Thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng trường thì có thêm phòng làm việc, phụ cấp không?

Theo dõi VGT trên

Vai trò của Hội đồng trường chưa được thể hiện tốt bởi việc này liên quan đến các văn bản pháp quy, hệ thống cơ chế chính sách đãi ngộ…chưa được cụ thể chi tiết

“Cấp học phổ thông cần có Hội đồng trường, đây là một tổ chức mang tầm bao quát chiến lược về mọi mặt của giáo dục. Nhưng thời gian qua, tôi thấy mọi hoạt động chưa được rõ nét, vai trò của Hội đồng trường chưa được thể hiện bởi việc này liên quan đến các văn bản pháp quy, hệ thống cơ chế chính sách đãi ngộ liên quan, việc quy định các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ,…chưa được cụ thể chi tiết để giúp cho hội đồng hoạt động thực sự có hiệu quả, phát huy đúng với vai trò đặt ra.

Ngay trong dự thảo mới nhất, đưa chủ tịch Hội đồng trường thành vị trí lãnh đạo quản lí trong mỗi nhà trường, nhưng theo tôi vấn đề này phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng hơn nữa. Nếu sự phối hợp một cách tốt đẹp thì không vấn đề gì, còn nếu ngược lại nó trở thành một “rào cản” cho mọi sự phát triển của một nhà trường.

Việc điều hành trong nhà trường thì hiệu trưởng quyết định, nhưng nếu Chủ tịch Hội đồng trường cũng là người hiệu trưởng đó thì rõ ràng việc quyết định vẫn từ hiệu trưởng mà thôi, như vậy hiển nhiên vai trò của Hội đồng trường sẽ mờ nhạt”, nhà giáo Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) đã cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng trường thì có thêm phòng làm việc, phụ cấp không? - Hình 1

Nhà giáo Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Khi phóng viên giả định, trong trường hợp nếu giáo viên giữ cương vị là Chủ tịch Hội đồng trường thì thầy Nhâm nhận định: “Mọi hoạt động trong nhà trường đều do hiệu trưởng điều hành, giáo viên là cấp dưới thì hiển nhiên là phải theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, chứ làm sao “chỉ đạo” được hiệu trưởng. Như vậy câu chuyện sẽ rất phức tạp.

Theo tôi nên có một cơ chế giám sát, giúp Hội đồng trường huy động các nguồn lực, định hướng đi lớn cho mỗi nhà trường, và làm sao phải thay đổi tư duy, tư tưởng, cách nghĩ để không có sự phân biệt ai “to” hơn ai, việc này ở hệ thống trường tư thục rõ ràng hơn với Hội đồng quản trị, nhưng ở đây Hội đồng trường lại không bỏ t.iền v.ào đầu tư.

Vậy nên việc này cần phải hài hòa, Hội đồng trường đại diện cho chủ sở hữu về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, các chiến lược nhà trường,…Từ đó đưa ra các nghị quyết định hướng phát triển, và hiệu trưởng cũng chỉ là một thành viên trong đó. Nhưng tôi thấy trong dự thảo còn thiếu, ví dụ: vị trí của Chủ tịch Hội đồng trường kiêm nhiệm ra sao, chế độ phụ cấp thế nào, nếu giáo viên là chủ tịch thì việc tính quy đổi giờ thế nào,…việc này tôi chưa thấy quy định, và nếu thêm một vị trí Chủ tịch Hội đồng trường thì có thêm phòng làm việc và phụ cấp hay không?

Mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Chi bộ Đảng của nhà trường sẽ như thế nào cũng chưa thấy quy định. Hiện nay trong các trường phổ thông thì hiệu trưởng làm theo các nghị quyết của Chi bộ, nếu có thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng trường thì khi đó hiệu trưởng sẽ làm theo bên nào? Đồng thời, cũng cần có quy định rõ thêm Chủ tịch Hội đồng trường có được ký, đóng dấu các văn bản hay không?

Hiệu trưởng có nên đồng thời là Chủ tịch Hội đồng trường? Thầy Nhâm nêu quan điểm: “Nên tách ra thành hai nếu không sẽ có tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” bởi có thế nào cũng là người hiệu trưởng thực hiện mọi kế hoạch. Biểu quyết của các thành viên sẽ “nghiêng” theo hiệu trưởng, đây là điều không tránh khỏi.

