Thi Lịch Sử tốt, cần làm gì?
Đề Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm, nội dung đánh giá năng lực và phân hoá thí sinh nên muốn làm bài tốt, kỹ năng quan trọng nhất là đọc hiểu.
Sáng 10/8, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm bài tổ hợp Khoa học xã hội với 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) lưu ý thí sinh một số vấn đề khi làm bài.
Từ năm 2017, các môn Khoa học xã hội trong đó có Lịch sử đã thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Để làm tốt môn thi này, thí sinh chịu khó đọc thật kỹ, thật chậm các câu hỏi, sau đó gạch chân từ khoá, rồi đọc lại các từ khoá và các mồi nhử trong các lựa chọn. Các bạn nên loại suy các câu trả lời sai, gần đúng rồi chọn câu đúng nhất.
Các câu hỏiyêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất là dạngchủ yếu xuất hiện trong bài thi trắc nghiệm. Trong 4 phương án gây “nhiễu” (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng và quyết định nhất.
Ví dụ:
Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là:
A. Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành, nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân.
B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng.
C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cho cách mạng.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao.
Đáp án: B
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Video đang HOT
Thông thường bài thi sẽ có độ phân hoá từ câu 30 đến 40, thí sinh cố gắng làm chắc và kỹ 20 câu đầu thì điểm 5 không quá khó.
Từ câu 20 đến 30 thông thường sẽ có những câu yêu cầu kỹ năng hiểu, vận dụng thấp. Đối với những câu này, phương pháp loại suy dần được sử dụng để loại đi 50/50 và còn hai phương án để các bạn lựa chọn.
Câu 30 đến 40 thường là những câu so sánh, điểm giống, khác của hai sự kiện lịch sử, hai dữ liệu nên thí sinh cần đọc thật kỹ và chọn đáp án. Đây là những câu cần đến phương pháp loại suy, thí sinh nên sử dụng phương pháp này để làm bài.
Trong đó sẽ có các dạng câu hỏi yêu cầu lựa chọn ý phủ định, thí sinh lưu ý chọn câu sai chứ không phải câu đúng. Thông thường, các em hay bị nhầm lẫn ở dạng này.
Ví dụ:
Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Đây là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta
B. Hoàn thành Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ đánh cho “Mỹ cút”, đánh cho “Nguỵ nhào”
C. Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước
D. Mỹ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.
Đáp án: B
Khi làm bài, thí sinh làm được câu nào thì tô ngay câu đó, đừng để đáp án trên đề và để tô sau. Điều này khiến các em không phân bố thời gian hợp lý đến cuối giờ, cuống cuồng khoanh “đại” và tô không đúng đáp án do đề thi bị thu lại. Phương châm là làm cho chắc và tô cho chắc.
Bài thi có 50 phút dành cho 40 câu, thí sinh nên phân bố thời gian hợp lý để dành lại 10 phút cuối đọc, dò, kiểm lại các đáp án đã tô. Thí sinh cần đếm kỹ xem đã làm đủ 40 câu chưa, tránh tính trạng tô không đúng ô, hoặc bị lệch câu trả lời.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 8-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam và các thí sinh thuộc diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Kỹ năng làm bài thi môn Tiếng Anh: Phân bổ thời gian hợp lý
Cô Đinh Kim Oanh, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (TP Cần Thơ) chia sẻ với thí sinh về kiến thức cần nhớ, kỹ năng, kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ảnh minh họa: ITN
Phần chức năng giao tiếp
Các em nên học các câu mặc định để trả lời cho các tình huống giao tiếp cụ thể. Ví dụ khi đáp lại 1 lời khen ngợi, ta có thể trả lời bằng các cách như sau:
- Thank you. It's very nice of you to say so.
- Thanks for your compliment.
Nhận diện lỗi sai (Error identification): Câu hỏi thường đưa ra 4 từ hay cụm từ được gạch dưới. Các em sẽ nhận diện trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là sai, cần phải viết lại để câu được hoàn chỉnh. Với câu hỏi tương đối dễ, thí sinh có thể trả lời ngay để tiếp tục qua câu khác. Nếu chưa tìm được điểm sai sót, hãy đọc lại toàn câu và nhấn mạnh chú ý đến những từ, cụm từ được gạch dưới.
Biến đổi và nối câu: Trong dạng bài sửa lỗi sai và viết lại câu, nối câu, đa phần các câu hỏi liên quan đến điểm ngữ pháp như mệnh đề trạng ngữ, chia thì, cấu trúc đảo ngữ, giả định, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, cấu trúc bị động, câu trực tiếp và gián tiếp, vận dụng các liên từ theo các mối quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ, nguyên nhân - kết quả... Với dạng bài này, HS cần dành thời gian để ôn luyện tất cả chủ điểm ngữ pháp và chú ý vào những trường hợp đặc biệt, nâng cao. Ngoài ra, trong quá trình luyện đề, câu hỏi có đáp án nhiễu, sai, các em nên suy nghĩ, tìm cách làm sao cho đáp án trở nên đúng. Đó cũng là cách ôn tập phần tìm lỗi sai.
