Thí sinh cần cẩn thận với chiêu trò tuyển sinh
Mùa tuyển sinh 2020 mới chỉ bắt đầu. Nhưng trên mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện nhiều chiêu trò để nhằm “hạ bệ” đối thủ.
Mới đây, hiệu trưởng của một trường ĐH ngoài công lập ở Đà Nẵng đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của mình để chia sẻ về việc có một trang fanpage tổ chức thăm dò đánh giá giữa 2 trường ĐH A và B (tên trường ĐH đã được phóng viên viết tắt). Trong đó, các nội dung đánh giá về Trường A đều xấu, còn trường ĐH B rất tốt.
Thậm chí, nhiều thông tin liên quan đến tuyển sinh ĐH đăng tải trên trang fanpage này được cho là không khách quan. Những bài viết này, sau đó đã được gỡ bỏ trên trang fanpage khi nhận được nhiều phản ứng cho đây “chiêu trò” hút thí sinh.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho rằng Bộ GD&ĐT đưa ra những yêu cầu trong tuyển sinh đồng thời phải kiểm tra và giám sát đồng đều giữa các trường, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.
Thời gian qua, có tình trạng khá lộn xộn trong xét tuyển và gọi trúng tuyển của một số trường. Thậm chí, một số trường dùng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng mạng xã hội để cố tình dìm hàng trường khác. Điều này là không phù hợp với môi trường giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng.
Video đang HOT
Do đó PGS. TS Đoàn Quang Vinh khuyên thí sinh khi chọn trường ĐH, CĐ để theo học cũng đồng thời chọn cho mình một con đường lập thân lập nghiệp phải có kiến thức hiểu biết nhất định về trường đó. Ngoài tìm hiểu qua các kênh truyền thông, thì tham khảo kinh nghiệm của các lớp anh chị đi trước là một cách mà nhiều học sinh lớp 12 thường hay sử dụng khi làm hồ sơ đăng ký tuyển sinh ĐH.
Cạnh tranh trong tuyển sinh với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của cả trường công lập và ngoài công lập đòi hỏi các trường muốn phát triển bền vững ngoài xây dựng hình ảnh phải bảo đảm chất lượng đào tạo.
Đa dạng các hình thức tuyển sinh được xem là cách để tạo thuận lợi cho các trường lựa chọn đầu vào. Nhưng đa dạng hình thức tuyển sinh, nếu không đi kèm với việc tuân thủ chặt chẽ quy chế tuyển sinh, dễ dẫn đến tình trạng nhiều trường cạnh tranh không lành mạnh.
Mùa "mưa" điểm số
Một cô giáo THPT mới đây đã viết lên facebook cá nhân những điều sâu thẳm từ lòng mình với tư cách là một người đứng trên bục giảng phải dõi theo và chịu trách nhiệm về những "sản phẩm" tâm hồn mà mình đã góp công nhào nặn.
(Ảnh minh họa)
Đó là câu chuyện về những "cơn mưa" điểm số, mà cô là một trong những người dù không muốn, nhưng đang phải góp phần làm nên "cơn mưa" ấy.
Nhưng biết làm sao được, chả lẽ mình lại gây khó khăn với học trò của mình. Biết đâu lứa tuổi của chúng chưa hiểu hết, lại oán hận cô giáo. Nhưng rõ là sau mỗi lần ghi điểm vào học bạ cô lại thấy ớn lạnh trong người. Có sự thiếu dũng cảm và cả thiếu trách nhiệm của người làm thầy, làm cô trong những "cơn mưa" điểm ấy không?
Khi điểm số trong những cuốn học bạ còn đóng vai trò quan trọng trong việc "vượt vũ môn" cuối cấp của học trò, vì thành tích của cả một tập thể, dù không đành lòng, nhưng chắc chắn nhiều giáo viên sẽ phải cân nhắc khi cầm bút.
Đánh giá đúng năng lực học sinh, cho điểm số đúng với học lực có thể làm các em mất đi cơ hội trước mắt, nhưng chúng sẽ không bị huyễn hoặc lâu dài.
Những điểm số cao chót vót so với năng lực thực tế của nhiều học sinh khiến cuốn học bạ của các em đẹp hơn, dùng để xét vào nhiều trường đại học, trường điểm, giúp nhiều em học lực yếu vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng chỉ có thế.
Những con điểm ấy rồi sẽ qua nhanh, khi các em đậu tốt nghiệp, vào đại học rồi liệu có còn nhớ đến chiếc "phao cứu sinh" ấy không, hay là nó sẽ trở thành một điều gì đó, thậm chí nuôi dưỡng thói ỷ lại, sự chờ đợi mà chúng nghĩ rằng thầy, cô giáo sẽ đem đến cho chúng khi cần. Lớn hơn sẽ là thói gian dối và tự phụ...
Vì thành tích sẽ khó có chỗ đứng cho sự đề cao tính trung thực, trong khi sự trung thực lại là thứ tối cần, được xem như tín điều trong trường học.
Nghịch lý ấy đang mặc nhiên tồn tại ở nhiều môi trường sư phạm khi mà ít giáo viên và trường học nào muốn thành tích của mình thua kém cả.
Thêm một cái tặc lưỡi khi cả làng tặc lưỡi có sao đâu, nhưng nó lại chính là nỗi niềm, mà tôi tin rằng khiến cho cô giáo kia phải day dứt viết lên trang cá nhân của mình, rồi lại xóa đi, bởi cô biết viết như thế dường như mình đang làm điều khác biệt, dễ bị chỉ trích của học sinh, thậm chí là người quản lý.
Tuần này hầu hết trường học sẽ tổng kết năm học, những cuốn học bạ cuối cấp rồi sẽ được trả cho học sinh để các em dùng vào việc thi, việc xét tuyển...
Và như thường lệ nhiều người tin rằng sẽ không có nhiều cuốn học bạ xấu, những "cơn mưa" điểm số trong những cuốn học bạ không hiếm.
Khi mà cách đánh giá năng lực học sinh còn chưa thay đổi, thì điểm số vẫn phải là thước đo số một. Nó đang khiến tạo ra sự day dứt và giật mình.
Được xin facebook, cô bạn nảy ra sáng kiến vừa đồng ý vừa có thể 'giữ liêm sỉ' khiến CĐM cười ngất Ai ai cũng phải gật gù công nhận, cô bạn khá thông minh khi vừa cho đối phương cách thức liên lạc nhưng vẫn giữ được "liêm sỉ". Với phái nữ, khi được người bạn khác giới xin số điện thoại hay facebook cá nhân, dù trong lòng rất thích thú nhưng để "giữ giá" thì gương mặt vẫn phải tỏ ra sự...