Thi cử sẽ ra sao khi có nhiều bộ sách giáo khoa?
Chương trình mới, sách giáo khoa mới, vậy cách thi liệu có thay đổi? Đây là một trong những nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian này, nhất là khi cả nước có cùng một chương trình, nhưng mỗi địa phương lại có thể sử dụng riêng một bộ sách giáo khoa.
Ảnh minh họa
Không phụ thuộc ngữ liệu cụ thể
Thực tế, năm học 2019 – 2020, nhiều địa phương đã thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2016 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Tuy nhiên, thời gian tới, khi có sách giáo khoa mới, việc đáp ứng nội dung này sẽ phải thực hiện một cách sâu, rộng hơn.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD&ĐT cho biết: Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, hình thức thi và kiểm tra đánh giá cơ bản không thay đổi nhiều so với hiện nay. Tuy nhiên, nội dung đề thi, bài kiểm tra sẽ thay đổi theo hướng đánh giá phẩm chất, năng lực người học, không đánh giá sự ghi nhớ kiến thức một cách đơn thuần. Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện một chương trình nhiều SGK, nên việc dạy học, kiểm tra đánh giá và thi phải theo nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình, không phụ thuộc vào các ngữ liệu cụ thể trong SGK, qua đó đảm bảo công bằng cho học sinh học các bộ sách các nhau. Đây cũng là tinh thần của một chương trình phát triển phẩm chất, năng lực.
Để làm rõ hơn định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh, TS Đỗ Anh Dũng, Vụ Giáo dục Trung học cho biết: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng như: Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình).
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chuyển chủ yếu từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.
Giáo viên cần xem đánh giá như là một phương pháp dạy học. Đồng thời, giáo viên tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.
Đề thi có các tình huống để kiểm tra năng lực, kỹ năng.
Video đang HOT
Do có các sách giáo khoa khác nhau về cấu trúc nội dung, chủ đề bài học, ngữ liệu dạy học. Mặt khác, mỗi nhà trường được chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của trường mình nên sẽ có việc ở một thời điểm học sinh các trường sẽ được học khối lượng và nội dung kiến thức/kỹ năng khác nhau.
Vấn đề đặt ra rằng, nếu học sinh chuyển trường (ở 2 tỉnh khác nhau), làm thế nào để các em có thể hòa nhập được cùng các bạn trường mới được dư luận quan tâm.
Chia sẻ về vấn đề này PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD&ĐT cho biết: SGK là phương tiện để tổ chức hoạt động dạy học. Trong đó, học sinh làm việc với các ngữ liệu cụ thể (kênh chữ, kênh hình) trong SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức theo quy định của chương trình. Dù ngữ liệu trong SGK khác nhau nhưng kiến thức để học sinh tiếp nhận, vận dụng là giống nhau, vì phải đáp ứng theo yêu cầu của chương trình. Do đó, khi chuyển trường, học sinh học SGK khác, làm việc với ngữ liệu khác, vẫn không bị ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức để phát triển phẩm chất, năng lực.
Dẫn chứng về vấn đề này PGS TS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Cùng dạy về chủ đề “sống cần kiệm”, ngữ liệu trong SGK khác nhau có thể chọn câu chuyện khác nhau để giao cho học sinh khai thác. Nhưng kết quả cuối cùng, học sinh vẫn nắm được và vận dụng được kiến thức về sống cần kiệm. Ngay cả việc vận dụng kiến thức về sống cần kiệm để giải quyết tình huống trong thực tiễn, thì tình huống cần giải quyết cũng có thể là khác nhau với 2 học sinh khác nhau, nhưng đều có thể đánh giá được sự phát triển năng lực, phẩm chất của 2 em đó về vấn đề này.
PGS TS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Để đánh giá về phẩm chất, năng lực của học sinh đối với chủ đề “sống cần kiệm”, thay vì yêu cầu học sinh phát biểu “thể nào là sống cần kiệm” thì đề thi đánh giá năng lực phải ra một tình huống cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể, đứng trước tình huống đó yêu cầu học sinh phải xử lý.
