Thí sinh 63 tuổi có tới 7 đứa cháu đăng ký xét tuyển đại học
Dù đã có 1 bằng đại học, cô Đào Thị Thư 63 tuổi vẫn quyết đăng ký xét tuyển vào ngành Piano, Trường ĐH Văn Hiến.
Đó là thí sinh Đào Thị Thư, sinh năm 1956 tại TP.HCM. Cô Thư đăng ký xét tuyển ngành Piano, Khoa Nghệ thuật của Đại học Văn Hiến (TP.HCM). Kể về cuộc đời của mình, cô Thư cho biết, trước giải phóng, cô chọn học sinh hóa của ĐH Khoa học để thi vào Đại học Y. Tuy nhiên, do hoàn cảnh nhà nghèo, đông con, là chị cả nên cô đành gác lại việc học rồi lấy chồng sinh con sau hơn 1 năm học.
Cuộc sống mưu sinh, tần tảo nuôi bốn đứa con cho đến 51 tuổi, khi con cái trưởng thành, cô Thư quyết định thực hiện tiếp giấc mơ còn dang dở khi trẻ.
“Khi đó quyết định đi học lại, tôi đăng ký học Trường ĐH Sư phạm TPHCM với mốc ban đầu dành cho người bắt đầu”- cô Thư nhớ lại. Kết quả 3 năm ở Trường ĐH Sư phạm của cô Thư cũng khiến nhiều bạn trẻ giật mình khi Toeic đạt 600.
Không dừng ở đó, cô Thư tiếp tục thi vào Đại Học Hà Nội, ngành ngôn ngữ Anh với chương trình đào tạo từ xa, lúc đó cô đã 54 tuổi.
Video đang HOT
Bằng tốt nghiệp ĐH Hà Nôi ở tuổi 55 và bằng tú tài năm 1974
“Lúc mới quay lại học, ngày đầu bước vào trường đại học rất hạnh phúc, thú vị, cảm giác như được trở lại thời xưa còn trẻ. Cả lớp còn bầu tôi làm lớp trưởng và thường xuyên được các bạn mượn tập vở ghi chép lại bài vì tôi đi học rất đầy đủ”, cô Thư cười nhớ lạị.
Việc học tiếp ĐH Hà Nội cũng vì từ nhỏ cô Thư rất thích học Tiếng Anh và để thỏa mãn cũng như trau dồi kiến thức nhưng cái duyên đến, cô Thư trở thành giáo viên Tiếng Anh ở hai trường ở Quận 5 và dạy đàn tại trường mầm non Tương Lai và Hòa Bình Quận 8.
“Trong một lần lướt mạng xã hội, tôi đọc được thông tin về của Trường Đại học Văn Hiến là sẽ miễn học phí cho người 61 tuổi trở lên, tôi đăng kí ngay chuyên ngành Piano của trường Văn Hiến”, cô Thư hào hứng kể.
Cô Thư nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Văn Hiến
Cũng theo cô Thư, khi đem chuyện học đại học ở tuổi 63 kể với các con, tưởng các con sẽ can ngăn nhưng không ngờ các con thích lắm, rất ủng hộ mẹ tiếp tục con đường học, còn gợi ý các bài hát để mẹ đi dự thi phần năng khiếu.
Trao đổi với Thạc sĩ Huỳnh Hoàng Cư – Trưởng khoa Nghệ thuật Trường Đại học Văn Hiến cho biết, Nhà trường rất hoan nghênh và ủng hộ, đồng thời hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cô theo học. “Về nguyên tắc, việc thi tuyển vào ngành Piano Khoa Nghệ thuật, cô Thư thi tuyển như các thí sinh bình thường khác và được miễn phí 100% học phí như nhà trường đã ban hành nếu cô trúng tuyến vào trường”, ông Cư nói.
Được biết, ngày 31/7 tới đây, cô Thư sẽ đến trường thi môn năng khiếu như tất cả các thí sinh bình thường.
Theo Tiền phong
Sinh viên Trung Quốc tìm kiếm 'giấc mơ ngoài nước Mỹ'
Giữa vòng xoáy của cuộc chiến thương mại với những hành động áp thuế trả đũa lẫn nhau, các sinh viên Trung Quốc cảm thấy không yên tâm khi học tập tại Mỹ và bắt đầu tìm kiếm những điểm đến mới để hiện thực hóa giấc mơ đại học của mình.
