Thí sinh chưa thi tốt nghiệp, trường ĐH đã yêu cầu nộp phí giữ chỗ nhập học
Một trường ĐH yêu cầu thí sinh đủ điều kiện xét tuyển phải nộp phí đăng ký giữ chỗ nhập học trong khi chờ đủ điều kiện trúng tuyển chính thức. Phí này sẽ không được hoàn lại nếu thí sinh không nhập học tại trường.
Thông báo yêu cầu thí sinh nộp phí giữ chỗ nhập học của Trường ĐH FPT – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Phí giữ chỗ 4,6 triệu đồng/ thí sinh
Theo phản ánh của thí sinh, Trường ĐH FPT hiện đang yêu cầu thí sinh dù chưa tốt nghiệp THPT nhưng đủ điều kiện xét tuyển vào trường, nộp phí giữ chỗ nhập học với số tiền 4,6 triệu đồng/ thí sinh.
Cụ thể, sau khi thực hiện đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh này đã nhận được thông báo chúc mừng của nhà trường đã đủ điều kiện đăng ký giữ chỗ nhập học để được ưu tiên giữ chỗ nhập học. Bước thứ 3 trong thủ tục đăng ký này ghi rõ: “Bạn cần hoàn tất việc đóng phí giữ chỗ nhập học (chỉ nhận qua chuyển khoản) số tiền 4,6 triệu đồng. Nếu thí sinh đủ điều kiện nhập học nhưng không nhập học sẽ không được hoàn lại phí này”.
Liên hệ qua số điện thoại nóng của trường, một cán bộ tuyển sinh cho biết thêm thí sinh có quyền lựa chọn đóng phí đăng ký giữ chỗ hoặc không. Tuy nhiên, nếu không đóng phí này, đến thời điểm nhập học nếu trường đã tuyển đủ chỉ tiêu, thí sinh sẽ không còn cơ hội vào trường.
Theo cán bộ tư vấn này, số tiền 4,6 triệu đồng này tạm gọi là phí giữ chỗ, khi đi học số tiền này sẽ cấn trừ vào học phí, coi như học phí tạm thu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trường ĐH: “Không vi phạm quy định”
Trả lời phóng viên Thanh Niên , bà Vũ Thu Chinh, Trưởng ban Tuyển sinh Trường ĐH FPT, cho biết năm 2021 là năm thứ 2 trường tuyển sinh theo ngưỡng chất lượng SchoolRANK – chỉ nhận các thí sinh trong TOP50 học sinh THPT toàn quốc. Theo quy định trong đề án tuyển sinh, các thí sinh có SchoolRANK đạt ngưỡng chất lượng và tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện nhập học Trường ĐH FPT.
Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT có thể nộp trước hồ sơ cùng phí đăng ký nhập học, khi nhận đủ chỉ tiêu trường sẽ ngừng nhận hồ sơ và kết thúc tuyển sinh (có hướng dẫn chi tiết cho các thí sinh). Quy định tuyển sinh của trường đảm bảo công khai, minh bạch, khi nhận đủ hồ sơ theo chỉ tiêu sẽ ngừng nhận đăng ký, và không vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo bà Chinh, việc Trường ĐH FPT quy định và quản lý phí đăng ký nhập học nhằm ràng buộc trách nhiệm và tính nghiêm túc trong việc chọn trường của thí sinh. Nếu không có những ràng buộc nhất định thì trong tình hình hiện nay sẽ có nhiều hồ sơ ảo, và số hồ sơ ảo này không chỉ làm phức tạp cho việc tuyển sinh của trường mà quan trọng hơn là sẽ chiếm chỗ hợp pháp của các thí sinh khác khi trường nhận đủ hồ sơ đăng ký và khóa sổ. “Nếu trường không có các cam kết mang tính ràng buộc khi nộp hồ sơ nhập học thì số hồ sơ ảo sẽ rất lớn vì thí sinh nào cũng chọn nhiều trường, và để tuyển đủ chỉ tiêu, thông thường các trường đều phải nhận số hồ sơ lớn hơn, khi đó rất dễ vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT từ năm nay là không được tuyển vượt quá 3% chỉ tiêu, nếu tuyển quá sẽ bị xử phạt vi phạm rất nặng”, bà Chinh nói.
Quy định tuyển sinh của trường đảm bảo công khai, minh bạch, khi nhận đủ hồ sơ theo chỉ tiêu sẽ ngừng nhận đăng ký, và không vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT.
Bà Vũ Thu Chinh, Trưởng ban Tuyển sinh Trường ĐH FPT
“Cũng như năm 2020, năm 2021 tiếp tục có nhiều biến động do dịch bệnh Covid-19, và những quy định của Trường ĐH FPT cũng nhằm mục đích rút ngắn thời gian tuyển sinh để bắt đầu năm học 2021-2022 theo thời gian như các năm trước”, bà Chinh nói thêm.