“Chính cách xử lý đó của học sinh sẽ thể hiện được sự nắm vững kiến và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh với chủ đề này. Hoặc, với Vật lý, thay vì kiểm tra những kiến thức về chuyển động thẳng, thì có thể yêu cầu học sinh thiết kế một đường trượt tuyết cho người yêu thích tốc độ từ đỉnh một quả đồi xuống, với 3 phương án: đường thẳng, đường vồng lên, đường lõm xuống, để học sinh phải lựa chọn và giải thích”, PGS TS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.
Theo định hướng này, các bài kiểm tra, đánh giá và thi cũng không yêu cầu ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập, cũng như trong thực tiễn. Qua đó, đánh giá được sự phát triển về phẩm chất, năng lực của học sinh.
Để rộng đường dư luận, cũng như cần cụ thể các vấn đề đã nêu, thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên để các trường triển khai.
Theo Báo Tin tức
Lựa chọn sách giáo khoa mới: Cần được tiếp cận sớm
Sở GD-ĐT đang gấp rút triển khai cho các cơ sở giáo dục góp ý về dự thảo quy trình chọn lựa sách giáo khoa mới do Bộ GD-ĐT ban hành, sẽ áp dụng từ năm học 2020-2021. Việc có 5 bộ sách giáo khoa khác nhau, thay vì một bộ dùng chung trong cả nước như trước đã khiến không ít trường cảm thấy lúng túng.
Giáo viên Trường tiểu học An Bình (phường An Bình, TP. Biên Hòa) giảng bài cho học sinh trong năm cuối cùng sử dụng sách giáo khoa lớp 1 hiện hành. Ảnh: C Nghĩa
Theo Sở GD-ĐT, Sở đang bám sát các bước chuẩn bị về mặt nhân lực cho chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên khâu khó khăn và phức tạp nhất vẫn là việc lựa chọn được bộ sách giáo khoa mới phù hợp áp dụng cho năm học đầu tiên triển khai chương trình.
* Coi trọng tính khách quan trong quá trình lựa chọn sách
Vào cuối tháng 11 vừa qua, sau khi công bố 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn áp dụng vào chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thời hạn cuối cùng để các cơ sở giáo dục phổ thông góp ý vào dự thảo này là ngày 30-1-2020, sau đó Sở GD-ĐT sẽ tổng hợp ý kiến đóng góp gửi về Bộ GD-ĐT.
Theo dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT, để lựa chọn được một bộ sách giáo khoa cho năm học sắp tới, người đứng đầu cơ sở giáo dục sẽ phải thành lập một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho đơn vị mình. Chủ tịch hội đồng chọn sách sẽ do người đứng đầu cơ sở giáo dục đảm nhận, phó chủ tịch hội đồng là cấp phó người đứng đầu, hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Đối với thành phần thư ký hội đồng phải là tổ trưởng tổ chuyên môn, còn các ủy viên của hội đồng là các tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa dự kiến sẽ có nhiều thành phần, từ những người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông đến tổ trưởng các bộ môn, giáo viên các môn học, thậm chí là cả Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục cũng được mời tham gia hội đồng. Mỗi hội đồng lựa chọn sách giáo khoa sẽ có tối thiểu 11 người, nhưng thành phần tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên được quy định rõ phải chiếm 2/3 tổng số lượng thành viên của hội đồng.
Bà Lưu Thị Ngọc Quế, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Trảng Bom cho biết, dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục khá chi tiết, quy định rõ về mặt nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn thành viên tham gia hội đồng lựa chọn sách sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Ngay cả Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng được mời, điều đó cho thấy Bộ GD-ĐT đã coi trọng tính khách quan trong quá trình lựa chọn sách, mặc dù chuyên môn để lựa chọn sách giáo khoa không phải phụ huynh nào cũng có.