Bên cạnh chiến tranh thương mại, một cảnh báo du lịch của Bắc Kinh trích dẫn 'bạo lực súng đạn và cướp' ở Mỹ cũng khiến sinh viên Trung Quốc lạnh chân. Ảnh: bangkokpost.com
Sinh viên Trung Quốc chiếm gần 30% tổng số sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ, đem lại nguồn thu lên tới hàng tỷ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Chỉ riêng trong năm 2018, sinh viên Trung Quốc đóng góp 13 tỷ USD, bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt, cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Cơ quan Hải quan và di trú Mỹ cho biết số sinh viên Trung Quốc đến Mỹ học đã giảm 2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên sụt giảm kể từ năm 2009.
Một số cuộc khảo sát đối với hàng chục phụ huynh và sinh viên Trung Quốc do hãng AFP thực hiện, cho thấy sự trậm trễ trong thủ tục xin thị thực, quan ngại về việc dự án nghiên cứu bị đình chỉ và sự an nguy là những nguyên nhân khiến nhiều sinh việc Trung Quốc không còn ấp ủ giấc mơ học tập tại Mỹ và chuyển hướng sang nước khác cũng có thế mạnh về giáo dục. Hồi năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump điều chỉnh thời hạn thị thực đối với sinh viên học các ngành kỹ thuật và khoa học từ 5 năm xuống 1 năm.
Theo Viện Giáo dục quốc tế tại New York, hơn 30% trong tổng số 360.000 sinh viên tại Mỹ, theo học các ngành STEM - gồm khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán học. Điều chỉnh của Nhà Trắng đã khiến nhiều sinh viên Trung Quốc do dự khi tìm kiếm học bổng tại Mỹ, qua đó ảnh hưởng đến việc chiêu sinh và nguồn thu của các trường đại học. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc hồi tháng 6 cũng đã ra cảnh báo đi lại tới Mỹ với lý do bạo lực súng đạn và trộm cắp, điều này tác động không nhỏ tới tâm lý của các sinh viên và phụ huynh Trung Quốc.
Một khảo sát của hãng New Oriental China cho biết Anh, Australia và Canada là những nước được hưởng lợi nhiều nhất. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc - vốn là những điểm du học truyền thống đối với giới tinh hoa Trung Quốc- và một số nước tại châu Âu, đặc biệt là Đức và các nước Bắc Âu với thế mạnh là các ngành kỹ thuật, cũng được xem là điểm đến lý tưởng mà sinh viên Trung Quốc để mắt tới. Melissa Zhang, một học sinh bậc trung học tại Bắc Kinh, là một ví dụ điển hình. Em tuyên bố từ bỏ giấc mơ đến Mỹ du học và thay vào đó, em lựa chọn đến Đức để theo học ngành robotics. Trong khi đó, Eric Wang, 25 tuổi, đang theo học ngành y khoa tại Đại học Purdue ở bang Indiana, hết sức lo lắng khi phải gia hạn visa hằng năm. Điều này ảnh hưởng tới các dự án nghiên cứu dài hạn và cả việc tìm kiếm bạn gái.
Nhiều đại học danh tiếng tại Mỹ như Yale hay Stanford phàn nàn rằng cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng đến việc chiêu sinh. Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Massachusetts Rafael Reif nhấn mạnh tới tình trạng bất bình đẳng, thiếu khách quan trong việc xét duyệt thị thực đối với một số sinh viên có quốc tịch Trung Quốc.
Thanh Hương
Theo TTXVN
Giấc mơ đại học của cô bé 9 năm lò cò đến trường và 365 ngày tìm lại chân đã mất Năm sau, Dôm với hình ảnh lò cò in đậm trong tâm trí tôi sẽ đi thi đại học và bước đều bằng đôi chân lành lặn. Hôm nay, hàng nghìn sĩ tử cả nước làm bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Ở huyện miền núi Phước Sơn xa xôi của tỉnh Quảng Nam, Hồ...