Thí sinh cận thị có được đăng ký dự tuyển vào các trường công an nhân dân?
Bạn đọc hỏi: Em bị cận thị thì có được đăng ký dự tuyển vào các trường công an nhân dân không? Nếu được thì cần sức khoẻ như thế nào?
Về vấn đề này báo Tin tức thông tin như sau:
Cục đào tạo, Bộ Công an đã công bố trong phương án tuyển sinh năm 2021. Theo đó, thí sinh cận thị được đăng ký dự tuyển vào các trường công an nhân dân, phải cam kết và chữa trị đủ tiêu chuẩn thị lực khi nhập học.
Học sinh, sinh viên được tư vấn các quy định về kỳ thi THPT, thông tin cần thiết để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Đồng thời, thí sinh phải đảm bảo các tiêu chuẩn sức khoẻ chung mà Bộ Công an quy định như: Chỉ tuyển thí sinh đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định của Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe công dân tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.
Các tiêu chuẩn cơ bản như: Chiều cao từ 162 cm (đối với nam), 158 cm (đối với nữ) đến dưới 195cm. Cân nặng từ 47kg trở lên (đối với nam), từ 45kg trở lên đối với nữ. Có chỉ số BMI từ 18.5 đến 30 (đối với cả nam và nữ).
Thí sinh không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy; màu và dạng tóc bình thường; không bị rối loạn sắc tố da; không có vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da; không bấm lỗ tai (đối với nam), lỗ mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức; không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội; không có sẹo lồi co kéo vị trí vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân.
Ngoài ra, người đăng ký sơ tuyển phải trực tiếp đến đăng ký và mang theo bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hộ khẩu, học bạ, giấy khai sinh kèm theo giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Đối với công dân hoàn thành nghĩa vụ công an nhân dân hoặc nghĩa vụ quân sự ngoài các giấy tờ trên, mang thêm quyết định xuất ngũ.
Khi đăng ký sơ tuyển vào các trường công an, thí sinh bị nghiêm cấm đăng ký sơ tuyển tại nhiều ban tuyển sinh thuộc Bộ Công an hoặc sơ tuyển cả ban tuyển sinh Bộ Công an và ban tuyển sinh quân sự. Nếu thí sinh vi phạm nêu trên sẽ không được xét tuyển vào các trường công an.
Cách tính chỉ số BMI và tầm quan trọng của BMI với sức khỏe
BMI là chỉ số quan trọng để đánh giá tỷ lệ cân nặng và chiều cao của bạn có tương xứng hay không. Trên thực tế, tỷ lệ này còn có vai trò quan trọng trong xác định rủi ro sức khỏe.
Vậy cách tính BMI như thế nào? Làm thế nào để xác định chỉ số này của cơ thể?
Chỉ số BMI là gì?
Bạn cần hiểu được định nghĩ về chỉ số BMI
Video đang HOT
Trước khi tìm hiểu cách tính BMI, bạn cần nắm rõ định nghĩa về chỉ số này. BMI là từ viết tắt của Body mass index, là chỉ số khối cơ thể. Chỉ số này là phép đo cân nặng của một người so với chiều cao của người đó.
BMI luôn là một số dương và nó tương quan với tổng lượng mỡ trong cơ thể. Điều này có nghĩa là khi chỉ số BMI tăng lên, tổng lượng mỡ trong cơ thể cũng tăng lên. Để việc giữ gìn vóc dáng đẹp hiệu quả nhất thì duy trì chỉ số BMI đóng vai trò rất quan trọng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa một người trưởng thành có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 là cân nặng khỏe mạnh. BMI dưới 18,5 là thiếu cân và từ 25 đến 29,9 là thừa cân. Còn đối với những người có chỉ số này từ 30 trở lên thì được coi là béo phì.
Cách tính BMI
BMI của mỗi cá nhân là khác nhau và được tính toán theo một công thức toán học. Cách tính BMI sẽ được ước tính bằng chiều cao và trọng lượng của một người. Ngoài việc ước tính thì hiện nay cách tính BMI cũng được lập trình sẵn trên các trang web dựa theo công thức:
BMI = (Cân nặng tính bằng kilogam)/(Chiều cao tính bằng mét bình phương)
Cách tính BMI không quá khó khi bạn biết công thức
Biểu đồ BMI được sử dụng để phân loại người thiếu cân, bình thường, thừa cân hoặc béo phì. BMI là một chỉ số về tổng lượng mỡ trong cơ thể ở nhiều người. Vì vậy, nó được coi là một chỉ số của nguy cơ sức khỏe.
Tại sao chỉ số BMI lại quan trọng?
Sau khi đã hiểu cách tính BMI, chắc bạn cũng biết tầm quan trọng của chỉ số này. Nếu biết được chỉ số BMI của cơ thể thì đây chính là cơ hội để bạn có cuộc sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Mối quan hệ của BMI với bệnh đái tháo đường
Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chỉ số BMI cao và bệnh đái tháo đường típ 2. Chỉ số BMI tăng lên đi kèm với đó là nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.
Béo phì có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn từ 2,5 đến 5 lần so với người có cân nặng bình thường. Đặc biệt, bạn có thể thấy rõ được nguy cơ béo phì thông qua chỉ số BMI từ 40 trở lên. Kết quả có được:
BMI 25 - 29,9 (thừa cân): Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 cao hơn 50%
BMI 30 - 34,9 (béo phì loại I): nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 2,5 lần
BMI 35 - 39,9 (béo phì loại II): nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3,6 lần
BMI 40 (béo phì độ III): nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 5,1 lần
BMI và các rủi ro về sức khỏe khác
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê chỉ số BMI cao là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim hay đột quỵ. Đồng thời chỉ số BMI cao cũng cảnh báo các vấn đề về xương và khớp và một số bệnh ung thư như ung thư vú, ruột kết...
