Thí nghiệm trên chuột đặt ra câu hỏi cho xã hội loài người
Trong điều kiện sống lý tưởng, loài chuột vẫn ăn thịt lẫn nhau và dẫn đến diệt vong.
Những con chuột có hành vi kì lạ dù chúng được đáp ứng mọi nhu cầu.
Trong điều kiện sống lý tưởng, loài chuột vẫn ăn thịt lẫn nhau và dẫn đến diệt vong. Thí nghiệm này đặt ra câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu mọi nhu cầu của con người được đáp ứng?
Vũ trụ 25
Dân số Trái đất đã tăng lên từ một tỷ người vào năm 1804 lên mức 8 tỷ người vào năm 2023. Trong khi mọi người lo lắng về vấn đề thiếu tài nguyên, từ những năm 1970, nhà nghiên cứu hành vi Mỹ John B. Calhoun đã mong muốn tìm ra lời giải cho một vấn đề khác. Đó là chuyện gì sẽ xảy ra với xã hội loài người nếu mọi mong muốn của con người đều được thỏa mãn, mọi nhu cầu đều được đáp ứng?
Ông tiến hành thí nghiệm trên loài chuột bằng cách nuôi nhốt trong một không gian đáp ứng toàn bộ nhu cầu của chúng. Vừa chăm sóc ông vừa theo dõi xem đàn chuột chịu tác động như thế nào qua thời gian. Thí nghiệm nổi tiếng nhất của ông đặt tên là “Vũ trụ 25″, được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society of Medicine.
Trong thí nghiệm này, Calhoun nuôi 4 cặp chuột trong điều kiện lý tưởng, một môi trường đã loại bỏ những vấn đề có thể dẫn đến tử vong tự nhiên. Những con chuột được chọn từ đàn chuột do Viện Y tế quốc gia Mỹ nhân giống và có sức khỏe tốt.
Chúng có thể lấy thức ăn không giới hạn từ 16 ống phễu, tiếp cận thông qua các đường hầm. Tối đa 25 con chuột có thể lấy thức ăn cùng lúc còn các chai nước luôn đầy ắp được đặt ngay phía trên. Trong không gian này, vật liệu làm tổ cũng được trang bị sẵn. Nhiệt độ duy trì ở mức 20 độ C, là điều kiện lý tưởng cho chuột sinh sôi.
Ngoài ra, ông Calhoun cũng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ nhằm ngăn bất cứ bệnh nào xâm nhập vào khu vực thí nghiệm. Không có kẻ săn mồi nào hiện diện.
Video đang HOT
Thí nghiệm bắt đầu. Đúng như mong đợi, thay vì dành thời gian tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn, đàn chuột ghép đôi. Cứ sau khoảng 55 ngày, số lượng chuột lại tăng gấp đôi. Chúng tranh nhau làm tổ ở những vị trí được ưa chuộng nhất là nơi dễ tiếp cận với các hầm thức ăn.
Khi đàn chuột đạt đến 620 con, mức độ tăng trưởng chậm lại. Số lượng cá thể tăng gấp đôi sau mỗi 145 ngày và xã hội chuột bắt đầu phát sinh vấn đề. Đàn chuột chia thành các nhóm và những con không thuộc về nhóm nào sẽ không còn nơi nào để đi. Những con không tìm được vai trò xã hội nào trở nên bị cô lập.
Trong báo cáo, ông viết: “Trong môi trường sinh thái tự nhiên, những con non sống sót đến khi trưởng thành sẽ thay thế những con chuột đã chết vì già hoặc các lý do khác. Tình trạng dư thừa không thể tìm thấy trong điều kiện này”.
Ngược lại, trong “Vũ trụ 25″, những con chuột dư thừa không thể di cư vì chúng bị nhốt trong phòng thí nghiệm. Những con không thuộc về bất cứ nhóm nào hay có vai trò đặc biệt nào bị cô lập.
Những con đực thất bại đã “rút lui” cả về thể chất lẫn tâm lý. Chúng trở nên rất ít hoạt động và tụ tập thành những nhóm lớn gần giữa sàn chuồng. Từ thời điểm này, chúng không còn chủ động tương tác với các cộng sự của mình. Hành vi của chúng cũng không đe dọa những con đực khác nên chúng không bị tấn công. Dù vậy, chúng vẫn có thể bị thương do những con đực bị cô lập khác gây ra.
