Thi ngành báo chí có cần văn hay?
Em muốn thi vào ngành báo chí nhưng văn em làm không hay, điều này có ảnh hưởng đến ngành em theo đuổi không? Điểm chuẩn ngành này thường ở mức bao nhiêu? (V.A, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, TP.HCM)
- Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM: Khả năng viết lách là một điều kiện không thể thiếu của công việc liên quan đến báo chí. Tuy nhiên, ngôn ngữ báo chí không giống ngôn ngữ văn học. Có thể em không có khả năng sáng tác văn chương và thơ ca nhưng em phải có khả năng diễn đạt, biểu đạt ý tưởng lưu loát bằng ngôn ngữ. Nếu không đáp ứng được khả năng này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới công việc làm báo. Báo chí là một ngành rất “ nóng” của trường, với điểm chuẩn các năm vừa qua thường dao động trong khoảng từ 19 – 21,5 điểm.
* Ngành Nhật Bản học đào tạo văn hóa hay ngôn ngữ Nhật Bản, cơ hội học tập và việc làm thế nào ạ? (N.T, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, TP.HCM)
- Ngành Nhật Bản học đào tạo cho sinh viên 2 mảng gồm ngôn ngữ Nhật và kiến thức về đất nước Nhật Bản (văn học, lịch sử, văn hóa…). Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong bất kỳ tổ chức, cơ quan nào có sử dụng ngôn ngữ Nhật. Đây là ngành học đang có nhu cầu việc làm cao, thu nhập tốt. Đặc biệt, vào năm học thứ 3, những sinh viên giỏi được chọn để tham gia chương trình trao đổi sinh viên với cơ hội học tập tại các trường đại học của Nhật. Những sinh viên này còn được ưu tiên quay lại Nhật học sau đại học nếu muốn…
Theo thanh niên
Hẹp cửa liên thông
Nhiều người cho rằng thông tư quy định về đào tạo liên thông CĐ, ĐH được Bộ GD-ĐT vừa ban hành còn nhiều điều bất hợp lý; đổng thời nhiều SVHS lo việc này làm mất cơ hội học tập của họ.
Theo đó, người tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ ba năm nếu muốn học liên thông lên CĐ, ĐH sẽ phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm.
Riêng với đối tượng dự thi liên thông CĐ, ĐH đã có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ từ ba năm trở lên sẽ dự thi ba môn (môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành, hoặc thực hành nghề) do cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển. Đặc biệt, sinh viên liên thông hệ chính quy sẽ học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.
Hết đường học liên thông
Nguyễn Tuấn (sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) thất vọng: "Tôi vừa tốt nghiệp hệ CĐ nghề chuyên ngành tài chính ngân hàng. Lúc tuyển sinh đầu vào nhà trường thông báo học CĐ nghề sẽ được tiếp tục học liên thông lên ĐH nhưng nay không được. Đến nay Bộ GD-ĐT lại ra quy định này coi như hết đường học liên thông lên ĐH".
Lê Văn Nghĩa (sinh viên CĐ Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) cho biết những sinh viên sau khi biết Bộ GD-ĐT ban hành quy định này đều rất hoang mang và thất vọng. "Nếu quy định như vậy khác nào bảo chúng tôi luyện thi lại ĐH luôn cho rồi chứ còn phải thi liên thông gì nữa. Ba năm CĐ chúng tôi học hành cố gắng để đến ngày được liên thông, vậy mà bây giờ phải chờ tận 36 tháng để thi môn chuyên ngành, liệu có quá đáng không? Liệu ai còn dám đăng ký học CĐ nữa, hay lại chạy vào ĐH học hết vì giờ đây việc liên thông quá khó khăn" - Nghĩa bức xúc.
Tương tự, theo nhiều học sinh sinh viên đang học trung cấp, CĐ ở các trường tại TP.HCM với quy định mới người học thà ôn lại thi ĐH, chẳng ai bỏ ra học ba năm CĐ rồi phải thi lại ĐH như học sinh vừa tốt nghiệp THPT. Các trường ĐH sẽ đóng cửa nhiều khóa liên thông thì cũng chẳng còn bao nhiêu người đủ tiêu chuẩn liên thông...
Thế Hòa, sinh viên CĐ một trường CĐ, nói: "Chúng tôi thà ôn thi ĐH lại còn hơn. Thi ĐH không đánh giá đúng hết thực lực của một người, nếu được học đúng ngành mình thích họ sẽ còn giỏi hơn những người thi ĐH điểm cao. Những sinh viên đang học CĐ năm 3, hết học kỳ sau là chuẩn bị liên thông, làm thế không khác gì bảo họ đừng nghĩ tới chuyện liên thông lên ĐH nữa. Chưa kể kết thúc học kỳ II thường là cuối tháng 5, sinh viên CĐ phải thi cử rất nhiều, nếu phải thi ĐH vào tháng 7 thì thời gian đâu để ôn thi".
Một lớp học của sinh viên hệ liên thông CĐ lên ĐH ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng
Nên để trường tự chủ
Theo TS Nguyễn Toàn - hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, TP.HCM - bản chất của đào tạo liên thông là quá trình kết nối giữa bậc đào tạo thấp và cao hơn. Điều này đòi hỏi phải có sự tham vấn và công nhận, bổ sung chương trình đào tạo của các trường. Do đó các quy định, điều kiện tuyển sinh phải xuất phát từ các trường chứ không nên có những quy định chung cho tất cả. "Bộ GD-ĐT đưa ra các quy định này nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo liên thông. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo phụ thuộc cả quá trình đào tạo ở bậc thấp và cao hơn của các trường chứ không phụ thuộc việc thi môn nào, thi cái gì" - ông Toàn nói.
Cũng theo ông Toàn, với quy định này người học trung cấp, CĐ nghề sẽ khó vượt qua được. Liên thông là thừa nhận kiến thức người học đã học ở bậc thấp hơn và bổ sung những kiến thức mới, rộng hơn, trong khi các môn văn hóa lại chẳng liên quan gì đến chương trình đào tạo chuyên ngành liên thông. TS Toàn kiến nghị: "Bộ GD-ĐT chỉ nên quyết định việc cho cơ sở đào tạo liên thông ngành gì, còn việc thi môn gì, thi như thế nào, đối tượng nào được tham gia nên để các trường tự quyết định. Mỗi trường có đặc thù riêng nên trường sẽ xem xét chương trình ở bậc học thấp hơn còn thiếu những gì, cần phải bổ sung gì để từ đó đưa ra môn thi và hình thức tuyển sinh phù hợp".
Cùng quan điểm, ông Phạm Thái Sơn - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM - cũng cho rằng quy định mới về liên thông có rất nhiều điều ràng buộc hết sức ngặt nghèo đối với người học. Hơn nữa, quy định đưa ra và áp dụng trong năm nay thì nhiều khả năng các trường sẽ không tuyển được người học vì những người tốt nghiệp đủ 36 tháng đã dự thi liên thông các năm trước. Người tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng nếu dự kỳ thi ĐH, CĐ toàn quốc cũng chắc không có ai qua được vì đã xa rời kiến thức phổ thông quá lâu.
Theo T.Huỳnh - N.Hà - M.Giảng (Tuổi Trẻ)
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa: Tạo cơ hội tối đa cho học sinh Học sinh được học sách giáo khoa theo đúng nhu cầu và trình độ là chuyện không mới ở các nước. Ở Việt Nam, khi bước vào thực hiện cần có những quy định rõ ràng, cụ thể để học sinh thật sự có quyền lợi. Khi có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) thì giá sách sẽ tăng hay giảm? Việc kiểm...