Thi riêng, thi chung
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang bước vào giai đoạn thử thách ban đầu khi tiến hành một “ cuộc cách mạng” để đổi mới căn bản nền giáo dục nước nhà.
Ảnh minh họa
Cuộc đổi mới này đang bề bộn, từ viết lại sách giáo khoa, đổi mới việc dạy và học đến tổ chức các kỳ thi… Có 2 vấn đề được dư luận rất quan tâm là việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH.
Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT và cả dư luận có vẻ đang nghiêng về phương án thi 2 môn bắt buộc (văn, toán) và 2 môn tự chọn. Điều băn khoăn là kỳ thi này được đổi mới nhưng cách dạy và học vẫn như cũ. Đặc biệt, thi như vậy có bảo đảm tính khoa học để nhằm kiểm tra kiến thức phổ thông của học sinh hay không; có phải đây là kỳ thi chuẩn quốc gia để làm cơ sở xét tuyển vào ĐH, CĐ?
Với kỳ thi ĐH – CĐ, Bộ GD-ĐT càng bị áp lực rất lớn, đặc biệt từ các trường ngoài công lập. Chủ trương của bộ là sẽ dần dần giao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm cho các trường tự tổ chức các phương án tuyển sinh và chịu trách nhiệm trước xã hội. Bộ chỉ làm công tác quản lý nhà nước, tức xem xét phương án tuyển sinh đó có đúng luật hay không; không cấp phép cũng không phê duyệt đề án tuyển sinh của từng trường.
Trong thời kỳ “cửa sổ” để đổi mới toàn diện kỳ tuyển sinh ĐH – CĐ, Bộ GD-ĐT vẫn tạm thời giữ kỳ thi “3 chung” trong lộ trình 3 năm để học sinh vào lớp 10 năm nay vẫn có thể thi “3 chung” sau 3 năm nữa. Đó cũng là cách để học sinh học theo chương trình dạy – học mới thích nghi với cách thi mới. Trong vấn đề này, Bộ GD-ĐT đã từng “nhân nhượng” các trường ngoài công lập khi cho phép các trường có phương án thi riêng được sử dụng kết quả kỳ thi “3 chung” mà trước đó bộ kiên quyết không chấp nhận.
Video đang HOT
Với những đổi mới đó, các trường ngoài công lập vẫn rất khó tuyển sinh. Còn để tổ chức tuyển sinh riêng với các trường ngoài công lập ngay từ kỳ thi tới chẳng khác nào đâm vào chỗ chết! Để gỡ khó, Hiệp hội các trường ĐH – CĐ ngoài công lập vừa đề xuất Bộ GD-ĐT “5 bỏ”, trong đó có bỏ thi ĐH – CĐ. GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – cho rằng đề xuất đó trái với tinh thần của Luật Giáo dục ĐH. Luật Giáo dục ĐH không nói bỏ thi mà chỉ giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH. Các trường ĐH công lập và tất nhiên Bộ GD-ĐT cũng không đồng tình với đề xuất táo bạo ấy.
Cuộc tranh luận về thi chung – thi riêng chắc chắn vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, phải hiểu một cách thấu đáo rằng việc đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ không nhằm để cứu các trường ngoài công lập mà hướng tới những cách tuyển sinh khoa học để bảo đảm nguồn tuyển sinh chất lượng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo các trường ngoài công lập mới là quan trọng chứ không không phải “hà hơi tiếp sức” để sống lay lắt, đào tạo ra nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Theo NLĐ
Thi riêng sau kỳ thi "3 chung"
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố lịch thi ĐH, CĐ năm 2014 và các thay đổi về chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm nhất là thi riêng thì vẫn chưa có phương án cuối cùng.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2014 tổ chức ngày 28-12, nhiều vấn đề quan trọng về tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chốt lại.
"3 chung" theo 3 đợt
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết từ năm 2014, các trường tự chủ tuyển sinh theo lộ trình 3 năm nữa kỳ thi "3 chung" (chung đề, chung đợt thi và ngày thi, sử dụng chung kết quả thi) sẽ chấm dứt.
