Thi đánh giá năng lực: Nhẹ nhàng, nhiều cơ hội
Việc tham dự kỳ thi đánh giá năng lực giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường phù hợp với bản thân và có nhiều thuận lợi. Thí sinh cần lưu ý gì để dự thi và sử dụng kết quả hiệu quả nhất?
Kỳ thi đánh giá năng lực được nhiều thí sinh lựa chọn vì sự nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian. Trong ảnh: thí sinh hào hứng sau khi kết thúc kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
“Kể từ ngày đóng cổng đăng ký dự thi, thí sinh không được quyền điều chỉnh các thông tin cá nhân. Các thông tin không chính xác ảnh hưởng đến việc tham gia dự thi hoặc ảnh hưởng đến kết quả thi, xét tuyển của thí sinh đều không được xử lý. Do vậy ngay khi được cấp tài khoản, thí sinh cần truy cập và kiểm tra để đảm bảo tính chính xác của các thông tin cá nhân.
Năm 2021 có 4 ĐH lớn tổ chức kỳ thi riêng với tên gọi khác nhau, trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức hai kỳ thi đánh giá năng lực, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) có kỳ thi kiểm tra năng lực và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có kỳ thi đánh giá tư duy. Ngoài ra, một số trường ĐH ngoài công lập như Hồng Bàng, Nguyễn Tất Thành cũng sẽ tổ chức kỳ thi riêng.
Tận dụng tối đa công nghệ
Theo TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực có mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.
“Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra sáng 28-3, hiện có hơn 74.000 thí sinh đăng ký dự thi. Năm 2020 đã có gần 70 trường ĐH, CĐ đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi và năm nay dự kiến có thêm nhiều trường sử dụng kết quả thi này. Việc tận dụng tối đa công nghệ để tổ chức kỳ thi giúp thí sinh vô cùng thuận lợi khi đăng ký dự thi và xét tuyển” – ông Chính nói.
Năm nay, Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực, trong đó đợt 1 dự kiến từ ngày 9-5. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1-4 tại địa chỉ www.khaothi.vnu.edu.vn.
Video đang HOT
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội – cho biết: “Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội. Cổng thông tin đăng ký dự thi trực tuyến bắt đầu mở từ ngày 1-4 tại www.cet.vnu.edu.vn. Thí sinh có thể đăng ký, nộp lệ phí online (chuyển khoản, ví điện tử, app); làm bài thi trên máy tính, biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi tới thí sinh sau 14 ngày dự thi theo đường bưu điện”.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 3 địa điểm ở phía Bắc. Từ ngày 1 đến 30-4, nhà trường sẽ mở đăng ký tham dự bài kiểm tra tư duy trên hệ thống http://ts.hust.edu.vn. Còn kỳ thi kiểm tra năng lực do Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30-5. Đầu tháng 4-2021, thí sinh có thể đăng ký dự thi tại https://tuyensinh.hcmiu.edu.vn. Việc nộp lệ phí cũng thực hiện bằng cách chuyển khoản, gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp tại trường.
Không luyện thi, học tủ
Vì là kỳ thi đánh giá năng lực nên tất cả các đơn vị tổ chức thi đều khẳng định không tổ chức luyện thi hay bất kỳ hoạt động ôn luyện, thi thử bài thi năng lực, đồng thời khuyên thí sinh tập trung học thật tốt, không phải học thuộc lòng và cũng không nên ôn thi tại các lò luyện.
TS Nguyễn Quốc Chính cho biết: “Bài thi tại ĐH Quốc gia TP.HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Cấu trúc của bài thi gồm 3 phần: sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; giải quyết vấn đề. Hiện nay bài thi tham khảo đã được công bố”.
Còn PGS.TS Trần Tiến Khoa – hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) – thông tin: “Trường sử dụng bài kiểm tra để đánh giá các loại năng lực của thí sinh: ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực tính toán – giải quyết vấn đề, tư duy logic, môn thi tự chọn đánh giá kiến thức tự nhiên, năng lực suy luận tổng hợp sáng tạo hoặc kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Anh. Thí sinh thi 3 môn, gồm 2 môn bắt buộc (toán học, tư duy logic) và 1 môn tự chọn (chọn 1 trong 4 môn lý, hóa, sinh, tiếng Anh). Nội dung kiến thức nói trên nằm trong chương trình THPT và tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12″.
Cần phải tốt nghiệp THPT
Kết quả thi đánh giá năng lực được sử dụng chỉ như một phương án xét tuyển, bên cạnh phương thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác được các đơn vị tổ chức kỳ thi và các đơn vị có sử dụng kết quả kỳ thi năng lực trong năm nay. Điều kiện chung để được xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và việc xét tuyển sẽ thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó có kết quả thi đánh giá năng lực và cần đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo theo quy định.
Mỗi thí sinh 1 đề thi
Thí sinh tới điểm thi tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, ngân hàng đề thi năng lực có đến 15.000 câu hỏi, đảm bảo mỗi thí sinh có một đề thi riêng. “Bài thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy nên sẽ cung cấp đủ thông tin để các em phân tích, trả lời. Bài thi này nhằm chống lại cách học thuộc lòng, thí sinh tránh học tủ, học lệch và cần dành nhiều thời gian ôn tập lại các kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài. Có thể tham khảo bài thi mẫu trước khi đăng ký dự thi đánh giá năng lực (công bố trước ngày 15-3).