Điền khuyết trong 1 đoạn văn: Phần này liên quan nhiều đến các cụm từ, cấu trúc ngữ pháp. Khi làm bài, các em cần xem trước và sau chỗ trống để suy ra từ cần điền.
Phần đọc hiểu: Đọc hiểu có thể nói là phần khó nhất trong đề thi bởi HS phải mất nhiều thời gian đọc do dài và có nhiều từ mới. Nếu các em không biết phân bổ thời gian làm bài hợp lý sẽ không đọc hết, dẫn tới việc tô bừa đáp án.
Để làm tốt bài đọc hiểu, thí sinh cần có vốn từ về các chủ điểm và nắm vững chiến lược đọc, có kỹ năng đọc lướt, đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể, suy luận. Hơn nữa, đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh cũng giúp các em làm bài tốt hơn. Không nên cố gắng dịch toàn bộ bài đọc sang tiếng Việt, vì thí sinh không có đủ thời gian làm việc này.
Chỉ cần nắm nghĩa của bài đọc (khoảng 60 - 70%) có thể làm được bài, vì vậy thời gian này, HS cố gắng rèn luyện càng nhiều bài đọc càng tốt để có kỹ năng làm bài, và học cách phân bổ thời gian hợp lý.
Khi làm bài đọc hiểu, các em nên đọc tiêu đề bài, đọc câu đầu và cuối mỗi đoạn, lướt qua câu hỏi và gạch chân từ khóa; câu nào về từ vựng làm trước, sau đó đến câu chi tiết, câu ý chính làm cuối cùng. Thứ tự câu hỏi thường theo thứ tự bài đọc.
Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm
Trong quá trình ôn tập, các em nên học kiến thức ngữ pháp cơ bản thật chắc, không nên quá chú trọng vào kiến thức nâng cao vì dù câu dễ hay khó, mỗi câu vẫn 0,2 điểm. Nếu các em chủ quan ở những câu hỏi dễ dẫn đến mất điểm. Cần ghi chú suốt quá trình luyện đề để mở rộng vốn từ và các cấu trúc khó.
Khi làm bài thi, cần đọc kỹ hướng dẫn, đọc đáp án xem câu hỏi tập trung vào phần nào (từ vựng hay ngữ pháp, điểm ngữ pháp gì) và sau đó mới đọc câu hỏi.
Làm câu dễ trước, làm tới đâu tô vào phiếu trả lời tới đó. Không nên làm hết mới tô vì như vậy chỉ cần chênh 1 câu sẽ ảnh hưởng tới câu tiếp theo. Theo kinh nghiệm cá nhân, khi nhìn bảng trả lời đã tô nhiều câu, cảm giác an toàn sẽ giúp các em có thể suy nghĩ ra những câu còn vướng mắc dễ dàng hơn.
Không bỏ bất kỳ câu hỏi nào, nếu không biết, hãy loại trừ và chọn đáp án mà em thấy có lý nhất. Với câu khó, nếu chưa chắc chắn, các em vẫn nên tô vào bảng trả lời và đánh dấu vào câu đó để nếu còn thời gian có thể xem lại. Nếu không, các em sẽ quên luôn và không chọn đáp án nào cả, hoặc không có thời gian để xem lại nên sẽ bỏ qua những câu này thì rất đáng tiếc.
Việc phân bổ thời gian cũng rất quan trọng, các em không nhất thiết phải làm theo trình tự trong đề thi, làm câu dễ trước, câu khó sau. Theo đó, thứ tự nên là ngữ âm - trọng âm - các câu từ vựng và ngữ pháp - câu giao tiếp - tìm lỗi sai - biến đổi câu; nối câu - đồng nghĩa, trái nghĩa - điền từ vào đoạn văn - đọc hiểu ngắn - đọc hiểu dài. Sau khi làm phần dễ, các em sẽ tự tin hơn để hoàn thiện các phần tiếp theo, tránh để tình trạng làm bài khó trước dẫn đến mất tự tin, lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.
Hy vọng các em sẽ tìm ra cách ôn tâp hợp lý cho chính mình và có tâm thế tích cực khi bước vào phòng thi.
Thành tích học tập đáng nể của nữ sinh "ẵm" 2 điểm tuyệt đối trong kỳ thi vào lớp 10 THPT 2020 Không chỉ đạt 2 điểm tuyệt đối trong kỳ thi vào lớp 10 THPT 2020, nữ sinh còn khiến nhiều người ngưỡng mộ khi luôn duy trì danh hiệu học sinh giỏi suốt 9 năm, sở hữu điểm Ielts 7.5. Mới đây, sở GD&ĐT TP.HCM đã công bố kết quả đến gần 82.000 thí sinh. Năm nay, kỳ thị được dời lại trễ...