Trong năm 2014, lịch thi "3 chung" vẫn gồm 3 đợt. Cụ thể, đợt 1 từ ngày 4 đến 5-7 (thi ĐH khối A, A1 và V). Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn toán, lý sẽ thi tiếp năng khiếu vẽ đến hết ngày 11-7. Đợt 2 từ ngày 9 đến 10-7 (thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu). Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi môn ngữ văn theo đề thi khối C; khối M thi môn ngữ văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi môn sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi môn ngữ văn, lịch sử theo đề thi khối C). Đợt 3 thí sinh dự thi CĐ trong 2 ngày 15 và 16-7 ở tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa sẽ thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21-7.
Thi riêng vào năm sau
Liên quan đến việc tuyển sinh riêng của các trường, ông Bùi Văn Ga cho biết các trường sẽ chỉ tổ chức thi tuyển sinh riêng tối đa 2 lần/năm với thời gian do Bộ GD-ĐT quy định. Để được tuyển sinh riêng, các trường phải cam kết bảo đảm chất lượng nguồn tuyển cũng như tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên, không để phát sinh tiêu cực, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch...
Thí sinh dự thi vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Ga, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có phương án về thời gian thi riêng và sẽ tiếp tục nghiên cứu sau khi có nhiều ý kiến thống nhất chung, có thể sau 3 đợt thi chung của bộ thì đợt thi riêng sẽ vào tháng 1 hoặc 2 của năm tiếp theo để các trường chủ động trong tuyển sinh. Lịch tuyển sinh riêng có thể đưa vào bảng hướng dẫn tuyển sinh trong năm tới để có thể linh hoạt và thuận tiện hơn.
Trước phản hồi của phần lớn các trường ĐH về việc tiếp tục kỳ thi "3 chung" trong năm 2014, ông Bùi Văn Ga chia sẻ rằng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng và các ĐH trọng điểm phải đi đầu trong công tác tuyển sinh riêng. Về việc 17 trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng gửi đề án tuyển sinh riêng, ông Bùi Văn Ga nhấn mạnh các trường này gửi đề án trước khi có dự thảo đề án của Bộ GD-ĐT nên phải điều chỉnh lại, với những trường đủ điều kiện thì Bộ
GD-ĐT sẽ công bố để có thể tuyển sinh riêng ngay trong năm 2014.
Mở rộng đối tượng ưu tiên
Bộ GD-ĐT cũng cho biết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 sẽ bổ sung thêm các điều kiện về đối tượng ưu tiên. Cụ thể, đối tượng 1 trước đây chỉ yêu cầu có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì bổ sung thêm điều kiện "ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn". Ngoài ra, bổ sung các điều kiện thuộc đối tượng ưu tiên như thương binh - bệnh binh, con liệt sĩ, người khuyết tật...
Về chính sách ưu tiên theo khu vực, Bộ GD-ĐT điều chỉnh đối tượng thuộc khu vực 1. Cụ thể, các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; các xã giáp biên giới, các xã hải đảo...
Bộ GD-ĐT cũng chính thức bổ sung thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức và đã tốt nghiệp THPT, được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đoạt giải. Những thí sinh đoạt giải khuyến khích được tuyển thẳng vào CĐ theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Quyết liệt nhưng cẩn trọng
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đổi mới giáo dục phải quyết liệt nhưng cần hết sức cẩn trọng, trí tuệ, khoa học. Hệ thống giáo dục ĐH trong nước đang như nhiều loại "ổ điện, phích cắm" khác nhau, từ hình thức thô sơ nhất là dây điện không có phích cắm như ngày xưa đến những loại hiện đại nhất. Các trường ĐH không theo chuẩn quốc tế chung thì làm sao hội nhập quốc tế. Theo đó, phải chuẩn hóa với một tinh thần quyết liệt, nhanh nhất có thể. Điểm đột phá của giáo dục không chỉ là thi cử mà còn phải là đổi mới quản lý giáo dục, trước hết là từ Bộ GD-ĐT. Phải làm sao để sản phẩm giáo dục ĐH tạo ra được đội ngũ lao động có năng lực cả về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng sống...
Theo TTVN
Tuyển sinh 2014: Đề xuất thi riêng vào tháng 2 Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng đề xuất ngoài kỳ thi tuyển sinh "3 chung", kỳ thi tuyển sinh riêng của các trường nên tổ chức vào đầu năm. Trong hội nghị tổng kết năm 2014, lãnh đạo các học viện, đại học, cao đẳng trên cả nước đã có nhiều ý kiến tham luận có giá trị liên quan đến công tác tuyển...