Thi đánh giá năng lực: Các trường tin tưởng và sử dụng kết quả chung
Cả hai ĐH Quốc gia và ĐH Bách Khoa Hà Nội đều đã công bố đề án về bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) và bài kiểm tra tư duy.
Hình thức thi ĐGNL được xem là có nhiều ưu điểm, chủ động nguồn tuyển… Vì thế, đã có nhiều trường ĐH tin tưởng, cho biết sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để tuyển sinh.
Nhiều trường công bố điểm sàn dựa vào thi ĐGNL cửa ĐH Quốc gia TP.HCM
Hai trường ĐH đầu tiên công bố điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM là trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM.
Cụ thể, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) chính thức công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét kết quả kỳ thi ĐGNL năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM cho 49 ngành đào tạo trình độ ĐH chính quy tại trường.
Theo đó, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển với tất cả các ngành dao động từ 650 – 725 điểm. Trong đó, ngành Dược có điểm xét tuyển cao nhất là 725 điểm. Tất cả các ngành còn lại có điểm xét tuyển là 650 điểm. Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi ĐGNL năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM và cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy đổi theo quy định.
Riêng đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển bao gồm môn Năng khiếu (Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thanh nhạc), thí sinh có điểm thi ĐGNL đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển trên cần dự thi Năng khiếu và đạt mức điểm theo quy định. Thí sinh có thể dùng kết quả thi Năng khiếu do HUTECH tổ chức hoặc lấy kết quả thi từ
Còn Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) công bố nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM như sau: Mức điểm nhận hồ sơ của phương thức này ở 29 ngành đào tạo là 650 điểm.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 của trường là 3.435. Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 5-4-2021 đến 31-7-2021. Thời gian công bố kết quả dự kiến 2-8-2021.
Theo ThS. Phạm Doãn Nguyên – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh nhà trường cho biết, với phương thức xét này trường dành 5% chỉ tiêu.
“Năm 2020, điểm trúng tuyển của phương thức này ở các ngành với mức cao nhất là 750 điểm. Thí sinh ngoài xét tuyển bằng phương thức trên có thể tham gia xét tuyển đồng thời các phương thức khác để tăng cơ hội trúng tuyển đại học ở ngành mình yêu thích tại trường” ông Nguyên nói.
Được biết, điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM (theo thang điểm 1.200) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của quy chế tuyển sinh hiện hành. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng dành 260 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chuẩn (chương trình đại trà) và 100 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chất lượng cao xét tuyển theo phương thức điểm năng lực. Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh phải có điểm thi đánh giá năng lực từ 700 trở lên, đồng thời kết quả học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 phải đạt từ 6,5 trở lên. Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 5-4 đến hết 15-5.
Đây là năm đầu tiên trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tuyển sinh theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 20% chỉ tiêu ngành. Trường nhận xét tuyển cho các thí sinh từ 700 điểm trở lên (theo thang điểm 1.200). Các thí sinh đăng ký dự thi ngành năng khiếu, điểm thi môn năng khiếu trong kỳ thi bổ sung môn năng khiếu do trường tổ chức năm 2021 đạt từ 5.0 trở lên.
Video đang HOT
Các trường tổ chức thi ĐGNL đều có kinh nghiệm trong tổ chức thi riêng và ngân hàng đề thi đáp ứng được yêu cầu (Ảnh tư liệu)
ĐH Xây dựng dùng kết quả bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách Khoa
Năm 2021, trong số các phương thức xét tuyển, Trường ĐH Xây dựng dành một phần chỉ tiêu ở một số ngành cho việc sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Đây cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Xây dựng tuyển sinh bằng cách sử dụng kết quả bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho một số ngành đào tạo.
Phía trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Sẽ tổ chức kỳ thi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, dự kiến vào ngày 15-7-2021, tại 3 địa điểm: Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Nghệ An (ĐH Vinh) và Hải Phòng (trường ĐH Hàng Hải).
Điểm xét từng ngành, chương trình đào tạo được xác định theo điểm tổng của bài thi (thang điểm 30). Các tổ hợp xét tuyển tương ứng là BK1 (Toán – Đọc hiểu – Lý Hóa), BK2 (Toán – Đọc hiểu – Hóa Sinh) và BK3 (Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh).
PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, bài thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mục tiêu bài thi hướng tới nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học bằng hình thức đánh giá năng lực tư duy tổng thể của học sinh theo hướng tiếp cận với phương pháp của các nước phát triển trên thế giới; đồng thời từng bước hoàn thiện để tiến tới hoàn toàn tự chủ trong công tác tuyển sinh.
Nhà trường tập trung vào việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Toán THPT để giải quyết các vấn đề thực tế; đánh giá hiểu biết về Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh); đánh giá năng lực đọc nhanh, hiểu đúng vấn đề về khoa học kỹ thuật và đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh.
Muốn thi tốt, hãy dành thời gian làm đề thi tham khảo
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Phó Trưởng Ban Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội), bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm đánh giá 3 nhóm năng lực chính, kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh tích lũy trong quá trình học tập. Các câu hỏi được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, có câu hỏi vận dụng ở mức độ trung bình đến khó.
Do đó, học lệch hay học tủ không phải là cách tốt nhất để đạt điểm thi cao. Cách thức đơn giản nhất là thí sinh hãy dành thời gian làm bài thi tham khảo trước ngày đăng ký dự thi.
Trong những năm tới, Trung tâm Khảo thí sẽ cung cấp thêm một số đề thi tham khảo bên cạnh việc bổ sung liên tục các câu hỏi mới vào ngân hàng đề.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Bộ khuyến khích các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định.
Các trường có thể tiếp tục sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau, như vậy thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển theo nhiều hình thức, nhiều nguyện vọng sẽ làm tăng cơ hội trúng tuyển.
Bộ khuyến khích các nhóm trường cùng tổ chức kỳ thi chung như vậy để đảm bảo là thí sinh sẽ giảm thiểu chi phí không phải tốn kém thời gian đi lại tham gia quá nhiều kỳ.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong những kỳ thi như thế.
Thí sinh ồ ạt tìm suất vào đại học
Không chờ thi tốt nghiệp THPT, hàng chục ngàn thí sinh khối 12 đã "đặt gạch" xét học bạ và đăng ký thi đánh giá năng lực để tăng cơ hội vào đại học.
Năm 2021, các trường đại học (ĐH) tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác tự chủ trong tuyển sinh đầu vào. Đến thời điểm này, dù Bộ GD&ĐT chưa công bố những thông tin về thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng việc tuyển sinh ở các trường bằng các phương thức khác như xét học bạ, đăng ký thi đánh giá năng lực... đã rất náo nhiệt.
Chen chân xét học bạ sớm
Từ đầu tháng 3, hàng loạt trường ĐH tại TP.HCM đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ sớm. Không cần chờ điểm của học kỳ II lớp cuối cấp, học sinh khối 12 đã có thể dự tuyển tại nhiều trường, nhiều ngành học để giành suất vào ĐH trước cả khi năm học kết thúc.
Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó Trưởng phòng Truyền thông của trường, cho biết chỉ sau 10 ngày nhận hồ sơ học bạ đã có gần 400 hồ sơ đăng ký, tương ứng với hơn 1.300 nguyện vọng.
Trong đó, hơn 50% nguyện vọng tập trung vào các ngành "hot" theo xu hướng như công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, robot trí tuệ nhân tạo, quản trị kinh doanh, logistics, tiếng Anh.
"Năm nay, phương thức xét học bạ thu hút nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh vì việc xét này thuận tiện và chủ động hơn cho các em. Trung bình một ngày có 30-60 thí sinh, phụ huynh quan tâm và nộp hồ sơ về trường. Trên các kênh tư vấn trực tuyến, trường cũng nhận nhiều quan tâm, thắc mắc của các em" - ThS Phương chia sẻ.
Còn tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh, cho biết qua tám ngày nhận hồ sơ học bạ đầu tiên, trường đã nhận đăng ký hơn 350 nguyện vọng xét tuyển. Số này tăng 15% so với thời điểm năm 2020.
Thí sinh đến tư vấn và nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM những ngày vừa qua. Ảnh: THÁI SƠN
Phương thức xét học bạ có nhiều ưu điểm vì giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển vào các ngành học yêu thích và vào nhiều trường... Tuy nhiên, điều này cũng khiến các em dễ chủ quan hơn.