Hơn nữa, tiêu chí để chọn Chủ tịch Hội đồng trường vẫn chưa thật cụ thể, phải là người thế nào thì cũng chưa thấy hướng dẫn quy định rõ? Nhưng theo tôi phải là người có tư cách đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, hiểu rất sâu về giáo dục, ngoài ra phải am hiểu về cách quản trị một hệ thống nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường là người bên trong, hoặc bên ngoài nhà trường đều được, nhưng cần phải đưa ra một hệ thống lựa chọn tiêu chuẩn cho vị trí này”.

Cần song song trách nhiệm giải trình và quyền tự chủ

Theo thầy Nhâm: “Trường Công lập tự chủ tài chính như chúng tôi cũng có đặc thù riêng nên rất cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của Hội đồng trường. Ngoài ra về cơ chế nhiệm kì đối với các trường tự chủ tài chính cũng rất cần các cấp lãnh đạo nghiên cứu kĩ, nhiệm kì thông thường bổ nhiệm hiệu trưởng là 5 năm, nếu người hiệu trưởng đó không làm tốt, không hiệu quả, và 51% thành viên Hội đồng trường bỏ phiếu bất tín nhiệm thì người hiệu trưởng đó sẽ nghỉ việc, chứ không cần phải hết nhiệm kì 5 năm. Trong 5 năm một hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng không có năng lực điều hành thì đã làm hỏng ngôi trường rồi.

Nhưng ngược lại, nếu có những hiệu trưởng làm tốt, nắm vững và triển khai có hiệu quả các định hướng phát triển nhà trường thì thậm chí có thể kéo dài thêm thời gian công tác của họ trên cương vị đó, bởi trong môi trường giáo dục để xây dựng một nhà trường có chất lượng cao thì thời gian 10 năm là quá ít. Vấn đề ở đây là phải song song trách nhiệm giải trình và quyền tự chủ, người làm tốt có thể làm lâu hơn, và nếu không làm tốt sẽ phải nghỉ trước thời hạn. Việc này cần đưa thêm vào chức năng nhiệm vụ của Hội đồng trường.

Thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng trường thì có thêm phòng làm việc, phụ cấp không? - Hình 2

Video đang HOT

Thành phần tham gia Hội đồng trường có thêm đại diện học sinh, đại diện cha mẹ học sinh, mặc dù 2 thành phần này không hiểu nhiều về nhà trường, nhưng đây là 2 kênh phản biện thông tin. Ảnh minh họa.

Về các thành phần tham gia Hội đồng trường, tôi thấy như quy định hiện này đã khá đầy đủ, nhưng có thể thêm vào đó một số cán bộ có năng lực ở địa phương, ở trong ngành, hoặc thêm các chuyên gia về quản trị, chuyên gia về giáo dục. Tuy nhiên, khi đã mời những người này làm việc thì cần có hệ thống văn bản pháp quy, cơ chế chính sách,… chứ không thể cứ mời họ vào nhưng không có chế độ đãi ngộ. Đã gắn trách nhiệm thì cũng phải đi kèm với quyền lợi, như vậy thì công việc mới hiệu quả, còn không sẽ rất khó duy trì.

Việc có thêm đại diện cha mẹ học sinh, học sinh trong thành viên Hội đồng trường, theo tôi như vậy hàng năm chắc chắn sẽ có sự kiện toàn lại nhân sự.

Thứ nhất, cha mẹ học sinh có con mới vào lớp 10, nhà trường còn chưa biết rõ nên rất cần tìm hiểu họ có đảm nhận được vị trí đó hay không, đến lúc tìm hiểu được rõ ràng thì các con đã lên lớp 11, và mới tham gia được 1 năm các con ra trường, và như vậy thì sự gắn kết sẽ rất khó bởi học sinh không còn học tại trường.

Thứ hai, đại diện học sinh, hay cha mẹ các em cũng vậy thôi, nếu thực sự họ có năng lực, có tâm huyết với sự phát triển của nhà trường thì thậm chí cựu phụ huynh hoặc cựu học sinh vẫn có thể tham gia, nhưng câu chuyện ở đây vẫn liên quan đến hệ thống chính sách, họ phải được bình đẳng với các thành viên khác, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng thì mới duy trì được công việc lâu dài”.

