Thi đại học quanh năm – Tại sao không?
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã- Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – cho biết ĐH này đã xây dựng phương án tuyển sinh riêng hơn một năm qua và đã được áp dụng vào kỳ tuyển sinh cao học. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến năm 2012, ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành đổi mới kỳ thi vào trường này.
Căng thẳng trong trường thi
Sẽ không còn chuyện may rủi
- Thưa ông, các trường tốp đầu như ĐHQG Hà Nội đang được giao quyền tự chủ trong tuyển sinh. Và, có vẻ ĐHQG Hà Nội đã sẵn sàng?
- Có thể nói, kì thi ” ba chung” có rất nhiều ưu điểm khi mà hàng chục năm không có chuyện lộ đề thi. Đề thi đảm bảo chất lượng và quan trọng các trường đều có một mặt bằng chung trong tuyển sinh. Giữa các trường có sự phân tầng rõ rệt như các trường tốp đầu phải trên 20 điểm mới đậu, nhưng cũng có những trường trừ điểm ưu tiên tối đa thì cũng chỉ còn 8 điểm đã vào ĐH (với những trường mới thành lập)…
Tuy nhiên, kì thi tuyển sinh ” ba chung” hiện nay đang thể hiện bất cập. Thứ nhất gây sức ép cho học sinh trong việc ăn ở, đi lại và tốn kém về kinh tế. Thứ hai, sau mỗi kỳ thi có những trường ĐH yêu cầu hạ điểm sàn, đặc biệt là những trường ĐH có chất lượng không cao.
Trong nhiều cuộc họp chúng tôi có bàn đến, nếu hạ điểm sàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống giáo dục ĐH. Thứ ba, thế giới đã giao quyền cho các ĐH và các trường được chủ động hơn trong tuyển sinh, đào tạo. Chủ trương giao quyền cho một số trường ĐH thí điểm tự chủ tuyển sinh ĐH là chủ trương đúng. Theo tôi được biết, năm ngoái (2010) đã giao rồi, nhưng phương án của các trường là muốn tổ chức thi riêng, còn đổi mới tuyển sinh cũng chưa rõ nét lắm.
- Việc đổi mới tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh ĐH phải rất thận trọngi. Một mình ĐHQG Hà Nội có “đột phá” được không, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: Không được lấy thí sinh ra làm thí điểm Tổ chức kỳ thi không được lấy thí sinh ra làm thí điểm. Và đã thi là phải đánh giá đúng năng lực, đây là vấn đề cốt lõi trong việc xác định đổi mới tuyển sinh. Phải phân định được trình độ học sinh chứ không được coi là kì thi may rủi. Nếu đánh giá đúng năng lực thì không có chuyện may rủi.- ĐHQG Hà Nội đã suy nghĩ hơn 1 năm nay để xây dựng đề án đổi mới công tác tuyển sinh cả ĐH và sau ĐH với mục tiêu là tổ chức đánh giá đúng năng lực thí sinh để phân loại. Phân loại không chỉ giúp cho thí sinh của ĐHQG Hà Nội mà phân loại được thí sinh của nhiều trường ĐH khác và là đánh giá chung của toàn quốc. Tầm cỡ của kì thi này rất quan trọng, nó quyết định nghề nghiệp, quyết định tương lai của thế hệ trẻ.
- Một ĐH không làm được. Nó cũng giống như đào tạo theo hình thức tín chỉ thì phải nhiều ĐH cũng làm thì mới liên thông được với nhau. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao nhưng các ĐH phải ngồi lại với nhau dưới sự chỉ đạo của Bộ vì có động chạm đến cơ chế của Bộ, chính sách của Nhà nước…
Chẳng hạn, mỗi năm, có khoảng 40.000 thí sinh đăng ký thi vào ĐHQG Hà Nội, nhưng các trường chỉ tuyển từ 5.000 – 5.500 chỉ tiêu. Như vậy còn hơn 30.000 thí sinh nữa không đậu vào ĐHQG Hà Nội thì các em được công nhận vào các trường ĐH khác như thế nào thì đó là bài toán ngoài tầm ĐHQG Hà Nội, phải Bộ GD&ĐT mới có lời giải.
Video đang HOT
Tổ chức kỳ thi không được lấy thí sinh ra làm thí điểm. Và đã thi là phải đánh giá đúng năng lực, đây là vấn đề cốt lõi trong việc xác định đổi mới tuyển sinh. Phải phân định được trình độ học sinh chứ không được coi là kì thi may rủi. Nếu đánh giá đúng năng lực thì không có chuyện may rủi. Ngoài việc giảm áp lực, thí sinh được thi quanh năm không phải chờ đợi một năm sau mới được thi.
