Thí sinh đăng ký 99 nguyện vọng xét tuyển đại học: Tự gây khó cho bản thân!
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh có thể đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng nhưng theo các chuyên gia tuyển sinh, việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng sẽ gây khó cho chính bản thân thí sinh.
Hôm qua, 11/5, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho thấy kết thúc ngày đăng ký nguyện vọng cuối cùng theo hình thức trực tiếp, theo đó, có thí sinh đăng ký 72 nguyện vọng, 80 nguyện vọng, đặc biệt có thí sinh đăng ký nhiều nhất lên đến 99 nguyện vọng. So với những năm trước thì kỷ lục của năm nay đã vượt rất xa (những năm trước nhiều nhất là 50 nguyện vọng).
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, việc thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng với các ngành khác nhau vào các trường đại học khác nhau là không cần thiết và không nên. Khi thí sinh đăng ký vào quá nhiều ngành khác nhau, sự tập trung vào ngành học, khối thi của thí sinh sẽ bị phân tán.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tại ngày hội tuyển sinh năm 2021 tại Hà Nội.
PGS. TS Đỗ Văn Dũng, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, hiện nay, sự chênh lệch ngành nghề giữa các trường ĐH đang rất lớn. Có những ngành sinh viên học xong ra trường không xin được việc. Chính vì vậy, theo PGS. Đỗ Văn Dũng, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ khi đăng ký nguyện vọng, chỉ nên đăng ký từ 10 nguyện vọng trở xuống. Mặc dù, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, nhưng nếu có đăng ký đến 100 nguyện vọng thì lệ phí cũng chỉ mất 2,5 triệu đồng.
“Lệ phí đăng ký không tốn bao nhiêu, nhưng điều quan trọng nhất nếu đăng ký để bằng mọi giá đỗ được vào đại học, sau một thời gian học thấy không hợp phải thi lại, hay sau 4 năm ra trường rồi mới hối hận thì những thiệt hại về kinh tế, về thời gian không thể bù đắp được”, PGS Dũng nhấn mạnh.
Chính vì vậy, theo PGS Dũng, đăng ký nhiều nguyện vọng với mục đích bằng mọi giá đỗ được vào ĐH là rất nguy hiểm và thật sự không nên.
TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, không nhất thiết phải đăng ký nhiều nguyện vọng như thế vì sẽ gây rối cho thí sinh. Ông cho rằng, chỉ nên đăng ký 5 nguyện vọng. Quan trọng là ở lần điều chỉnh nguyện vọng sau khi thí sinh thi xong. Vì lúc đó, thí sinh đã có điểm để lựa chọn.
Còn TS. Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học Viện Tài chính, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng có thể là do tâm lý muốn vào học bằng được một trường ĐH nào đó nên đăng ký hết cả mã ngành của trường đó. Ngành học của nhiều trường ĐH hiện nay lên đến vài chục mã làm các em khó xác định. Các em chỉ cần đăng ký khoảng 3 , 4 trường là hết 99 nguyện vọng.
Do vậy, TS. Nguyễn Đào Tùng khuyên thí sinh cần xác định rõ lĩnh vực mình thích là kỹ thuật, kinh tế, hay nghệ thuật, …sau đó tìm 3 trường mức độ cao, trung bình, trung bình thấp phù hợp với lực học của mình đăng ký sẽ giảm được số nguyện vọng. Bên cạnh đó cần có người hiểu tư vấn giúp em chọn nghề.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 2-3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Số thí sinh trúng tuyển trong những đợt xét tuyển lần 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất ít.
Hiện nay thí sinh vẫn còn đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến đến ngày 16/5.
Theo hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức trực tuyến phải tự nhập các nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên Hệ thống và được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký trong thời gian quy định (được kéo dài thời gian hơn so với đăng ký bằng phiếu).
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phiếu không được thay đổi nguyện vọng đăng ký sau khi điểm tiếp nhận nhập lên hệ thống và đã xác nhận; không thực hiện được đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến.
Đăng ký nguyện vọng đại học có cần 'chiến lược đăng ký'
Từ ngày 27-4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm (tức đăng ký nguyện vọng).
"Chiến lược" quan trọng nhất vẫn là tập trung nguyện vọng cho ngành học yêu thích
Với những điều chỉnh về quy chế - nổi bật là việc thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đến 03 lần sau khi biết điểm thi tốt nghiệp, quá trình đăng ký năm nay trở nên tương đối "dễ thở" với thí sinh.
Tập trung nguyện vọng cho những ngành yêu thích nhất
Theo quy chế năm 2021, thí sinh vẫn được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, nhưng chỉ được xét trúng tuyển 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách nguyện vọng đã đăng ký. Chính vì thế, thí sinh nên dành vị trí ưu tiên cho ngành, trường mà bản thân yêu thích nhất để đảm bảo cơ hội trúng tuyển như mong muốn.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng theo một trong hai hình thức (đăng ký phiếu hoặc đăng ký trực tuyến). Trong đó, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức trực tuyến phải tự nhập các nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên hệ thống và được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký trong thời gian quy định.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng bằng phiếu không được thay đổi nguyện vọng đăng ký sau khi điểm tiếp nhận nhập lên hệ thống và đã xác nhận; cũng không thực hiện được đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến nên các bạn cần lưu ý ghi chính xác các thông tin đăng ký (đặc biệt là các thông tin cá nhân như điện thoại, số CMND, địa chỉ email,...).