Có ý kiến cho rằng có mô hình Hội đồng trường trường công lập sẽ kiểm soát được các khoản thu xã hội hóa, giảm việc lạm thu trong nhà trường? Thầy Nhâm chia sẻ: “Chức năng của Hội đồng trường cũng có giám sát, việc thu chi cũng chỉ là một trong những nội dung giám sát đó. Còn việc có giảm được lạm thu hay không thì tôi cũng không thấy có nhiều sự “liên quan” ở đây. Còn đối với những trường tự chủ tài chính như chúng tôi, các khoản thu đều nằm trong học phí và được công khai, cha mẹ học sinh đều biết và nắm rõ trước khi quyết định cho con em mình vào trường nên học sinh không phải đóng góp gì thêm, còn ở các trường khác tôi không dám chắc việc này”.

Chủ tịch Hội đồng trường nên là vị trí riêng biệt?

Cũng về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với thầy N.A.H – Trưởng phòng Giáo dục một quận tại Phú Thọ, thầy H nói: “Nếu so sánh sẽ thấy Hội đồng quản trị trong các trường tư thục khỏe và mạnh hơn rất nhiều so với Hội đồng trường trong các trường phổ thông công lập, đây là một thực tế bởi Hội đồng quản trị ở các trường tư thục là những người góp vốn tạo dựng nên ngôi trường đó, đồng thời quyết sách mọi vấn đề, định hướng phát triển giáo dục,…nên tính quyết đáp và thực quyền rất cao.

Tôi đã trải nghiệm và nhận thấy từ Hội đồng trường đại học đến Hội đồng trường phổ thông là tính chất quyền lực đã thay đổi. Hội đồng trường đại học có tính quyết đáp, có quyền lực cao hơn bởi Chủ tịch Hội đồng trường đại học là vị trí việc làm chuyên biệt, không kiêm nhiệm và được hưởng hệ số 1 phẩy bằng với hệ số phụ cấp của hiệu trưởng, hơn nữa chủ tịch kiêm luôn Bí thư Đảng ủy, quyết định mọi phương hướng hoạt động, nhân sự, tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thu nhập đãi ngộ giảng viên,… Có thể nói hội đồng này quyết định sự sống còn của nhà trường”.

Thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng trường thì có thêm phòng làm việc, phụ cấp không? - Hình 3

Theo thầy Nhâm: “Cần tăng thêm chức năng nhiệm vụ của Hội đồng trường, và cần quy định một cách chi tiết cụ thể”. Ảnh minh họa.

Theo thầy N.A.H : “Ở cấp học phổ thông, Hội đồng trường vẫn rộng hơn bởi có nhiều thành phần tham gia, đặc biệt có thêm đại diện cha mẹ học sinh, và học sinh mặc dù 2 thành phần này không hiểu nhiều về nhà trường, nhưng đây là 2 kênh phản biện thông tin.

Hội đồng trường phổ thông công lập với sự tham gia của Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phường đối với cấp Trung học cơ sở trở xuống, với Trung học phổ thông là cấp Phòng quản lí nhà nước về giáo dục, hoặc nội vụ, nhưng điều quan trọng nhất nòng cốt vẫn là tổ chuyên môn của nhà trường, hiệu trưởng và ban giám hiệu xây dựng một phương án đưa ra để các thành viên thảo luận, trên cơ sở đó Hội đồng trường đưa ra nghị quyết, hiệu trưởng, ban giám hiệu triển khai thực hiện. Nhưng như vậy mọi chuyện vẫn “trùng vai”.

Trong giai đoạn quá độ, chúng ta đang phát huy tính dân chủ trong trường học thì rõ ràng sự xuất hiện vai trò của Hội đồng trường là rất tốt, là phản biện, là định hướng chiến lược. Định kì 6 tháng hội đồng sẽ họp kiểm điểm lại nội dung thực hiện đến đâu, đã làm được những gì…bắt buộc phải giải trình, và quyền lực của hiệu trưởng bị kiểm soát trước tập thể, đây là điều quan trọng của kiểm soát quyền lực nên ít nhiều hiệu trưởng cũng phải điều chỉnh hành vi của mình”.

