Thi lớp 10 ở Hà Nội: Các mốc thời gian quan trọng thí sinh đặc biệt lưu ý
Trong hướng dẫn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 – 2023, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo các mốc thời gian trước, trong và sau khi diễn ra kỳ thi.
Ngày 13/5, học sinh nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2022 – 2023 tại trường THCS nơi học sinh đang học lớp 9.
Ngày 23/5, học sinh xem danh sách dự tuyển tại trường THCS, kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân, nguyện vọng đăng ký, điểm ưu tiên… Nếu sai sót, đề nghị nhà trường sửa chữa kịp thời.
Ngày 31/5, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh dự tuyển vào từng trường THPT công lập.
Thí sinh đặc biệt lưu ý những mốc thời gian thi vào lớp 10 (Ảnh minh họa: N.A)
Ngày 13/6, học sinh sẽ nhận phiếu báo dự thi vào lớp 10.
Video đang HOT
Theo kế hoạch kỳ thi lớp 10 năm nay sẽ diễn ra từ ngày 17 – 19/6. Trong đó, ngày 17/6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Sáng 18/6, thí sinh thi Ngữ văn, chiều thi Ngoại ngữ. Ngày 19/6, các em thi Toán buổi sáng. Hai bài thi Toán và Ngữ văn diễn ra theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút mỗi môn.
Ngoại ngữ thi trắc nghiệm trong 60 phút với nhiều mã đề. Thí sinh chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, được phép chọn môn thi khác với ngoại ngữ học tại trường THCS.
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm thi, điểm chuẩn cho thí sinh trong cùng một ngày thay vì biết điểm thi trước điểm chuẩn sau vài ngày như các năm trước. Chậm nhất ngày 9/7, Sở sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh, bàn giao phiếu báo kết quả thi cho các cơ sở giáo dục để phát cho thí sinh. Cùng ngày Sở sẽ công bố điểm chuẩn xét tuyển tại trường chuyên và trường THPT công lập.
Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trong ba ngày 10-12/7 (trực tiếp hoặc trực tuyến). Các trường THPT tuyển bổ sung từ 19 đến 22/7.
Năm nay, toàn thành phố dự kiến khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS (tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020 – 2021). Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS có cơ hội vào lớp 10 công lập (khoảng 77.000 học sinh), số còn lại vào trường tư thục (khoảng 27.000 học sinh). Các trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển khoảng 12.900 học viên, còn lại khoảng 12.100 em theo học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trang bị kỹ năng sống qua 'Điều em muốn nói'
Ngày 15/4, Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống Điều em muốn nói.
Bà Phan Thị Lan Hương chia sẻ tại chuyên đề giáo dục kỹ năng sống của Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)
Sau gần 1 năm học online, em Trần Nguyễn Gia Bảo - học sinh lớp 6 A3 bộc bạch: Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải tỏa và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực của mình.
Với Bảo buổi chuyên đề giáo dục kỹ năng sống là dịp để em bày tỏ cảm xúc, nói lên những điều muốn nói của mình với bố mẹ, thầy cô. Qua đó, em muốn bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn và tôn trọng quền riêng tư cá nhân của em.
Dù con chưa có biểu hiện trầm cảm hay stress, nhưng anh Nguyễn Văn Sỹ - phụ huynh học sinh Nguyễn Trần Bảo Ngọc - lớp 6 A1 - nhận thấy con bắt đầu vào tuổi "ẩm ương" nên có những lúc cũng muốn khẳng định mình. Nhiều khi con khép mình, ít nói và ngại giao tiếp đông người.
"Ở tuổi này, tôi muốn con được trang bị kỹ năng sống, có những suy tích cực và biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống. Với tôi, buổi giáo dục chuyên đề "Điều em muốn nói" rất có ý nghĩa. Qua đó, các con có thể giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình; từ đó thầy, cô, bố mẹ hiểu các con hơn và ngược lại" - anh Sỹ bộc bạch.
Cô Nguyễn Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) - cho hay: thực tế cho thấy, sau thời gian dài học online, nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu...; cá biệt có em bị trầm cảm nên rất cần được hỗ trợ từ thầy, cô giáo và phụ huynh.
"Sau chuyên đề "Điều em muốn nói", chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức buổi tọa đàm với phụ huynh học sinh; bởi thực tế, không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng cần được tư vấn tâm lý học đường" - cô Thúy chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:
Nhà trường muốn tạo sợi dây kết nối để phụ huynh và con cái hiểu nhau hơn. Qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ kiềng 3 chân: nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện" - cô Thúy cho biết.
Trần Nguyễn Gia Bảo và các bạn của mình trong buổi giáo dục kỹ năng sống
Theo bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếng như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu hiểu nhau nên dễ dấn đến bị căng thẳng, xung đột và bột phát.
"Chính vì vậy, những buổi giáo dục chuyên đề kỹ năng sống rất có ý nghĩa với học sinh, phụ huynh. Qua đó, giúp các em hiểu về bố mẹ, thầy cô của mình hơn và ngược lại" - bà Hương trao đổi.
Nhấn mạnh, gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất đối với học sinh, nhất là với học sinh bậc THCS, vì thế, theo bà Hương, nếu có xung đột xảy ra, cách tốt nhất là các em không nên tranh cãi với bố mẹ. Các em có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách viết nhật ký hoặc viết thư để bố mẹ hiểu mình hơn.
"Đã bao lâu rồi, các em chưa nói những lời yêu thương với bố mẹ. Nếu vì lí do nào đó mình chưa thể nói được với bố mẹ thì hãy viết một vài dòng gửi đến đấng sinh thành của mình, bởi hơn bao giờ hết bố mẹ luôn là người đồng hành, hỗ trợ, yêu thương mình nhiều nhất" - bà Hương nhắn nhủ.
Tuyển sinh lớp 10 THPT: Kinh nghiệm sắp xếp nguyện vọng Đăng ký nguyện vọng ra sao để không trèo cao nhưng cũng không phải thốt lên đầy tiếc nuối giá như khi biết kết quả thi luôn là bài toán cân não với tất cả thí sinh và gia đình đang có con chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT. Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng vào lớp...