Thép cuộn Việt Nam nhiều khả năng bị Mỹ áp thuế trên 113%
DOC xác định biên độ bán phá giá sản phẩm trên của Việt Nam đối với các doanh nghiệp tham gia hợp tác trong quá trình điều tra là từ 0,00% – 6,27%, các doanh nghiệp không hợp tác trong quá trình điều tra là 113,18%; mức biên độ này đã có sự thay đổi so với quyết định sơ bộ DOC đã ban hành vào tháng 6/2016.
(Ảnh minh hoạ).
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương, ngày 25/10/2016, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm Ống thép cuộn cacbon nhập khẩu từ Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan và Việt Nam.
Theo kết luận này, DOC xác định biên độ bán phá giá sản phẩm trên của Việt Nam đối với các doanh nghiệp tham gia hợp tác trong quá trình điều tra là từ 0,00% – 6,27%, các doanh nghiệp không hợp tác trong quá trình điều tra là 113,18%; mức biên độ này đã có sự thay đổi so với quyết định sơ bộ DOC ban hành vào tháng 6/2016.
Biên độ bán phá giá đối với các doanh nghiệp của: UAE là 5,58% – 6,43%, Pakistan là 11,80%, Oman là 7,24%. Riêng Pakistan bị điều tra thêm cả chống trợ cấp với mức biên độ trợ cấp xác định là 64,81%.
Video đang HOT
Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ ban hành kết luận về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ (dự kiến vào ngày 5/12/2016).
Nếu ITC xác định tồn tại thiệt hại/đe dọa thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa do hàng hóa bán phá giá/trợ cấp gây ra, lệnh áp thuế sẽ được DOC ban hành dự kiến vào ngày 12/12/2016. Còn trong trường hợp ITC xác định không tồn tại về thiệt hại, vụ việc sẽ được hủy bỏ.
Vụ kiện này được khởi xướng từ cách đây 1 năm. Trước đó, ngày 28/10/2015, các doanh nghiệp của ngành ống thép cuộn carbon của Mỹ đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới ITC đối với sản phẩm CWP của 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên đơn của vụ việc bao gồm công ty Bull Moose Tube Company, EXLTUBE, Wheatland Tube và Western Tube & Conduit.
Ngày 18/11, DOC đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon.
Cục Quản lý Cạnh tranh dẫn số liệu hải quan Hoa Kỳ cho hay, giá trị nhập khẩu ống thép hàn cacbon từ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong năm 2014 là 60,6 triệu USD – mức nhập khẩu lớn nhất trong số các nước bị điều tra vào Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, biên độ phá giá cáo buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng cao nhất ở mức 113,18%, tiếp theo là Oman với 98,87% – 105,58%, UAE từ 47,06% – 54,27%, Philippines với 21,86% và thấp nhất là Pakistan với 11,8%.
Tại thời điểm đó, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao là ông Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi xin khẳng định các công ty Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường, không nhận trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam và không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn cacbon vào thị trường Hoa Kỳ”.
“Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này là không có cơ sở. Chúng tôi cho rằng, DOC cần nhìn nhận và xử lý vấn đề này một cách khách quan, công bằng, trên tinh thần tự do hóa thương mại, phù hợp với các cam kết đa phương và quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”, ông Bình nhấn mạnh.
Phương Dung
Theo Dantri
Việt Nam đối mặt vụ kiện kép chống bán phá giá và trợ cấp lần thứ 7
Uỷ ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Úc đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm "thép mạ kẽm" nhập khẩu từ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam (trong đó Malaysia chỉ bị kiện chống bán phá giá).
(Ảnh minh hoạ).
Trước đó, ngày 22/8, Công ty BlueScope Steel Ltd, một nhà sản xuất sản phẩm thép của Úc (nguyên đơn) đã gửi đơn lên Uỷ ban Chống bán phá giá Úc yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm "thép mạ kẽm" nhập khẩu từ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.
Theo hồ sơ liên quan tới vụ việc, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp tính từ 1/7/2015 - 30/6/2016 và giai đoạn điều tra thiệt hại từ 1/7/2012. Biên độ phá giá bị cáo buộc lên tới 27,2%.
Các chương trình trợ cấp bị điều tra: ưu đãi thuế nhập khẩu, hỗ trợ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp; ưu đãi dựa trên thành tích xuất khẩu; ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước; ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; xúc tiến xuất khẩu; xúc tiến thương mại; ưu đãi tín dụng; hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo và dân tộc thiểu số; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do lý do khách quan; ưu đãi đầu tư lĩnh vực khoa học công nghệ; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp có thể đối kháng và do đó đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng: giảm lượng bán hàng, kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, giảm lao động.
Đây là vụ kiện kép đồng thời 2 biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ 7 đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua kể từ năm 2009, và là vụ kiện kép thứ 2 của Úc đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Phương Dung
Theo Dantri
Những thiệt thòi của doanh nghiệp Việt bị kiện chống bán phá giá Đó là nhận định của bà Cao Thanh Diệp - Phó trưởng phòng ASEAN (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương) tại hội thảo "Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-EU tới doanh nghiệp Việt Nam" ngày 28.6. Do chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường Bà Diệp cho biết do Việt Nam không được...