Thí sinh đạt giải Olympic tiếng Anh 2013 sẽ được cộng điểm vào lớp 10
Đó là quy chế được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Trung học cơ sở lần thứ 3, năm học 2013.
Olympic tiếng Anh là cuộc thi học sinh giỏi do Language Link Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thường niên. Cuộc thi gồm có 2 vòng. Sơ khảo (ngày 13/1/2013, tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy): Học sinh thi trắc nghiệm với 80 câu hỏi trong thời gian 90 phút nhằm đánh giá các kỹ năng Đọc, Hiểu, Viết, Ngữ pháp và sử dụng từ vựng. Bài thi chấm trên phần mềm chấm bài thi trắc nghiệm chuyên dụng. 150 học sinh có điểm cao nhất tiếp tục vào vòng 2.
Vòng 2 (ngày 27/1/2013, tại Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, số 25 Tôn Đản): Kiểm tra kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng thuyết trình phỏng vấn, trong đó phần phỏng vấn do giáo viên bản ngữ của Language Link đảm nhiệm. Nội dung thi nằm trong chương trình tiếng Anh Trung học Cơ sở (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kiến thức từ lớp 6 đến hết chương trình lớp 9). Tổng kết và trao giải tổ chức vào ngày 24-2-2013 tại Trường THPT Chu Văn An, Tây Hồ.
Cuộc thi nhằm thực hiện Chủ trương triển khai “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020″ của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên và học sinh; đồng thời khuyến khích, bồi dưỡng những học sinh giỏi tiếng Anh bậc THCS trên địa bàn TP Hà Nội. Học sinh tham dự cuộc thi được trải nghiệm và thử sức với những bài thi có thiết kế theo tiêu chuẩn khảo thí quốc tế, giúp các em tự tin và có kinh nghiệm hơn khi tham gia các kỳ thi quốc tế sau này. Điểm đặc biệt là các thí sinh đạt giải Olympic tiếng Anh 2013 sẽ được cộng điểm vào lớp 10 (trừ các trường chuyên) của Hà Nội.
Các thí sinh đạt giải tại Olympic tiếng Anh năm 2012.
Video đang HOT
Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi năm nay lên tới 600 triệu đồng, trong đó có 5 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba, 120 khuyến khích. Ngoài ra còn có 10 giải tập thể dành cho những trường có thành tích tốt nhất cả 2 vòng thi. Các thí sinh đạt giải cao còn được nhận nhiều phần quà ý nghĩa từ Thái Hà Books và bộ sách tiếng Anh, truyện của Đại Trường Phát.
Ngoài cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Trung học cơ sở, Language Link còn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học.
Theo dân trí
Hầu hết giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn
Với tình trạng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn quá thấp, việc triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 sẽ rất khó khăn
Để khắc phục tình trạng này, một cuộc hội thảo về giải pháp E-learning trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) tiếng Anh đã được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 18-12 tại Hà Nội. Hy vọng giải pháp này sẽ nâng chất lượng GV dạy tiếng Anh.
Chỉ 2%-3% giáo viên đạt chuẩn
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), cho hay qua triển khai đề án cho thấy đội ngũ GV tiếng Anh còn rất nhiều bất cập. Các trường CĐ, ĐH chưa bảo đảm trình độ đầu ra nên năng lực tiếng Anh của đại bộ phận GV thấp, có tới 97%-98% GV chưa đạt chuẩn.
Ông Hùng cũng cho biết nhiều GV không chỉ non kém về trình độ mà còn thiếu cả kỹ năng sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Thêm vào đó, việc nhiều địa phương chưa có chế độ tuyển dụng GV cũng khiến nhiều người giỏi ngoại ngữ không thiết tha theo nghề vì đời sống GV ngoài biên chế rất khó khăn.
Giờ dạy và học tiếng Anh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 - TPHCM Ảnh: TẤN THẠNH
Theo một khảo sát của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) trong 2 năm 2011 và 2012 tại các tỉnh, thành và các trường ĐH gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đà Lạt, Trường ĐH Tây Nguyên đóng tại hai tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk thì trong tổng số 1.996 GV tiếng Anh, chỉ có 22 GV đạt mức C1 và 322 GV đạt mức B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR).
Bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên, cho hay qua khảo sát dự thi cấp chứng chỉ quốc tế, tỉnh này chỉ có 12 GV tiếng Anh đạt B1 và B2, chưa ai đạt C1. Tỉnh Bắc Kạn khảo sát 250 GV tiếng Anh thì tất cả đều không đạt chuẩn, GV chủ yếu chỉ đạt trình độ A1 và A2; tỉnh Lạng Sơn chỉ có 50/780 GV khảo sát đạt yêu cầu...
Theo ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, 190/310 GV tiếng Anh của sở này đạt tiêu chuẩn được khảo sát nhưng chỉ 18 GV đạt tiêu chuẩn B2, 55 GV đạt tiêu chuẩn B1, số GV không đạt tiêu chuẩn B1 lên tới 117 người.
E- learning khả thi?
Để thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, một số tỉnh, TP đã thuê người nước ngoài dạy ở các trường tại địa phương nhằm mục đích khắc phục tình trạng trước mắt thiếu GV có năng lực về tiếng Anh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng đây là giải pháp tình thế và nếu giải pháp này giải quyết được nhu cầu thực tế, được người học chấp nhận cũng là việc nên làm.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết Bộ GD-ĐT đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm... để các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng GV tiếng Anh áp dụng. Tuy nhiên, vì không thể một lúc cử được tất cả GV đi học bồi dưỡng nên bộ khuyến khích GV tự học thường xuyên để không quên kiến thức và nâng cao dần năng lực trong quá trình dạy học.
Bộ cũng đang xây dựng các chương trình phần mềm để GV tiếng Anh tự học qua mạng internet - được gọi là giải pháp E-learning. Giải pháp này được nhiều địa phương đánh giá là khả thi. Ông Ngô Văn Hợi nêu ví dụ, nếu tập trung tất cả GV của Quảng Ninh về TP Hạ Long để tập huấn hoặc bồi dưỡng tại các trường ĐH thì sẽ rất khó khăn vì các trường sẽ không có đủ GV tiếng Anh để giảng dạy hằng ngày. Việc tập huấn tập trung như vậy tốn nhiều kinh phí, hơn nữa đặc thù của học tiếng Anh là phải học liên tục trong một thời gian dài, luyện tập hằng ngày thì mới bảo đảm chất lượng.
TS Trương Tiến Tùng, Viện ĐH Mở Hà Nội, nhấn mạnh không chỉ dễ sử dụng, phương pháp E-learning còn giúp người học chủ động về thời gian, về nội dung, lựa chọn được những nội dung mà mình cần. TS Tùng cũng cho biết Việt Nam nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới nên việc triển khai công nghệ đào tạo E-learning luôn được cập nhật với những công nghệ tiên tiến mà không bị lạc hậu.
Theo người lao động
Xóa "mù" ngoại ngữ cho học sinh TCCN Sở GD-ĐT TP.HCM đang nghiên cứu áp dụng thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh trong các trường trung cấp chuyên nghiệp. Rất yếu kém Theo thạc sĩ Phạm Ngọc Thanh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện học sinh - sinh viên (HS-SV) các trường TCCN tại TP.HCM đang học...