Thậm chí, học sinh chưa tốt nghiệp THPT cũng có thể đăng ký dự thi, nếu thấy đủ khả năng. Hoặc những người cao tuổi vẫn có thể đăng kí để chuẩn bị vào một ngành nghề nào đó… Không thể thí sinh vì ốm mà không thể tham gia kì thi bởi vì có nhiều kì thi khi mà bất cứ khi nào thí sinh thấy mình đã thực sự sẵn sàng vượt qua kì đều có thể đăng kí.
Đề thi sẽ nhẹ nhàng, “phân luồng“
- Cụ thể kì thi này sẽ tổ chức thế nào để giảm sức ép cho thí sinh, thưa ông?
- Sẽ có 6 trung tâm tổ chức thi quanh năm đặt tại 3 miền Bắc – Trung – Nam. Trung tâm phải trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lí và Bộ sẽ ban hành cơ chế cho các trung tâm hoạt động. Còn ĐHQG Hà Nội đề xuất tiêu chí, lo khâu tổ chức. Và Bộ sẽ quy định mức điểm nào thì vào ĐH “A” và mức điểm khác thì vào ĐH “B”… Áp dụng phương án này sẽ không có điểm sàn theo khối, không còn khối thi như hiện nay và cũng không thi 6 môn như Bộ đang dự kiến. Mà thí sinh sẽ được kiểm tra tất cả kiến thức đại cương.
Mỗi trung tâm đều có ngân hàng đề, cứ hai tháng tổ chức thi 1 lần. Như vậy nếu thí sinh trượt đợt này thì 2 tháng sau có thể thi lại. Chúng tôi chọn phương án đánh giá theo năng lực như nước ngoài họ đang làm với ngân hàng đề thi. Nghĩa là thi theo phương án đại cương, tổ chức thi theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển sinh ĐH; GMAT, GRE cho thí sinh thi tuyển sinh cao học. Muốn có ngân hàng đề thi phải có kinh nghiệm của quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia ra đề thi này phải rất đa năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau mới ra được ngân hàng đề. Đó là vấn đề ĐHQG Hà Nội đang quyết tâm.
- Ông có thể nói rõ hơn về đề thi?
- Kì thi đánh giá rất chung chung kiến thức đại cương. Do đó, kì thi đại cương chúng tôi hướng đến là những câu hỏi không cao cấp quá mà hoàn toàn là kiến thức phổ thông. Các bài thi này đều chung mục tiêu đánh giá đúng năng lực người làm bài, phân tầng trình độ người dự thi. Hình thức thi tự luận hay trắc nghiệm không quan trọng (vì phần lớn đều có cả hai hình thức), điểm nhấn là nội dung thi sẽ kiểm tra kiến thức xã hội, đánh giá tư duy lôgic của thí sinh… Nội dung một bài thi có thể trộn lẫn cả kiến thức toán học như đạo hàm, phân số, cũng như các kiến thức văn học như tác giả, tác phẩm văn chương…
Nếu qua được kì thi đại cương thì các ngành tuyển của ĐHQG Hà Nội nói riêng và các ĐH nói chung thì người ta căn cứ vào chứng chỉ đó để công nhận bạn đã vượt qua được một barie nào đó rồi đủ đế tham gia một ngành đào tạo. Điểm tối ưu của phương án này là thí sinh có thể thi được quanh năm không bị sức ép từ phía gia đình nếu không thi đạt lần 1. Và ngân hàng đề thi đủ khỏe để hạn chế tối đa việc quay cóp và những tiêu cực trong thi cử.
Trước khi chính thức trình phương án tuyển sinh mới này lên bộ, ĐH này đã “chạy thử” chương trình, áp dụng cho kỳ thi đầu vào trình độ thạc sĩ ở một số chuyên ngành. Khảo sát của ĐH Quốc gia Hà Nội sau đó cho thấy trong 200 thí sinh thi cao học chuyên ngành kinh tế và 150 thí sinh thi cao học chuyên ngành biến đổi khí hậu, có đến 80% cảm thấy hài lòng với hình thức thi này.
- Bộ GD&ĐT đang chủ trương đưa thêm khối thi A1( Toán, Lý, Ngoại ngữ) ngay trong kì tuyển sinh này, ông thấy có vội quá không?. Bao giờ ĐHQG thực hiện lộ trình mới này?