PGS.TS Trần Trung Kiên – trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – cho biết trường không công bố đề thi mẫu, mà chỉ đưa ra đề cương và ví dụ minh họa. Bài thi đánh giá tư duy hướng tới đánh giá năng lực tư duy tổng thể của học sinh, tập trung vào việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức toán THPT để giải quyết các vấn đề thực tế; đánh giá hiểu biết về khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh); đánh giá năng lực đọc nhanh, hiểu đúng vấn đề về khoa học kỹ thuật và đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh.
Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy gồm 3 phần, làm trong 180 phút. Phần 1 – đánh giá năng lực toán gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, thi trong 90 phút. Phần 2 – đọc hiểu, làm bài trong 30 phút với 3 – 4 bài đọc, mỗi bài dài 800 – 1.000 từ về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ. Phần 3 – bài tự chọn 1 trong 3 nội dung là bài lý – hóa, hóa – sinh hoặc tiếng Anh.
Nội dung kiểm tra nằm trong chương trình THPT, ở mức thông hiểu và vận dụng, làm bài trong 60 phút.
Tuyển sinh bằng đánh giá năng lực: Cao nhất lên tới 70% chỉ tiêu
Đa dạng các phương thức tuyển sinh, trong đó có tuyển sinh bằng đánh giá năng lực giờ đây đang là xu hướng được các trường ĐH top đầu chọn lựa.
Đây cũng là những trường có kinh nghiệm trong việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Việc tham dự kỳ thi sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực 2020.
Ông Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP HCM vừa cho biết, năm 2021 nhà trường sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực. Cụ thể, thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 15/1-5/3. Kỳ thi đợt 1 diễn ra vào ngày 28/3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 dự kiến công bố ngày 5/4. Thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 từ ngày 4/5-4/6. Kỳ thi tổ chức vào ngày 4/7 tại TP HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả thi đợt 2 dự kiến công bố vào ngày 12/7.
Thí sinh làm bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút. Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Ông Chính cũng cho hay, năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi đánh giá năng lực của các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP HCM về cơ bản ổn định hoặc tăng chỉ tiêu từ phương thức xét tuyển này. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dành 50% tổng chỉ tiêu, Trường ĐH Bách Khoa dành tối đa 70% tổng chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi này. Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức lần đầu năm 2018.
Đến năm 2019, ngoài các trường ĐH thành viên, còn có 24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng kết quả từ kỳ thi này để xét tuyển. Năm 2020, con số này lên tới gần 70 trường ĐH, CĐ.
Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết năm 2021 dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4 - 5 đợt từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000 - 2.000 thí sinh. Trước đó, năm 2015 ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước tổ chức kỳ thi riêng với bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào. Nhưng đến năm 2017, ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định dừng tổ chức kỳ thi này và chỉ xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi THPT quốc gia.
GS.TS Nguyễn Đình Đức- Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay năm 2021 trường có thể mở rộng quy mô thông qua khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, trực thuộc hoặc đối tác và ủng hộ sự tham gia của các đơn vị khác trong việc sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển nhằm tiết kiệm nguồn lực.
Cũng như những kỳ thi đánh giá năng lực của các năm 2015 và 2016, năm 2021 thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực trong một buổi thi của mỗi đợt thi. Kết quả thi được thông báo ngay sau khi thí sinh hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi cho thí sinh sau ba tuần kể từ ngày dự thi.
Còn với ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền- Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Tiếp nối thành công kỳ thi đánh giá tư duy năm 2020, nhà trường tiếp tục áp dụng phương thức này trong tuyển sinh và dự kiến tăng khoảng 10% chỉ tiêu so với năm 2020, tương đương từ 30 - 40% tổng chỉ tiêu. Đây là hình thức cải tiến kỳ thi riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán, kỳ thi đánh giá tư duy năm nay dự kiến có thêm tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên để đa dạng lựa chọn cho thí sinh. Kết cấu đề thi không thay đổi, có sự phân hóa, kiến thức của 3 năm THPT. Theo kế hoạch, kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khoảng 1 tuần và được tổ chức tại 3 địa điểm tại miền Bắc.
Liên quan đến vấn đề tự chủ tuyển sinh ĐH của các trường hiện nay, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau. Bộ khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung nhằm giảm tỉ lệ thí sinh ảo cho các trường khi sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm nay cổng đăng ký thi và xét tuyển được tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia để tăng cường tiếp cận và tương tác với thí sinh trong cả nước.
Với các trường đủ điều kiện tổ chức thi riêng, bổ sung, đánh giá năng lực, Bộ GDĐT đề nghị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức kỳ thi gọn nhẹ và nên thi từ 1 - 2 môn, theo hình thức thi đánh giá năng lực hoặc thi năng khiếu kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bộ cũng khuyến khích thi theo nhóm trường, gọn nhẹ và thi trong 1 buổi... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh; tiến tới hình thành các tổ chức/trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính, bảo đảm minh bạch, công bằng giữa các lần thi...
10 vấn đề đặc biệt lưu ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành được dự thảo quy chế tuyển sinh. Bộ GD&ĐT giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2021Ảnh: Diệp An Như vậy, thời gian đăng ký dự thi và xét tuyển của thí sinh có thể sẽ chậm hơn so với thông thường (1-20/4). Hơn nữa,...