Những con đực rút lui không phản ứng trong các cuộc tấn công mà chỉ nằm bất động. Sau đó, chúng tấn công những con khác theo cách tương tự. Bạn tình của những con đực này cũng rút lui. Một số con dành cả ngày chải lông, không giao phối hay tham gia các trận chiến nên chúng sở hữu bộ lông rất đẹp.
Nhà khoa học John B. Calhoun bên cạnh thí nghiệm ‘Vũ trụ 25′.
Xã hội sụp đổ
Không chỉ những kẻ rút lui mới có hành vi khác thường. Những con chuột đầu đàn trở nên cực kỳ hung dữ, tấn công những con khác dù không có bất kỳ động cơ hay lợi ích gì. Chúng thường xuyên cưỡng bức cả con đực lẫn con cái. Những cuộc chạm trán bạo lực đôi khi kết thúc bằng việc ăn thịt đồng loại.
Ngoài ra, những con chuột cái bỏ rơi con mình hoặc đơn giản là hoàn toàn quên mất chúng, để chúng tự lo liệu cho bản thân. Chuột mẹ cũng trở nên hung dữ với những kẻ xâm phạm tổ. Khi sự hung dữ này vượt ngoài tầm kiểm soát, chúng thậm chí giết chết con mình. Tại một số vùng trong “Vũ trụ 25″, tỷ lệ tử vong ở chuột sơ sinh lên tới 90%.
Tất cả xảy ra trong giai đoạn đầu tiên của sự sụp đổ trong điều kiện sống lý tưởng. Bước sang giai đoạn mà ông Calhoun gọi là “cái chết thứ hai”, những con non sống sót sau cuộc tấn công từ mẹ và kẻ khác sẽ có hành vi bất thường. Chúng không bao giờ học được những hành vi thông thường của chuột và nhiều con tỏ ra ít hoặc không quan tâm đến việc giao phối, chỉ thích ăn và chải lông một mình.
Số lượng cá thể đạt đỉnh điểm là 2.200 con, ít hơn so với dự kiến 3.000 con của thành phố lý tưởng, sau đó bắt đầu sụt giảm. Những con không quan tâm đến việc sinh sản sẽ làm tổ ở các tầng trên của khu chuồng.
Số khác thành lập những băng nhóm bạo lực ở tầng dưới và thường xuyên tấn công hoặc ăn thịt lẫn nhau. Tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ tử vong ở chuột sơ sinh cao kết hợp với tình trạng bạo lực khiến lũ chuột chết dần chết mòn và cuối cùng là diệt vong. Trong thời kỳ “tận thế” này, nguồn thức ăn và điều kiện sống của chúng vẫn luôn đủ đầy.
Từ thí nghiệm trên, ông Calhoun phân tích: Với động vật đơn giản như chuột, những hành vi phức tạp nhất gồm tán tỉnh, chăm sóc con non, bảo vệ lãnh thổ, xây dựng trật tự xã hội trong một nhóm và giữa các nhóm.
Khi các hành vi liên quan đến những chức năng này không được vun đắp thì không có sự phát triển về tổ chức xã hội và không có sự sinh sản. Các cá thể sẽ già đi và chết. Loài này sẽ tuyệt chủng.
Ông Calhoun tin rằng, thí nghiệm trên chuột cũng có thể áp dụng cho con người và cảnh báo về một tương lai, khi mọi nhu cầu của nhân loại đều được đáp ứng.
Thời điểm đó, thí nghiệm và kết luận của Calhoun đã gây được tiếng vang và đặt ra vấn đề “suy thoái đạo đức” trong các khu vực thành thị. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, vấn đề này được đem ra thảo luận trở lại vì người ta nghi ngờ thí nghiệm này không thể áp dụng đơn giản như vậy lên con người.