"Khi đăng ký xét tuyển, đã trúng tuyển bằng phương thức nào thì các em nên thực hiện nhập học sớm, không nên đứng núi này trông núi nọ vì nộp trễ thời hạn sẽ bị hủy kết quả và điểm xét ở các đợt bổ sung sau luôn cao hơn nhiều.
ThS PHẠM DOÃN NGUYÊN , Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Thí sinh chọn thi đánh giá năng lực cao "khủng"
Những năm gần đây, khi các trường ĐH ngày càng được giao quyền tự chủ trong tuyển sinh, nhiều phương thức tuyển sinh mới được áp dụng để đáp ứng nhu cầu tuyển đầu vào của từng trường.
Bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ, những kỳ thi riêng như đánh giá năng lực cũng được nhiều đơn vị tổ chức để tạo nguồn tuyển riêng phù hợp hơn.
Trong đó, khối công lập phía Nam, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM là kỳ thi được tổ chức quy mô nhất và thu hút nhiều thí sinh nhất.
Sau ba năm tổ chức, năm nay dù chỉ mới ở đợt 1, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục ghi nhận lượng thí sinh "khủng" khi có hơn 74.000 em đăng ký dự thi.
Được biết thời gian mở cổng đăng ký của đợt này từ ngày 15-1 vừa qua, tuy nhiên số lượng đăng ký tăng mạnh trong khoảng chục ngày trở lại đây, khi sát thời hạn kết thúc đăng ký.
Và với số lượng này, đây cũng là số liệu kỷ lục trong ba năm qua. Cụ thể, năm 2018 chỉ có gần 5.000 thí sinh dự thi. Năm 2019, kỳ thi diễn ra trong hai đợt và tổng cộng có hơn 40.000 thí sinh dự thi. Năm 2020 cũng có khoảng 60.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng số thí sinh dự thi chỉ đạt gần 50%.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm nay dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn quyết định tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực và với quy mô mở rộng hơn để thuận lợi cho thí sinh ở các khu vực.
Trong đó, thi đợt 1 sẽ diễn ra vào ngày 28-3 tại bảy địa phương gồm TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng và hai điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 4-5 đến 4-6. Kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 4-7 tại bốn địa phương, gồm TP.HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng.
Đặc biệt, theo ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức này năm 2021 của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng lên. Trong đó, Trường ĐH KHXH&NV với mức chỉ tiêu tối đa 50%, Trường ĐH Bách khoa dành tối đa 70% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này...
Tính đến nay, tổng số trường sử dụng kết quả này để tuyển sinh cũng khoảng 70 trường ĐH, CĐ và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Dự kiến thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ba lần
Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD&ĐT, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2021 vẫn giữ ổn định như năm trước. Hiện nay, các bộ phận chuyên môn của bộ đang khẩn trương chuẩn bị bộ đề thi tham khảo của kỳ thi tốt nghiệp THPT và dự kiến công bố trong tháng 3.
Về tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD&ĐT cũng cho biết bộ cũng đang hoàn thiện bản dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH chính quy năm 2021 và sẽ sớm công bố trước ngày 1-4 để lấy ý kiến công chúng. Tuy nhiên, nội dung quy chế vẫn tương tự năm 2020 và có thể sẽ điều chỉnh một số điều khoản để tạo điều kiện hơn cho thí sinh cũng như để công tác thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn.
Cụ thể như quy chế dự kiến cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ba lần khi xét điểm thi tốt nghiệp THPT vào các trường ĐH, CĐ, trong khi trước đây chỉ có một đợt duy nhất.
Ngoài ra, bộ cũng sẽ triển khai cho thí sinh được phép đăng ký xét tuyển nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến thay vì phải đăng ký trên phiếu đăng ký dự thi như những năm trước. Ở những địa bàn còn khó khăn, các trường sẽ hỗ trợ các em đăng ký trực tiếp bằng phiếu.
Hai trường ĐH đầu tiên tại TP.HCM nhận xét tuyển học bạ sớm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 1-3. Ngày 23-2, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã thông báo về việc sẽ chính thức nhận đăng ký xét tuyển theo các phương thức xét tuyển học bạ THPT đối với...