“Tuy nhiên, hạn chế của Chủ tịch Hội đồng trường dù là ai đi nữa lại vẫn hưởng lương của chính cơ sở giáo dục đó, vậy nên có đôi khi tính phản biện bị “yếu”, mặc dù được tập thể nhà trường bầu ra nhưng vẫn chịu sự chi phối của hiệu trưởng.

Theo tôi, Chủ tịch Hội đồng trường nên là vị trí riêng biệt không hưởng lương từ hiệu trưởng, lúc đó sự phản biện sẽ tốt hơn”, thầy N.A.H nhận định.

Giáo dục thay đổi diện mạo nhờ hội đồng trường biết phản biện, giám sát

Chủ tịch hội đồng trường phải là người biết lắng nghe, phân tích, biết tập hợp những đóng góp của các thành viên, và từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.

"Hiện nay tôi đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kì 2019 - 2024, trước đây gọi là hội đồng liên tịch gồm những bộ phận cốt cán trong nhà trường, còn bây giờ hội đồng trường hoạt động theo quy chế và nguyên tắc, họp bàn đưa ra những chỉ đạo, đường hướng phát triển của nhà trường. Có thể nói hội đồng trường rất quan trọng và cần thiết.

Đại diện chính quyền địa phương trong Hội đồng trường của chúng tôi hiện nay là đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường với tư cách là ủy viên, có cả thành phần trưởng ban cha mẹ học sinh, đồng thời có một học sinh trong trường, có đại diện giáo viên, các đoàn thể,... trong nhà trường tham gia với tư cách ủy viên", Thạc sĩ Đinh Thị Phương Anh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Giáo dục thay đổi diện mạo nhờ hội đồng trường biết phản biện, giám sát - Hình 1

Thạc sĩ Đinh Thị Phương Anh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Cô Phương Anh cho biết: "So với trước kia thì hiện nay có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương trong Hội đồng trường đã giúp nhà trường rất nhiều. Có thể nói, những chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường được báo cáo với chính quyền, được đưa ra trong các hội nghị của địa phương để các ban ngành cùng thảo luận, Phó chủ tịch phường cũng có ý kiến đóng góp, đưa vào đó những hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới sẽ có tác động tích cực thế nào tới hướng phát triển của nhà trường.

Tuy nhiên tôi chỉ băn khoăn việc chính quyền địa phương về mặt quản lí nhà nước, có liên quan đến việc quản lí nhà trường, nhưng khi tham gia chỉ là ủy viên, lại dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng trường, nhưng khi trường muốn xin ý kiến thì phải là ý kiến của địa phương. Đây là điều hơi bất cập trong chức năng nhiệm vụ.

Đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào Hội đồng trường rất tốt bởi, họ sẽ có tiếng nói đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường, đồng thời cũng nắm bắt được chủ trương đường lối, phương hướng, chiến lược của nhà trường để triển khai tới đại diện các lớp, giúp mọi người nắm được toàn diện hơn.

Vai trò của học sinh cũng chỉ là một thành phần trong Hội đồng trường, các em chủ yếu cung cấp các ý kiến, quan điểm và tiếng nói của học sinh trong các cuộc họp của Hội đồng trường. Các em có quyền đưa ra ý kiến, tâm tư đến với các thầy cô, từ đó các thầy cô giáo trong nhà trường cũng nắm bắt được và đưa ra những phương án thay đổi, bổ sung kịp thời các chiến lược sao cho phù hợp nhất".

Cô Phương Anh nhấn mạnh: "Hội đồng trường rất quan trọng đối với một nhà trường, bởi hiệu trưởng hay ban giám hiệu cũng không thể nào quyết định được hết tất cả các nội dung, mà cần phải qua Hội đồng trường. Các thành viên trong Hội đồng trường gồm tất cả thành viên đại diện cốt cán của các bộ phận trong nhà trường từ Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn, các Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn,...Nhiều thành phần như vậy nên sẽ có một cái nhìn tổng thể về hướng phát triển của nhà trường.

