Theo chồng sang Trung Quốc, chết bí ẩn sau khi trở về
Chỉ 2 tháng sau khi bị gia đình gả bán cho một người đàn ông Trung Quốc, một phụ nữ Pakistan trở về quê nhà và chết vài tuần sau đó.
Khi gặp lại Samiya David, người thân đã không thể nhận ra cô. Cô gái khỏe mạnh ngày nào bị suy dinh dưỡng, không thể đi lại được, lời nói thì không rõ ràng và đứt quãng.
Anh họ của cô, Pervaiz Masih, kể rằng lời đáp lại duy nhất của cô trước các câu hỏi của gia đình là “Đừng hỏi về những gì đã xảy ra với con ở đó”.
Cái chết bí ẩn của cô gái đã làm tăng thêm bằng chứng về sự ngược đãi và lạm dụng đối với những phụ nữ và trẻ em gái Pakistan bị bán sang Trung Quốc làm cô dâu.
Samiya David cho xem ảnh cưới của cô và người chồng Trung Quốc sau khi trở về Pakistan hồi tháng 4-2019. Ảnh: AP
Chồng David đến từ một vùng nông thôn tương đối nghèo ở tỉnh Sơn Đông, nơi từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng không tôn trọng luật pháp. Văn hóa bảo thủ ở những khu vực như vậy cực kỳ thiên vị con trai, có nghĩa là rất nhiều bé gái không bao giờ được sinh ra, do đó nhu cầu về những người vợ ngoại quốc rất cao.
Nhìn chung, ở Trung Quốc nam giới nhiều hơn nữ giới khoảng 34 triệu người.
Các cuộc điều tra của hãng tin AP phát hiện những kẻ buôn người chuyển hướng sang những người Pakistan nghèo khó trong 2 năm qua, trả tiền cho các gia đình tuyệt vọng để họ cho những người con gái và chị em gái của họ, một số còn trong tuổi vị thành niên, kết hôn với đàn ông Trung Quốc.
Khi còn ở Trung Quốc, những phụ nữ này thường bị cô lập, bị bỏ rơi, bị ngược đãi và bị bán làm gái mại dâm nên họ thường tìm cách liên lạc về nhà để cầu cứu. Một số phụ nữ nói với các nhà báo và các nhà hoạt động rằng chồng của họ đôi khi không cho họ ăn.
Một danh sách mà AP thu thập được đã ghi nhận 629 cô gái và phụ nữ Pakistan bị bán sang Trung Quốc làm cô dâu trong khoảng thời gian năm 2018 đến đầu năm 2019. Danh sách này được tổng hợp bởi các nhà điều tra Pakistan nhằm phá vỡ các mạng lưới buôn người.
Video đang HOT
Samiya David sau khi từ Trung Quốc trở về Pakistan hồi tháng 4-2019. Ảnh: AP
Thế nhưng, một số quan chức và các nhà hoạt động cho biết các quan chức chính phủ đã cản trở các cuộc điều tra vì họ e ngại mối quan hệ đầy lợi lộc của Pakistan với Bắc Kinh bị tổn hại.
“Những người nghèo này đã bán con gái của họ đi vì tiền và ở Trung Quốc người ta làm bất cứ điều gì họ muốn làm với các cô gái. Chẳng có ai ở đó để chứng kiến chuyện gì xảy ra với các cô gái. Đây là đỉnh cao của sự tàn ác. Chúng tôi là những người nghèo” – Masih, anh họ của David, nói.
Cái chết của David, ở tuổi 37, cho thấy sự tàn ác mà những phụ nữ bị bán đi phải gánh chịu. Những phụ nữ khác đã mô tả họ bị bỏ bê mà không biết nương tựa vào đâu, bị lạm dụng về thể chất và tinh thần.
Trước đây, hãng tin AP đã từng trò chuyện với 7 cô gái bị cưỡng hiếp nhiều lần khi bị ép làm gái mại dâm. Các nhà hoạt động nói rằng họ đã nhận được tin báo về ít nhất một trường hợp cô dâu bị bán đã chết ở Trung Quốc nhưng không thể xác nhận thông tin.
Trước khi kết hôn, David sống trong một căn nhà 2 phòng chật chội với anh trai Saber và người mẹ góa ở Francisabad Colony, khu vực chật chội với những ngôi nhà nhỏ. Người theo đạo Cơ Đốc là một trong những cộng đồng nghèo nhất ở Pakistan, quốc gia chủ yếu theo Hồi giáo với 220 triệu dân.
Anh trai cô đã nhận tiền từ những kẻ môi giới để ép cô kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc, mặc dù anh ta phủ nhận điều đó. Giấy chứng nhận kết hôn có chữ ký của một mục sư địa phương, người đang bị cảnh sát tìm kiếm vì bị tình nghi hợp tác với bọn buôn người trong nhiều trường hợp khác.
Vài tháng sau khi kết hôn vào cuối năm 2018, David và chồng rời đi Trung Quốc. “Khi đi Trung Quốc, em tôi khỏe mạnh và tươi tắn” – Masih nói.