"Khoanh vùng" ngành - trường phù hợp, tránh phải "làm lại" sau khi biết điểm
Dù được điều chỉnh nguyện vọng 03 lần sau khi biết điểm, thí sinh vẫn nên cân nhắc để sớm "khoanh vùng" đúng ngành, đúng trường yêu thích.
Chia sẻ trong chương trình "Your Future - Your Choice" do Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức, TS. Tô Nhi A khuyên thí sinh dựa vào kết quả học tập, tổ hợp sở trường, trắc nghiệm nghề nghiệp, tham khảo người thân để hiểu rõ năng lực bản thân, sau đó tìm hiểu những ngành hợp năng lực, lập danh sách các trường đào tạo, học phí, cơ hội nghề nghiệp,...
Với cùng một ngành, mỗi trường sẽ có định hướng riêng gắn với một số thế mạnh nhất định. Như HUTECH là trường đại học đa ngành (51 ngành), định hướng chung là đào tạo ứng dụng, kết hợp cơ sở vật chất khá hiện đại và kết nối doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp với thí sinh mong muốn học tập để làm việc.
TS. Tô Nhi A (áo đỏ) khuyên thí sinh tìm hiểu kỹ năng lực bản thân trước khi "khoanh vùng" ngành học phù hợp
Việc sớm "khoanh vùng" được những nhóm ngành, các trường phù hợp giúp thí sinh giảm bớt gánh nặng sau khi biết điểm thi - vừa có thể bị áp lực tâm lý vì điểm số không như ý, vừa phải chọn lại ngành, tìm hiểu lại thông tin trường,... trong một thời gian quá ngắn khiến các bạn khó đưa ra quyết định chính xác.
Đăng ký nguyện vọng độc lập với xét tuyển học bạ
Cùng với phương thức xét tuyển nguyện vọng, năm 2021 ghi nhận số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ tăng vọt. Tuy nhiên hầu hết các trường đại học đều xét tuyển học bạ độc lập với xét tuyển nguyện vọng nên việc đăng ký nguyện vọng đối với thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển học bạ cũng không có nhiều khác biệt.
Xét tuyển học bạ cũng là phương thức được nhiều thí sinh quan tâm
Chẳng hạn, thí sinh đã xét tuyển học bạ tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) bằng điểm học bạ 03 kỳ hoặc điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp A00 (Toán - Lý - Hóa) vào ngành Quản trị kinh doanh thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại HUTECH bằng một tổ hợp khác như D01 (Toán - Văn - Anh) hay C00 (Văn - Sử - Địa);
Hoặc đăng ký học bạ vào ngành Quản trị kinh doanh nhưng chọn nguyện vọng vào ngành Marketing,... - chỉ cần thực hiện đúng quy chế đăng ký nguyện vọng mà thôi. Ngược lại, thí sinh chưa đăng ký xét tuyển học bạ vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào HUTECH.
Chủ động đăng ký dự thi tại trường đại học đối với các ngành yêu cầu môn Năng khiếu
Bên cạnh việc hoàn tất đăng ký nguyện vọng theo đúng thời gian và quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành yêu cầu môn Năng khiếu như Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thanh nhạc, Sư phạm mầm non,... còn có thêm một công việc nữa là đăng ký dự thi môn Năng khiếu để lấy điểm xét tuyển.
Các bạn cần chủ động liên hệ với trường đại học mà mình muốn xét tuyển để đăng ký dự thi (do các trường thường chỉ tổ chức một số đợt thi nhất định mà thôi).
Thiết kế thời trang - một trong những ngành yêu cầu môn Năng khiếu thu hút đông đảo thí sinh
Cụ thể, thí sinh xét tuyển các ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa thường sẽ cần dự thi Năng khiếu Vẽ tại các trường như ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH); thí sinh xét tuyển ngành Thanh nhạc cần dự thi Năng khiếu Âm nhạc (phỏng vấn với giám khảo và biểu diễn ca khúc),...
Thí sinh cần thường xuyên cập nhật thông tin chi tiết về thời gian, hình thức dự thi tại website của các trường đại học mà mình quan tâm để kịp thời chuẩn bị dự thi, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho bản thân.
Không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, lưu ý khi đăng ký xét tuyển ĐH, thí sinh cần xác định ngành nghề mình yêu thích nhưng phải phù hợp để lựa chọn thay vì chọn nghề, chọn ngành để dễ trúng tuyển. Nếu chưa xác định cho mình nghề nghiệp phù hợp, thí sinh hãy vào các...