Nếu Hội đồng trường hoạt động có hiệu quả thì nhà trường sẽ phát triển tốt và điều này Chủ tịch đóng vai trò quan trọng. Để chọn Chủ tịch Hội đồng trường thì có thể là hiệu trưởng, cũng có thể là phó hiệu trưởng, hoặc có thể là thành phần khác trong bộ máy quản lí. Nhưng Chủ tịch Hội đồng trường phải là người đưa ra được quyết sách cuối cùng sau khi có những đóng góp của các thành viên, chủ tịch phải tập hợp tất cả những ý kiến đó, phân tích, rồi đưa ra những chiến lược để làm sao phù hợp nhất".

Giáo dục thay đổi diện mạo nhờ hội đồng trường biết phản biện, giám sát - Hình 2

Học sinh Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) trong lễ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập trường. Ảnh: NVCC.

Nhờ Hội đồng trường nên đã có sự phản biện tốt hơn

Nhà giáo Nguyễn Cao Cường - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng: "Có thể nói, bản thân các thành phần trong Hội đồng trường rất đa dạng, mỗi thành viên có một cách nhìn nhận khách quan, và điểm mới nhất của Thông tư 32 là học sinh cũng có đại diện.

Một điều rõ nét nhất là những quyết sách lớn trong nhà trường trong một năm học, nhờ có Hội đồng trường nên đã có sự phản biện tốt hơn, giúp hiệu trưởng nhà trường rà soát, quyết tâm hơn khi lực lượng đóng góp ý kiến rất đa chiều về chiến lược ngắn hạn, dài hạn của nhà trường, đây cũng là một căn cứ rất rõ nét được quy định tại thông tư.

Tôi ví dụ: Đại diện chính quyền địa phương, có lẽ ở các vùng nông thôn sẽ thuận lợi hơn khi ở mỗi xã chỉ có 1 trường Trung học cơ sở, họ sinh hoạt thường xuyên cũng như nắm bắt tinh thần của địa phương dễ dàng hơn. Nhưng ở thành phố lớn, việc phát triển kinh tế xã hội thì đôi khi các trường học không nắm bắt được hết, bởi vậy khi có người đại diện chính quyền địa phương nắm vững được nghị quyết của Đảng ủy nhiệm kì đó về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như vậy họ sẽ có hỗ trợ của địa phương trong chiến lược phát triển nhà trường sát hơn.

Đôi khi việc phát triển của trường có tính khả thi không cao, hoặc có thể có chiến lược tốt hơn thì những ý kiến của địa phương cũng là một trong những kênh thông tin rất quan trọng, những ý kiến đó giúp cho Hội đồng trường cũng có những kênh ghi nhận.

Ngoài ra, đại diện cha mẹ học sinh, cũng như của học sinh là những người thụ hưởng giáo dục tại mỗi cơ sở. Với cha mẹ học sinh đang là người trực tiếp đóng vai trò đại diện, họ đưa ra ý kiến, những sự hài lòng và những điểm mà nhà trường cần khắc phục, những cái họ mong muốn,...đương nhiên trên cơ sở đó Hội đồng trường sẽ có thảo luận, đưa ra được những quyết sách giúp cho lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn đúng.

Vai trò đại diện của học sinh trong nhà trường, đương nhiên ở tầm nếu đóng góp về chiến lược thì không thể được như mọi người kì vọng, nhưng với thành phần là học sinh chúng ta có thể xin ý kiến những việc đơn giản phù hợp với tính chất lứa t.uổi, và những câu hỏi đó nằm trong chiến lược của Hội đồng trường như các em mong muốn gì và đương nhiên là những mong muốn đó phải phù hợp với quyền t.rẻ e.m, phù hợp với quy định của học sinh với mục tiêu cấp học, chứ không phải muốn sao là nhà trường phải đáp ứng.

Trên cơ sở đó Hội đồng trường cũng sẽ có những thảo luận, và tất nhiên nếu phù hợp thì nhà trường cũng sẽ có những điều chỉnh nhất định, qua đó hội đồng sẽ vận hành, kiện toàn và điều đó rất quan trọng".

Giáo dục thay đổi diện mạo nhờ hội đồng trường biết phản biện, giám sát - Hình 3

Nhà giáo Nguyễn Cao Cường - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: T.D.

Giáo dục đang thay đổi diện mạo nhờ Hội đồng trường

"Sau tất cả những việc đó thì theo tôi, Hội đồng trường có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi nhà trường, đương nhiên phải vận hành Hội đồng trường đó thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại Thông tư 32, chứ không phải thành lập cho có.