Theo dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục, hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn bộ sách được các thành viên trong hội đồng bỏ phiếu kín, sách giáo khoa được chọn phải có trên 50% số phiếu của thành viên trong hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Thông tư quy định rõ, kết quả lựa chọn sách phải được cơ sở giáo dục thông báo ít nhất 5 tháng trước khi bắt đầu năm học mới. Như vậy theo quy định này, các trường phải thực hiện việc bỏ phiếu lựa chọn sách trước tháng 4-2020.
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, chậm nhất trước 5 tháng khai giảng năm học mới 2020-2021, các trường phải tiến hành bỏ phiếu lựa chọn một trong 5 bộ sách trong danh mục sách đã được công bố để công khai cho giáo viên toàn trường được biết.
* Cần tiếp cận sớm
Chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá là có nhiều đột phá cho việc dạy và học sắp tới. Một chương trình học sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau để các cơ sở giáo dục đưa ra lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc có nhiều bộ sách giáo khoa để các cơ sở giáo dục lựa chọn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không dễ dàng, nhất là với những trường có nhiều cấp học.
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang: Sớm tạo điều kiện cho các trường tiếp cận sách giáo khoa mới
Bộ GD-ĐT đã lựa chọn 5 bộ sách giáo khoa mới đầu tiên cho chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Trong quá trình triển khai cho các cơ sở giáo dục góp ý vào dự thảo hướng dẫn chọn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT ban hành, Sở sẽ có giải pháp để các trường tiếp cận với các đầu sách, đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về thời gian nghiên cứu trước khi đưa ra lựa chọn. Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường lựa chọn sách theo đúng quy định của Bộ khi thông tư chính thức được ban hành.
Theo hiệu trưởng một trường phổ thông ngoài công lập có tới ba cấp học tại TP.Biên Hòa, việc phải đứng đầu 3 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho từng cấp học sẽ là một nhiệm vụ rất áp lực. Việc thành lập các hội đồng sẽ phải rất chặt chẽ, các thành viên trong hội đồng đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, kinh nghiệm lâu năm. Các thành viên cũng cần có đủ thời gian tiếp cận và nghiên cứu sâu về từng bộ sách trong danh mục sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, thấy được những ưu, nhược điểm của từng bộ sách, từ đó có thể bỏ phiếu lựa chọn một cách chính xác.
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên Trường tiểu học Liên Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) cho hay, trong tháng 11 vừa qua, cô là một trong hơn 30 giáo viên cốt cán của huyện được cử đi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nội dung của chương trình có nhiều ưu điểm, tạo ra hướng mở cho giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, cô Hiền cho biết, chỉ những giáo viên cốt cán đi tập huấn thời điểm này mới nắm được chương trình, còn nhiều giáo viên khác cần được tiếp cận sâu, càng sớm càng tốt.
Cũng theo cô Hiền, giáo viên đang rất mong mỏi sớm được tiếp cận với 5 bộ sách giáo khoa mới đã được Bộ GD-ĐT lựa chọn, bởi muốn chọn được sách phù hợp thì cần phải có thời gian nghiên cứu, so sánh các bộ sách với nhau, thậm chí là dạy thử để có những cảm nhận cụ thể. Cô Hiền chia sẻ thêm: "Riêng bộ sách giáo khoa lớp 1 có 5 bộ khác nhau, tổng cộng 32 đầu sách, do đó nếu giáo viên không có đủ thời gian nghiên cứu thì khi đưa ra lá phiếu chọn chính xác đối với các bộ sách là khá khó khăn".
Công Nghĩa
Theo baodongnai
Nên để Sở hay Trường chọn sách giáo khoa mới? Làm sao dung hòa việc chọn sách của năm học 2020-2021 với năm học 2021-2022 để đem lại lợi ích thiết thực cho cả người dạy, người học? Trước thông tin các trường tiểu học sẽ chọn sách giáo khoa mới cho trường mình trong năm học 2020 - 2021, dư luận đã có nhiều băn khoăn về việc: làm sao đọc được...