũ ghi 1A, TS có hộ khẩu ở Hà Tây cũ hoặc ở các xã, huyện của Hòa Bình, Vĩnh Phúc sáp nhập về Hà Nội thì ghi 1B.
Ví dụ, TS có hộ khẩu ở quận Ba Đình ghi vào 2 ô đầu của mục 9 là 1A, 2 ô sau ghi 01; TS có hộ khẩu ở Ứng Hòa ghi 1B 26. TS ghi tương tự như vậy ở mục 10 (phần mã tỉnh). Quy định về mã ban tuyển sinh, mã quận, huyện, thị xã đã được niêm yết cụ thể tại từng đơn vị ĐKDT. Nếu đọc kỹ và ghi đúng, TS hoàn toàn yên tâm về quyền lợi điểm ưu tiên khu vực.
Việc nhớ mã đơn vị ĐKDT cũng là điều các TS cần quan tâm, vì trên địa bàn TP, không phải trường nào cũng có mã đơn vị ĐKDT riêng. Nếu như những TS đang học lớp 12 tại trường có mã đơn vị ĐKDT có thể dễ dàng nhớ mã của trường mình, thì những TS học ở nơi không có mã ĐKDT cần nhớ và ghi theo mã đơn vị ĐKDT của phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã địa bàn nơi trường đóng. Ví dụ, HS Trường THPT dân lập Lý Thái Tổ ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, HS Trường THPT Bắc Hà ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai.
Thời gian nhận hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do từ ngày 14/3/2011 đến ngày 14/4/2011 tại các phòng GDĐT quận, huyện. Địa điểm trên địa bàn Hà Nội nhận hồ sơ thí sinh tự do như sau:
1. Phòng GD-ĐT Ba Đình: tại số 10 phố Nguyễn Trường Tộ
Video đang HOT
2. Phòng GD-ĐT Hoàn Kiếm: tại số 47 phố Hàng Quạt
3. Phòng GD-ĐT Hai Bà Trưng: tại số 14 phố Lê Gia Định
4. Phòng GD-ĐT Đống Đa: tại ngâ 5 phố Hoàng Tích Trí
5. Phòng GD-ĐT Tây Hồ: 655 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ
6. Phòng GD-ĐT Cầu Giấy: tại số 485 phố Nguyễn Khang
7. Phòng GD-ĐT Thanh Xuân: tại ngõ 116 phố Nhân Hoà
8. Phòng GD-ĐT Hoàng Mai: tại UBND Q. Hoàng Mai, p.Thịnh Liệt
9. Phòng GD-ĐT Long Biên: phố Hoa Lâm, P. Việt Hưng
10. Phòng GD-ĐT Từ Liêm: tại tổ 15 thị trấn Cầu Diễn
11. Phòng GD-ĐT Thanh Trì: tại Km10, đg Ngọc Hồi, Văn Điển
12. Phòng GD-ĐT Gia Lâm: tại thôn Cam, xã Cổ Bi
13. Phòng GD-ĐT Đông Anh: tại thị trấn Đông Anh
14. Phòng GD-ĐT Sóc Sơn: tại thị trấn Sóc Sơn 15. Phòng GD-ĐT Hà Đông: tại 126 đường Tô Hiệu – Hà Đông 16. Phòng GD-ĐT Sơn Tây: tại số 11 phố Ngô Quyền – Sơn Tây 17. Phòng GD-ĐT Ba Vì: tại phố Mới, xã Chu Minh – Ba Vì 18. Phòng GD-ĐT Phúc Thọ: tại thị trấn Phúc Thọ 19. Phòng GD-ĐT Thạch Thất: tại thị trấn Liên Quan – Thạch Thất 20. Phòng GD-ĐT Quốc Oai: tại thị trấn Quốc Oai 21. Phòng GD-ĐT Chương Mỹ: tại thị trấn Chúc Sơn – Chương Mỹ 22. Phòng GD-ĐT Đan Phượng: tại thị trấn Phùng – Đan Phượng 23. Phòng GD-ĐT Hoài Đức: tại thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức 24. Phòng GD-ĐT Thanh Oai: tại thị trấn Kim Bài – Thanh Oai 25. Phòng GD-ĐT Mỹ Đức: tại xã Phù Lưu Tế – Mỹ Đức 26. Phòng GDĐT Ứng Hòa: tại thị trấn Vân Đình – Ứng Hòa 27. Phòng GD-ĐT Thường Tín: tại thị trấn Thường Tín 28. Phòng GD-ĐT Phú Xuyên: tại thị trấn Phú Xuyên 29. Phòng GD-ĐT Mê Linh: tại xã Thanh Lâm – Mê Linh
Theo Dân Trí
ĐH Văn Hiến đến với hội nghị tuyển sinh tại Nghệ An
Sáng nay (15/3/2011), Sở GD-ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Đại diện ĐH Văn Hiến đã trực tiếp giới thiệu các thông tin mới nhất tới toàn thể đại biểu của Hội nghị và tặng quà trị giá 250 triệu đồng cho học sinh THPT Nghệ An.
Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An Lê Văn Ngọ, Phó Giám đốc Thái Huy Vinh, Trưởng phó phòng GDCN Nguyễn Đình Anh, Nguyễn Mạnh Hà đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo hội nghị.
TS Lê Thống Nhất : "VTC sẵn sàng cùng ĐH Văn Hiến ký hợp đồng đào tạo với tất cả các đối tác có nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực".
Ông Lê Văn Ngọ, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chỉ đạo hướng dẫn tuyển sinh. Nghệ An tự hào vì năm 2010 đã có 18.000 học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hệ chính quy, chiếm 2/5 số học sinh tốt nghiệp THPT. Công tác tuyển sinh được ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT ví như là "vào mùa gặt" của bao năm đổ công trên "cánh đồng" đào tạo phổ thông.Hội nghị đã trao đổi rất kỹ về việc hướng dẫn học sinh làm hồ sơ dự thi cũng như các thủ tục cần thiết để tránh những sai sót không đáng có về hồ sơ trong mùa tuyển sinh năm nay.
TS. Lê Thống Nhất, thay mặt VTC và ĐH Văn Hiến đã đưa đến Hội nghị những thông điệp mới nhất của Đại học Văn Hiến trong mùa tuyển sinh năm 2011 khi Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện trở thành Nhà đầu tư chiến lược vào ĐH Văn Hiến.
Cũng tại hội nghị, VTC và Đại học Văn Hiến đã tặng học sinh lớp 12 của 111 đơn vị giáo dục THPT Nghệ An 3500 cuốn " Cẩm nang mùa thi", 500 thẻ luyện thi tiếng Anh trị giá 250.000.000 đồng với mong muốn học sinh Nghệ An phát huy truyền thống hiếu học và học giỏi để đạt kết quả tốt trong mùa thi 2011.
TS.Lê Thống Nhất nhấn mạnh : "Việc VTC đầu tư chiến lược cho ĐH Văn Hiến không chỉ nhằm mục đích đào tạo nhân lực cho chính mình mà còn tạo ra rất nhiều cơ hội học tập cho học sinh trong cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng. VTC cũng sẵn sàng cùng ĐH Văn Hiến ký hợp đồng đào tạo với tất cả các đối tác có nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực và đây chính là chiến lược đào tạo có địa chỉ để giúp sinh viên ĐH Văn Hiến có thể thấy nơi làm việc của mình ngay từ khi đang học".
Về dự hội nghị có lãnh đạo của 20 phòng GD-ĐT và 111 lãnh đạo các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh.
Hội nghị cũng rất ấn tượng khi biết rằng chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng kể từ khi VTC chính thức trở thành Nhà đầu tư chiến lược cho ĐH Văn Hiến thì đã có nhiều trường ĐH danh tiếng từ Hàn Quốc, Anh Quốc đã sang trao đổi hợp tác.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT từ các trường học do doanh nghiệp đầu tư là một trong những nội dung được Bộ TT-TT khuyến khích nhằm thực hiện đề án "Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT"
Cụ thể theo đề án này là tới năm 2020 phải có 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và 80% trong số này phải có trình độ tham gia thị trường lao động quốc tế.
Theo VTC
Sinh viên năm một và những biểu hiện "sa sút" Nhập học được vài tháng, teen có những dấu hiệu sa sút về tinh thần và thể chất. Càng ngày những teen ấy càng mất niềm tin vào ngành mình học và một câu hỏi được đặt ra là: Mình đang học cái gì đây? Không hứng thú vào chuyên ngành Đừng nghĩ rằng chỉ có SV nguyện vọng 2 mới không hứng...