Trong khi hiện nay giáo dục đang thay đổi diện mạo, đang thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đối với 3 cấp học thì vai trò đổi mới giáo dục ở đây phải tạo ra được giá trị tốt đẹp cho người học, vì thế Hội đồng trường đóng một ý nghĩa rất quyết định.

Tuy nhiên khi vận hành Hội đồng trường, chúng ta cũng phải có tầm nhìn, phải kiện toàn hàng năm khi có sự thay đổi về nhân sự bởi chắc chắn sẽ có sự biến động liên quan đến các thành viên. Do đó, việc kiện toàn cần phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, có vậy việc vận hành mới có hiệu quả", thầy Cường nhận định.

Có nhiều ý kiến lo ngại hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng trường sẽ dẫn đến chuyên quyền? Về vấn đề này, thầy Cường cho biết: "Nếu lãnh đạo nhà trường cho rằng Hội đồng trường chỉ là hình thức, theo tôi đây là sự thất bại rất lớn, bởi vai trò Hội đồng trường ở đây không phải là thực hiện ý chí của hiệu trưởng, mà rõ ràng có sự phản biện.

Hiệu trưởng là người đưa ra chiến lược, nhưng ở đây là ý kiến tập thể, chính quyền điều hành. Nếu lãnh đạo trường nhận thấy vai trò đúng của Hội đồng trường thì phải lắng nghe ý kiến phản biện của các thành viên. Ý chí tập thể là góc nhìn đa chiều của nhiều thành phần khác nhau cùng nhìn vào một chiến lược, vậy đương nhiên sẽ bao quát hơn rất nhiều.

Và thực tế cho thấy có nhiều nhà trường khi người hiệu trưởng đưa ra những ý tưởng, những người phản biện lại lập luận một cách có lý, có luận cứ rõ ràng thuyết phục, như vậy hiệu trưởng phải lắng nghe, bởi nếu không lắng nghe thì khi thực hiện sẽ không tạo được sự đồng thuận. Nếu trong Hội đồng trường không đồng thuận nhất trí cao thì việc biểu quyết những vấn đề lớn cũng không thể thành công được".

Chính quyền địa phương khi tham gia chỉ là ủy viên, dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng trường, về vấn đề này thầy Cường nêu quan điểm: "Quan trọng nhất là nhận thức của đại diện chính quyền địa phương, theo tôi họ cũng nhận thức rất rõ mình là một thành viên có trách nhiệm trong việc cùng với nhà trường, đóng góp ý kiến để xây dựng phát triển cho nhà trường, chứ không phải vai trò tôi là Phó chủ tịch phường, thì sang đây tôi phải chức này, chức kia.

Nhiều lúc mọi người cứ "hình thức hóa" quá về việc thành lập Hội đồng trường, còn chúng ta phải xác định sự đúng đắn của nó được thể hiện rõ trong Thông tư 32 thì mới thấy được ý nghĩa quan trọng thế nào, và người hiệu trưởng sẽ vững tin rất nhiều. Có thể hiệu trưởng cứ triển khai và thực hiện nếu như chưa có người phản biện thì tính thành công chưa được rõ, nhưng trước khi thực hiện, anh nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, phản biện của nhiều thành phần trong và ngoài nhà trường, của giáo viên của tổ chuyên môn,...sẽ khác hơn rất nhiều.