- Tôi nghĩ bây giờ thông báo không ảnh hưởng gì lớn vì đó là những kiến thức nền tảng ở phổ thông, mặc dù sẽ có nhiều khó khăn với thí sinh miền núi. Tuy nhiên, nếu có thêm khối A1 ngay trong kì tuyển sinh này thì ĐHQG cũng sẽ thực hiện.
Còn về phương án tuyển sinh mới, nếu thuận lợi ĐHQG Hà Nội sẽ thực hiện vào năm 2012 và chậm nhất sẽ triển khai vào năm 2013.
- Cảm ơn ông!
Tuyển sinh 2012: Bổ sung khối thi A1 Bộ GD&ĐT sẽ không đưa ra nhiều thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 mà chỉ dự kiến bổ sung khối A1 (gồm các môn toán, lý, ngoại ngữ). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trước đó, Bộ có dự kiến đưa ra một số phương án thay đổi như bổ sung khối thi, xét tuyển tích hợp giữa các khối…, nhưng kỳ thi đã sắp đến nên việc có nhiều điều chỉnh có thể khiến thí sinh phân tâm. Vì thế, trong hội nghị về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 sắp tới (dự kiến được Bộ tổ chức vào ngày 14/1/2012 ), Bộ sẽ chỉ đưa ra lấy ý kiến về việc bổ sung khối thi A1. Cũng theo ông Ga, Bộ đang dự định sẽ không in cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng”. Thay vào đó, các trường chủ động đưa thông tin tuyển sinh lên trang web của trường. Khi trường gửi thông tin tuyển sinh về Bộ, Bộ có trách nhiệm thông báo nguyên văn trên trang web của Bộ.
Theo PLXH
Lúng túng lên phương án tuyển sinh
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sớm đăng ký thông tin cũng như các phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 với bộ.
Thế nhưng đến lúc này thông tin về những thay đổi liên quan đến khối thi lại hết sức mù mờ.
Theo nhiều cán bộ phụ trách tuyển sinh, một trong những yêu cầu của bộ khiến không ít trường lúng túng xác định khối thi hoặc khối xét tuyển tương ứng của từng ngành; chỉ tiêu tuyển sinh (tổng chỉ tiêu, chỉ tiêu trình độ ĐH, chỉ tiêu trình độ CĐ) và phương thức tuyển sinh (tổ chức thi hoặc không tổ chức, chỉ xét tuyển).
Khó cho trường và cả thí sinh
Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các ĐH, học viện, các trường ĐH và CĐ đăng ký thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 trước ngày 31-12. Thế nhưng "đến thời điểm này bộ vẫn chưa công bố chính thức những khối thi của kỳ tuyển sinh năm 2012. Các trường chưa biết được bộ sẽ thêm khối thi nào nên không thể đăng ký xác định khối thi được.
Theo yêu cầu của bộ, nhà trường chỉ xác định khối thi như trước đây và không có thay đổi gì" - TS Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho biết.
Tương tự, TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho biết theo yêu cầu của bộ, nhà trường sẽ không có thay đổi nào so với kỳ thi năm 2011. "Trước mắt chúng tôi vẫn đăng ký tuyển sinh khối A với những ngành đào tạo hiện nay của trường, không có gì thay đổi. Khi nào Bộ GD-ĐT công bố chính thức những quy định mới trong tuyển sinh nhà trường sẽ điều chỉnh"- ông Hoàng khẳng định.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc bộ yêu cầu các trường thực hiện việc đăng ký này với mục đích thăm dò ý kiến từ các trường về việc cải tiến tuyển sinh của bộ trong kỳ tuyển sinh tới. "Nhưng chính điều này lại làm khó cho các trường và cả thí sinh. Các trường không có cơ sở nào để đăng ký khối thi. Nếu đăng ký khối thi mới nhưng bộ không chấp nhận khối thi này thì sao? Bộ phải công bố trước những khối thi cụ thể để các trường và thí sinh lựa chọn thì hợp lý hơn" - trưởng phòng đào tạo một trường ĐH nói.
Rất nhiều trường cho biết trong khi chờ đợi Bộ GD-ĐT quyết định chính thức cải tiến tuyển sinh hiện các trường cũng chỉ đăng ký khối thi như kỳ tuyển sinh năm 2011.
Học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 đang lóng ngóng phương án tuyển sinh chính thức.
Xác định... như năm trước
Nhiều chuyên gia cho rằng với quy định mới trong tuyển sinh, các trường phải phấn đấu để đạt được các tiêu chí mà bộ đưa ra nhưng trước mắt phần lớn trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó tiêu chí về diện tích sàn xây dựng sẽ là điều kiện khó cho các trường.