Các cuộc khảo sát quy mô lớn được thực hiện ở Hoa Kỳ vào năm 2004, cho thấy mối liên hệ giữa tăng BMI và các rủi ro sức khỏe. Trong đó BMI càng tăng thì nguy cơ tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cũng tăng cao.
Hỗ trợ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
BMI được bác sĩ kiểm tra thường xuyên để đánh giá xem bạn đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Từ đó các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với chỉ số BMI của bạn. Chỉ số này sẽ được tính toán dựa theo tuổi tác:
BMI dưới 18,5: Nên ăn nhiều hơn để tăng cân trong giới hạn bình thường
Từ 18,5 - 25: Bạn có cân nặng bình thường
Từ 25 - 30 BMI: Nên giảm cân và tập thể dục để giảm nguy cơ béo phì
BMI trên 30: Nên tham gia vào chương trình ăn kiêng cụ thể
Những ai không nên phụ thuộc vào cách tính BMI
BMI cũng chỉ là một phép tính tương đối. Bởi vì cơ bản nó chỉ bao gồm hai chỉ số về chiều cao và cân nặng, trong khi còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe như số đo vòng eo, tỷ lệ mỡ trong cơ thể, khối lượng cơ...
Thế nên không thể áp dụng chỉ số BMI lên những người như vận động viên, người muốn xây dựng cơ bắp (muscle bodybuilder), phụ nữ mang thai, người già hay trẻ em. Đối với vận động viên hay người xây dựng cơ bắp, khối lượng cơ lớn nên chỉ số BMI cao nhưng họ ít hoặc không gặp phải các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Phụ nữ mang thai hay trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dựa vào chỉ số BMI để tính toán các nguy cơ sức khỏe xảy ra với cơ thể, vì cân nặng và cấu tạo cơ thể thay đổi do quá trình mang thai tạo ra. Đối với trẻ em hay người cao tuổi khối lượng cơ họ thấp hơn nên chỉ số BMI cũng sẽ thấp nhưng không có nghĩa là họ bị thiếu cân hay sức khỏe không tốt.
Làm thế nào để duy trì con số BMI lý tưởng?
Nếu chỉ số BMI của bạn không nằm trong nhóm an toàn, nghĩa là bạn đang thuộc nhóm nhẹ cân hoặc thừa cân, bạn nên lập kế hoạch để lấy lại chỉ số BMI lý tưởng cũng như để duy trì sức khỏe ổn định.
Cải thiện chỉ số BMI đối với người nhẹ cân
Nếu chỉ số BMI của bạn thuộc nhóm gầy hãy cố gắng tăng cân an toàn bằng cách nạp nhiều dưỡng chất cho cơ thể thay vì ăn uống vô tội vạ. Bạn hãy lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đạm, chất béo tốt, tinh bột, vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, nên ăn ít nhất 3 bữa một ngày và tăng cường thêm bữa phụ để tập thói quen ăn uống đều đặn.
Để đảm bảo năng lượng được chuyển hóa dưới dạng cơ thay vì mỡ bạn nên xây dựng lịch tập luyện từ 2 - 4 ngày/tuần. Nếu là lần đầu tiên đi tập bạn nên thuê một huấn luyện viên cá nhân để được tư vấn lịch tập và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Có thể bắt đầu bằng những bài tập nhẹ sau đó tăng dần mức độ. Việc quan trọng nhất là bạn phải duy trì tập luyện thường xuyên.
Thay đổi chỉ số BMI với người thừa cân
Cũng tương tự như nhóm người nhẹ cân, nếu chỉ số BMI của bạn vượt ngưỡng cho phép, bạn nên thiết lập lại chế độ ăn uống, xây dựng lịch tập phù hợp để giảm cân lành mạnh.
Giảm cân an toàn bắt đầu bằng việc cắt giảm lượng calorie hợp lý, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, chất béo. Bạn cần kiểm soát lại khẩu phần ăn hằng ngày của mình, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ để hạn chế hấp thu quá nhiều calorie trong một bữa ăn. Ngoài ra, bạn nên tăng cường rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày và hạn chế các thức uống có cồn hay đồ uống ngọt.
Một trong những cách giảm cân nhanh chóng và hiệu quả nhất là kết hợp tập luyện thay vì nhịn ăn. Tập thể dục sẽ giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, tăng sức chịu đựng cho cơ thể, tăng cường sự linh hoạt và sức khỏe toàn thân. Bên cạnh đó, thường xuyên hoạt động cơ thể còn giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh có nguy cơ tiềm ẩn cao.
Vận động thường xuyên là cách giảm cân nhanh chóng và an toàn
Chỉ số BMI không thể cho bạn biết chính xác lượng mỡ phân bố trong cơ thể là bao nhiêu nhưng chỉ số này phần nào cũng phản ánh về tình trạng sức khỏe của bạn. Sau khi tính chỉ số BMI bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý để duy trì hoặc cải thiện tình hình sức khỏe ổn định.
Tỷ lệ học sinh TP.HCM bị béo phì và tật khúc xạ ở mức cao Sở Y tế TP.HCM cho biết tỷ lệ học sinh TP.HCM mắc bệnh béo phì và tật khúc xạ khá cao, nhiều năm qua không có dấu hiệu giảm. Trong cuộc họp giữa UBND TP.HCM, Sở GD&ĐT TP.HCM và các sở, ban, ngành về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 chiều 11/3, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở...