Thí điểm mô hình bác sĩ gia đình trên 8 tỉnh, thành
Bắt đầu từ hôm nay 15.7, mô hình bác sĩ gia đình sẽ được thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bệnh nhân được tư vấn tại phòng khám bác sĩ gia đình, Bệnh viện quận Gò Vấp – Ảnh: Nguyên Mi
Theo Thông tư số 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình của Bộ Y tế, 8 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm gồm có: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang.
Theo đó, bác sĩ gia đình phải là người được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình. Bác sĩ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục, lồng ghép và phối hợp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng…
Thông tư cũng quy định phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Mô hình bác sĩ gia đình đã được TP.HCM áp dụng trước đó, từ năm 2013, với sự phối hợp giữa Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch với các bệnh viện quận 2, 10 và Gò Vấp.
Mô hình bác sĩ gia đình được ngành y tế đặt ra mục tiêu quan trọng là việc khám, điều trị và quản lý sức khỏe người dân mang tính hệ thống, liên tục.
Nguyên Mi
Theo TNO
Ngành Y tế đang 'bỏ quên' người cao tuổi
Được đánh giá là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bởi hệ thống điều trị bệnh cho đối tượng này đang thiếu trầm trọng.
95% người cao tuổi sức khỏe kém
Ghi nhận tại Bệnh viện Lão khoa T.Ư (bệnh viện chuyên dành cho người già duy nhất trên toàn quốc), tình trạng bệnh nhân xếp hàng chờ khám cả nửa ngày trời, thậm chí cả ngày trời khá phổ biến. GS. TS. Phạm Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư cho biết, bệnh viện thường xuyên quá tải, nhưng do quy định cơ sở điều trị bệnh lão khoa không được nằm ghép nên đa số bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại trú.
Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ trọng người hơn 65 tuổi đạt 7% tổng dân số, sớm hơn dự báo 6 năm. Hiện đời sống vật chất của người cao tuổi còn nhiều khó khăn, hơn 68% người cao tuổi làm nông nghiệp, 70% không có tích lũy vật chất, 18% sống trong hộ nghèo, 10% sống trong nhà tạm. Chỉ có khoảng hơn 30% người cao tuổi có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách Nhà nước; 30% người cao tuổi không có bảo hiểm y tế.
Bà Hoàng Thị Yên (67 tuổi, trú ở Ba Đình, Hà Nội) là bệnh nhân điều trị ngoại trú của Bệnh viện Lão khoa T.Ư từ hai năm nay cho biết, do mang trong mình nhiều bệnh như: Đái tháo đường tuýp 2, huyết áp cao và cả thoái hóa khớp, nên định kỳ mỗi tháng, bà đến khám và nhận thuốc về điều trị. "Lần nào đi khám cũng mất gần cả ngày vì rất đông bệnh nhân. May tôi còn có bảo hiểm y tế, chứ điều trị nhiều bệnh như vậy thì lương hưu 4 triệu/tháng chẳng đủ", bà Yên cho hay.
Hệ thống chăm sóc y tế cho người già hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng.
Đa phần người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ... phải điều trị suốt đời, nên nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn và chi phí y tế điều trị rất tốn kém. Trong khi đó, hiện hơn 70% người cao tuổi nước ta sống ở nông thôn, không có lương hưu hoặc tiền để dành; 95% người cao tuổi có sức khỏe kém, do đó dẫn đến thực trạng khá phổ biến là người cao tuổi bị bệnh nặng mới dám đi khám chữa bệnh và khi đó, chi phí điều trị lại càng tốn kém...
"Chi phí điều trị cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ, mặc dù số người cao tuổi chiếm 10% dân số nhưng sử dụng tới trên 50% chi phí điều trị mỗi năm. Việc kiểm tra định kỳ sức khỏe cho người cao tuổi ở tuyến xã/phường cũng chỉ là kết hợp các đợt khám từ thiện của các bệnh viện và cũng chỉ bao phủ được khoảng 30-40% người cao tuổi" - ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết.
Xây thêm bệnh viện
Theo quy hoạch của ngành Y tế, ngoại trừ bệnh viện nhi, còn lại các bệnh viện khác đều phải thành lập khoa lão. Tuy nhiên, trên thực tế toàn quốc mới chỉ có một bệnh viện chuyên lão khoa, còn ở tuyến tỉnh mới chỉ có khoảng 30% bệnh viện có khoa lão hoặc lồng ghép khoa lão vào các khoa khác. Hiện cả nước mới có khoảng 80 bác sĩ chuyên khoa lão, đều công tác ở Hà Nội và TP HCM. Đây chính là "lỗ hổng lớn" trong công tác chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho người cao tuổi, nhất là trong xu thế dân số già đang tăng nhanh, với dự báo đến năm 2029 cứ 6 người dân sẽ có một người cao tuổi.
Theo đề xuất của GS.TS. Phạm Thắng, để xây dựng hệ thống y tế cho người cao tuổi, cần tăng cường đào tạo bác sĩ, điều dưỡng và người chăm sóc trong lĩnh vực này và cần thực hiện đúng quy hoạch với mỗi bệnh viện có một khoa lão, đồng thời, thành lập bộ môn lão khoa tại các trường Đại học Y...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, ngành Y tế đã đưa ra những giải pháp để đối phó với tốc độ già hóa dân số. Theo đó, sẽ xây dựng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của mạng lưới lão khoa tại tuyến T.Ư và địa phương. Theo quy hoạch, đến năm 2015 sẽ xây dựng Bệnh viện Lão khoa T.Ư cơ sở 2 với quy mô 500 giường bệnh; Tiếp đến sẽ thành lập Bệnh viện Lão khoa tại TP HCM và Đà Nẵng. Đồng thời, nâng cao chức năng của hệ thống bác sĩ gia đình là quản lý sức khỏe người cao tuổi ở cộng đồng...
Theo TTVN
Triển khai bác sĩ gia đình tại 8 tỉnh, thành phố Từ ngày 15/7/2014, mô hình bác sĩ gia đình trong đó khám cho cả người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thí điểm triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là nội dụng được quy định tại Thông tư hướng dẫn thí điểm về Bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình mà Bộ...