Theo Th.S Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing, với quy định mới đây là năm đầu tiên bộ để các trường tự xác định chỉ tiêu nhưng sẽ có nhiều trường lúng túng. "Vì vậy có thể nhiều trường sẽ đăng ký chỉ tiêu năm 2012 bằng cách lấy chỉ tiêu tương đương năm 2011" - ông Tuấn nói.
PGS.TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho biết dự kiến trường, không tăng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy và sẽ đăng ký chỉ tiêu tương đương năm trước. Về tiêu chí giảng viên nhà trường không lo, nhưng trường này lại vướng tiêu chí về diện tích sàn xây dựng.
Tuy nhiên bà Quỳ cho rằng việc xác định diện tích sàn xây dựng cần phải tính đến diện tích sàn của trường đang trong quá trình xây dựng. "Nhà trường đang xây dựng thêm một cơ sở, dự kiến hoàn thành sau hai năm nữa. Trong thời gian này chúng tôi phải thuê cơ sở để dạy. Nếu không được tính phần diện tích trường đang xây dựng thì phải tính phần diện tích cơ sở thuê" - bà Quỳ nói.
Trong khi đó, nhiều trường ngoài công lập đang tỏ ra rất lo lắng với quy định mới vì cho rằng việc xác định tiêu chí lấy số giảng viên có trình độ thạc sĩ làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH, CĐ chính quy so với quy định trước đây là quá cao. Ở các trường ngoài công lập nếu tính số giảng viên hợp đồng dài hạn, làm việc toàn phần tại cơ sở đào tạo này thì tỉ lệ rất thấp. Vì vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều trường không đạt được, nhất là các trường mới thành lập.
"Thực tế hiện nay với hơn 400 trường ĐH, CĐ có khoảng 50% giảng viên các trường ngoài công lập là giảng viên "đứng hai chân" (đồng thời dạy trường công và trường tư) và cũng có khá đông người ở tuổi nghỉ hưu. Nếu siết lại theo quy định mới chắc chắn các trường này sẽ thiếu giáo viên, chất lượng giảng viên cũng giảm sút... không đáp ứng tiêu chí này"- TS Nguyễn Đăng Liêm, hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, nói.
Th.S Võ Văn Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cũng cho rằng quy định mới gắt gao hơn, hạn chế rất lớn việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường. Việc này buộc các trường phải đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo.
"Trong cả hai tiêu chí để xác định chỉ tiêu, ở trường chúng tôi không quá lo lắng. Nếu thực hiện đúng theo quy định này chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2012 của trường hơn 1.500. Nhưng với tiêu chí diện tích sàn xây dựng thuộc sở hữu của các trường sẽ có nhiều trường không đạt được. Vì hiện có không ít trường chỉ thuê mướn cơ sở đào tạo. Phải có lộ trình để các trường kịp xoay xở" - ông Tuấn nói.
Đổi hai khối thi V,H Th.S Ninh Quang Thăng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết cách đây 10 ngày trường này đã trình Bộ GD-ĐT đề án thay đổi môn thi áp dụng trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012. Theo đó, nhà trường đề xuất thay đổi hai khối thi hoàn toàn mới để thay thế hai khối thi V, H như hiện nay (bên cạnh đó trường tiếp tục tuyển sinh khối A ở các ngành kỹ thuật đô thị, kỹ thuật xây dựng). "Việc thay đổi này hướng đến việc tuyển được những thí sinh có đầy đủ năng lực cần thiết. Các khối thi mới sẽ kiểm tra được kiến thức toàn diện hơn về mỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn... phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường"- ông Thăng chia sẻ. Hiện nhà trường đang chờ ý kiến của Bộ GD-ĐT phê duyệt đề án này, sau đó mới đăng ký thông tin tuyển sinh
Theo Trần Huỳnh (Tuổi trẻ)
"Siêu trộm" tiệm vàng lãnh án chung thân Ngày 22.11, TAND tỉnh An Giang đã đưa vụ án "siêu trộm" tiệm vàng ra xét xử sơ thẩm. Bị cáo Nguyễn Văn Nhã (biệt danh Nhã "ông trời", SN 1971, quê Đồng Tháp, thường trú P.Thuận Hưng, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) lãnh án tù chung thân về tội "trộm cắp tài sản". Nguyễn Văn Thanh (trái) và Nguyễn Văn Nhã tại tòa...