Bộ GD-ĐT: “Vi phạm quy chế và công văn hướng dẫn tuyển sinh”
Phản hồi thông tin này, đại diện vụ GD-ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết “Việc trường yêu cầu thí sinh nộp lệ phí giữ chỗ trước có thể coi là một hình thức để giữ thí sinh đảm bảo nhập học. Vì vậy, nếu đúng trường yêu cầu thí sinh nộp phí giữ chỗ nhập học, xem như đóng học phí tạm thu, khi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT là vi phạm quy chế và công văn hướng dẫn tuyển sinh. Cụ thể, quy định theo quy chế là các “trường không thông báo trúng tuyển dưới mọi hình thức khi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT”.
Nếu đúng trường yêu cầu thí sinh nộp phí giữ chỗ nhập học, xem như đóng học phí tạm thu, khi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT là vi phạm quy chế và công văn hướng dẫn tuyển sinh.
Đại diện vụ GD-ĐH (Bộ GD-ĐT)
Cũng theo đại diện Vụ Giáo dục ĐH, thực tế trong năm trước, một số trường đã yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ ngoại ngữ bản gốc, giấy chứng nhận đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, giấy chứng nhận tốt nghiệp bản gốc… khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.
“Do vậy, trường có thể có hình thức khác để đảm bảo sự cam kết của thí sinh sẽ nhập học chứ không nên thu và giữ tiền của thí sinh. Vụ cũng đã nhắc nhở về điều này với các trường nhiều lần trong các hội nghị, chương trình tập huấn về tuyển sinh trước đó”, đại diện này nói.
Bảng xếp hạng SchoolRank cho học sinh biết thứ hạng về học bạ và điểm thi THPT
SchoolRank là một bảng xếp hạng độc lập, cho học sinh biết mình xếp thứ bao nhiêu về học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT trên toàn quốc.
Hiện nay các trường đại học vẫn tuyển sinh căn cứ bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các chứng chỉ quốc tế, kết quả của các kỳ thi đánh giá năng lực - Ảnh: NAM TRẦN
SchoolRank là công cụ do Trường ĐH FPT phát triển. Đây là công cụ tra cứu xếp hạng học tập đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam. Công cụ được phát triển dựa trên phương pháp luận ATAR của Úc áp dụng cho học sinh phổ thông Việt Nam.
Trường ĐH FPT dùng công cụ này đặt ngưỡng chất lượng nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào năm 2020. Tuy nhiên, mọi học sinh đều có thể sử dụng bảng xếp hạng này miễn phí để tự đánh giá năng lực.
SchoolRank xếp hạng học bạ và xếp hạng kết quả thi THPT dựa trên nguồn số liệu quốc gia về học bạ và kết quả thi THPT. Sử dụng bảng xếp hạng này, thí sinh sẽ biết được mình đứng thứ bao nhiêu toàn quốc về học bạ hay điểm thi THPT.
Trước khi thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể nhập điểm tổng kết 9 môn học cơ bản trong chương trình học tập của lớp 11 và lớp 12 (học kỳ 1). Điểm số của mỗi cá nhân sẽ được tham chiếu dựa trên phổ điểm của học sinh THPT toàn quốc, được thống kê và dự báo trên cơ sở số liệu 5 năm từ năm 2015 tới năm 2019.
Sau khi có điểm thi THPT quốc gia, học sinh cần nhập điểm 6 môn thi. Bảng xếp hạng sẽ dựa trên điểm số thi của tất cả các thí sinh.
TS Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT Hà Nội, cho hay: "SchoolRank đánh giá học sinh toàn diện chứ không chỉ tập trung vào điểm trung bình cộng, học lực khá giỏi. Phương pháp luận của SchoolRank chú trọng đánh giá người học có định hướng. Ví dụ những em có điểm trung bình là 8.0, trong đó điểm toán là 9, các điểm còn lại có thể thấp hơn thì vẫn được đánh giá cao. Bởi vì SchoolRank hiểu em này có thiên hướng môn tự nhiên và phù hợp với ngành nào".
SchoolRank cũng tính đến sự chênh lệch về điểm học bạ giữa các địa phương. Năm nay SchoolRank đã có số liệu để tinh chỉnh hệ số chênh lệch giữa các địa phương, dao động từ 0,85 đến 1,13.
"Chúng tôi phải tính tới chuyện chất lượng học bạ của các địa phương không đồng đều. Có nơi học lực học sinh thấp, thầy cô thương trò có nâng điểm. Nên điểm 8 của một học sinh ở tỉnh A có thể không thể bằng điểm 8 của một học sinh học ở địa phương có chất lượng giáo dục tốt hơn", TS Lê Trường Tùng nói.
TS Lê Đông Phương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Việt Nam (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo), đánh giá về cách làm bảng xếp hạng SchoolRank: "FPT sử dụng big data là công cụ để chọn cái gì đáng tin cậy, trên nền đó đưa ra quyết định. Đây là cách làm khoa học, có căn cứ và có độ tin cậy".
Những phương thức tuyển chọn SV ưu tú của ĐH FPT ĐH FPT duy trì bài thi học bổng với hai phần: toán logic và luận, chỉ xét tuyển top 50 của SchoolRank, dành học bổng cho những sĩ tử tài năng và xét tuyển thẳng với học sinh lớp 12 có thành tích học tập xuất sắc. Những phương thức tuyển sinh trên được ĐH FPT áp dụng nhiều năm với mục tiêu...