Thế nhưng, sau 2 tháng, anh trai cô nhận được một cuộc gọi điện thoại bảo đến đón em gái tại sân bay ở Lahore. Anh thấy David ngồi xe lăn.
David sau khi trở về hầu như trông khác hẳn với người phụ nữ trong ảnh cưới chính mình – tươi cười, khỏe khoắn với mái tóc đen dài, bồng bềnh.
Samia Yousaf gạt nước mắt khi kể chuyện về cuộc đời mình. Ảnh: AP
Giấy chứng tử của cô ghi nhận nguyên nhân cái chết là tự nhiên. Anh trai của cô đã từ chối nói chuyện với cảnh sát về em gái mình.
Người anh họ của David cho biết gia đình cô đang che giấu sự thật vì họ đã bán cô ấy đi để lấy tiền.
Một quan chức chính phủ cao cấp nhận xét rằng phá vỡ sự im lặng của gia đình là điều khó khăn. “Họ có thể bán con gái của mình và ngay cả khi họ phát hiện ra rằng cuộc hôn nhân đó tồi tệ hoặc cô gái phải chịu đau khổ, họ thà phớt lờ đi còn hơn là mất mặt với bạn bè và gia đình” – ông nói.
Các mạng lưới buôn người được điều hành bởi những kẻ môi giới Pakistan và Trung Quốc.
Nhà hoạt động Cơ Đốc giáo Salim Iqbal, một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo hồi tháng 11 năm ngoái về nạn buôn bán cô dâu, đã liên lạc với một số phụ nữ Pakistan ở Trung Quốc thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat. Ông nói một cô gái gần đây kể rằng chồng cô ta không cho cô ta ăn hay uống thuốc.
Mất luôn con trai
Một phụ nữ khác, Samia Yousaf, bị ép kết hôn với người đàn ông Trung Quốc 45 tuổi khi mới 24 tuổi, nói với AP về những sự ngược đãi mà cô phải cam chịu ở Trung Quốc. Cô và chồng đã đến đó sau khi cô mang thai. Khi cô đến, không có gì như chồng cô đã hứa. Anh ta không khá giả. Họ sống trong một căn phòng đầy nhện ở rìa cánh đồng.
Sinh con nhưng cô không được bồng bế và chăm sóc con trai. Sau khi cô rời bệnh viện, tình trạng ngược đãi tiếp diễn. Chồng cô không cho cô ăn.
Ba tuần sau, nhà chức trách dọa phạt tù cô vì visa của cô đã hết hạn. Chồng cô nắm giữ hộ chiếu của cô. Nài nỉ chồng cho cô và con trai về Pakistan, cô phát hiện trong sổ đăng ký con trai không có tên cô mà chỉ có tên chồng cô.
Lần cuối cùng cô nhìn thấy con trai là vào tháng 9-2017, ngay trước khi cô trở về quê nhà.
Hoài Vy (Theo AP)
Theo nld.com.vn
Trung Quốc ủng hộ Pakistan triệu tập phiên họp HĐBA về Kashmir
Trung Quốc ngày 14/8 ủng hộ yêu cầu của Pakistan muốn triệu tập một phiên họp kín của Hội đồng Bảo an về tình hình Kashmir.
Ba Lan, nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 8, sẽ đưa ra thời điểm và hình thức của phiên họp. Vùng Kashmir từ lâu vẫn là điểm nóng trong mối quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ, 2 quốc gia láng giềng có vũ khí hạt nhân.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác tại khu vực biên giới với Pakistan. Ảnh: The Hindu
Ngày 5/8 vừa qua, Ấn Độ quyết định xóa bỏ quyền có luật pháp riêng ở bang Jammu - Kashmir và cho phép cư dân bên ngoài bang được mua nhà đất ở đây. Để đề phòng biểu tình, Chính phủ Ấn Độ đã cắt đứt hệ thống viễn thông, Internet, truyền hình và ban hành 1 số lệnh hạn chế về đi lại, hội họp.
Năm 1948 và những năm 1950 của thế kỷ trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một số nghị quyết về tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan xung quanh khu vực Kashmir, trong đó cho phép 1 cuộc trưng cầu ý dân để quyết định tương lai của vùng Kashmir mà đa số dân theo đạo Hồi.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã được triển khai kể từ năm 1949 để giám sát lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan tại Jammu-Kashmir./.
Theo Trần Nga/VOV1 (Biên dịch)
Reuters
Ấn Độ điều quân đội dập tắt biểu tình ở 2 bang Asam và Tripura Quân đội được điều đến vùng đông bắc Ấn Độ sau khi hàng nghìn người bất chấp lệnh giới nghiêm phản đối dự luật công dân mới mà họ cho là mang tính phân biệt đối xử người Hồi giáo. Theo BBC, dự luật sửa đổi công dân (CAB) sẽ giúp lên kế hoạch ân xá cho những người không theo đạo Hồi...