Nhà sử học y tế Edmund Ramsden cho rằng, sự kết thúc của “Vũ trụ 25″ không phải do mật độ mà do sự tương tác xã hội quá mức. Không phải toàn bộ chuột đều nổi điên và những con có thể kiểm soát không gian vẫn sống tương đối bình thường. Tương tự với việc sản xuất lương thực, vấn đề không nằm ở nguồn lực đầy đủ mà ở cách kiểm soát những nguồn lực đó.
Báo đốm hạ gục loài chuột to nhất thế giới chỉ bằng 'vài đường cơ bản'
Là một trong những loài động vật săn mồi đáng sợ nhất, tuy nhiên báo đốm lại có vẻ bề ngoài vô cùng quyến rũ, huyền ảo.
Cùng trong họ nhà mèo lớn, báo đốm (jaguar) được xếp cùng sư tử, hổ, báo hoa mai và báo tuyết trong bảng những kẻ săn mồi đáng sợ nhất trong giới tự nhiên hoang dã.
Báo đốm là loài mèo có kích thước lớn thứ ba trong họ hàng mèo, xếp sau Hổ và Sư Tử, chúng nổi tiếng với sức mạnh to lớn và tốc độ nhanh nhẹn.
Báo đốm sở hữu lực cắn mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài họ mèo lớn, chúng có thể phát ra tiếng gầm lớn. Báo đốm được coi là loài vật có ngoại hình rất đẹp, điều này hấp dẫn các nhà khoa học cũng như đám thợ săn. Báo đốm thông thường có màu lông vàng pha đen, nhưng chúng còn có màu đen. Cũng giống như báo hoa mai màu đen, chúng không hoàn toàn đen hẳn
Sự khác biệt về kích thước cơ thể báo đốm cũng rất lớn. Loài báo đốm lớn nhất trên Trái đất đến từ vùng Llanos, Venezuela và đầm lầy lớn Pantana, Brazil. Con đực thường nặng trung bình hơn 100 kg có những cá thể có thể lên tới 120 kg; con cái nặng trung bình khoảng 70 kg và lớn nhất có thể nặng tới 95 kg.
Trong khi đó, báo đốm trong rừng mưa nhiệt đới thì có kích thước nhỏ hơn. Trọng lượng trung bình của con đực trong rừng mưa Amazon là 84 kg và con cái là 53 kg. Ở Trung Mỹ và Peru, báo đốm đực chỉ nặng khoảng 50 kg và con cái nặng 30 - 40 kg, tức là chỉ tương đương với kích thước của một con báo hoa mai.
Theo thống kê của các nhà khoa học, báo đốm là nỗi khiếp sợ của hơn 80 loài động vật ở châu Mỹ kể cả những loài to lớn như lợn vòi, hươu và nai.
Không chỉ nổi tiếng với những màn săn rượt đuổi ở tốc độ cao, báo đốm còn cực kỳ nguy hiểm trong những pha rình rập, âm thầm phục kích con mồi.
Ngoài báo đốm, thế giới tự nhiên hoang dã vùng Nam Mỹ còn là nhà của Capybaras hay còn gọi là chuột lang nước và là loài chuột to nhất thế giới với cân nặng có thể lên tới 70 kg, chiều dài có thể đạt 60 cm. Đây là loài động vật vô cùng thân thiện, không hề sợ hãi khi chơi đùa cùng với những loài động vật ăn thịt như cá sấu. Tuy nhiên, bản tính thân thiện, lớp mỡ dày và mật độ sinh sống dày đặc đã khiến chuột Capybaras trở thành con mồi lý tưởng đối với loài báo đốm đói khát.
Vũ khí duy nhất để chuột Capybaras có thể sử dụng để sinh tồn đó là tốc độ chạy có thể lên tới 35 km/h, ngang với một vận động viên chuyên nghiệp. Đặc biệt, trong môi trường vùng sông nước, tốc độ di chuyển của chuột Capybaras còn có thể nhanh hơn nữa.
Những bộ lạc có nguy cơ biến mất trong tương lai Do sự hội nhập khu vực ngày càng gia tăng, một số nhóm bộ tộc bản địa trên khắp thế giới đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, phải đối mặt với nguy cơ của các cuộc xâm lược và nội chiến. Trải qua hàng nghìn năm sống biệt lập, những nhóm bộ tộc này một phần bị đồng hóa với văn hóa...