Đây là sự thuận lợi lớn nếu hiệu trưởng vận hành đúng quyết sách của Hội đồng trường thì chắc chắn sẽ thành công, nó hoàn toàn khác với Hội đồng giáo dục của nhà trường. Khi triển khai và thực hiện là chức năng của Hội đồng giáo dục chứ không phải lúc đó bàn chiến lược, ở đây là câu chuyện khác nhau hoàn toàn với chức năng Hội đồng trường chỉ đưa ra bàn những quyết sách lớn".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn vét t.iền hưu từ quỹ gia đình, tặng đồng bào lũ lụt: "Các con tôi nói ba lớn rồi, ba giữ t.iền làm gì, ba đóng hết đi, có gì tụi con lo cho"
12:56:03 23/09/2024
Câu trả lời chính thức vụ Diệp Lâm Anh và chồng cũ cùng ăn tối sau phiên đấu giá 120 triệu
14:14:24 23/09/2024
Thảo Nhi Lê sượng trân khi thấy "người cũ" đi hẹn hò với nữ diễn viên Vbiz
11:01:22 23/09/2024
Hôn lễ 73 tỷ: Trần Kiều Ân và chồng thiếu gia visual đỉnh cao, nhưng Minh Đạo và dàn phù rể toàn nam thần Đài Loan mới hot
15:08:07 23/09/2024
Thanh niên phụ vợ bán xôi "hữu duyên" viral khắp cõi mạng: Outfit đi làm đa dạng nhưng bộ nào cũng ám ảnh
13:00:21 23/09/2024
Nam ca sĩ từng bị vợ cũ tố quen đại gia, nói xấu Hoài Linh: 9 năm độc thân, không hận thù vợ
12:47:30 23/09/2024
Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ
11:20:17 23/09/2024
Nam bác sĩ trẻ bán xe sang 3 tỷ để ủng hộ đồng bào vùng lũ và quan niệm "có nên để lại tài sản cho con hay không?"
12:04:26 23/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Loại quả giàu kali, màu sắc xanh tươi, đem nấu canh với tôm cực bổ thích hợp cho mọi lứa t.uổi, lại còn giúp thanh nhiệt giải độc

Ẩm thực

16:56:04 23/09/2024
Canh mướp đậu Hà Lan tôm có vị ngọt thanh, dễ làm và rất ngon, mỗi miếng canh đều mang đến cảm giác thỏa mãn và thích thú!

Xuất hiện "biến cố" hy hữu ở Genshin Impact, "bộ đếm" khủng đến mức người xem phải ngỡ ngàng

Mọt game

16:53:37 23/09/2024
Giống với rất nhiều đối thủ khác, Genshin Impact cũng có hệ thống xử phạt riêng để đảm bảo trò chơi được vận hành ổn định và trơn tru.

Phim kinh dị 18+ 'Cám' vừa ra rạp đã 'thổi bay' phim của Hoài Linh

Hậu trường phim

16:37:10 23/09/2024
Phim kinh dị Cám vừa ra rạp hôm 20/9 đã thu về 50 tỷ đồng, đ.ánh bật phim Làm giàu với ma của Hoài Linh xuống vị trí thứ 3 sau 3 tuần xưng vương.

Điều bất ngờ trong lý lịch tư pháp của cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải

Pháp luật

16:32:08 23/09/2024
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil do bị can Mai Thị Hồng Hạnh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, Viện KSND tối cao truy tố bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) về tội Nhận hối lộ .

Ca sĩ Duy Mạnh áy náy, mong MC Phan Anh thông cảm

Nhạc việt

16:25:33 23/09/2024
Trên trang cá nhân, ca sĩ Duy Mạnh bày tỏ sự áy náy và ngại với MC Phan Anh khi một số điều trong show diễn chưa được đúng như ý mình .

Trương Ngọc Ánh quyến rũ ở t.uổi 48, thân thiết bên sao phim 'X-Men'

Sao việt

16:20:50 23/09/2024
Trương Ngọc Ánh dự một sự kiện tại TP.HCM, thu hút sự chú ý của truyền thông và nhiều ngôi sao trong làng giải trí.

Áp lực đè nặng lên Chính phủ mới của Pháp

Thế giới

16:14:11 23/09/2024
Trước đó, ngày 21/9, hưởng ứng kêu gọi của các lực lượng cánh tả, hàng nghìn người đã xuống đường ở Paris và nhiều thành phố khác của Pháp để biểu tình phản đối Chính phủ mới.

Tử vi hôm nay thứ 3 ngày 24/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải kết quả theo ý trời, Sư Tử vướng drama

Trắc nghiệm

16:07:08 23/09/2024
Bạch Dương: Một ngày nhiều may mắnKim Ngưu: Công việc thuận lợi, trôi chảySong Tử: Đạt nhiều thành tích trong công việcCự Giải: Kết quả theo ý

Pulisic làm lu mờ Leao

Sao thể thao

15:59:19 23/09/2024
Trên sân Meazza rạng sáng 23/9 (giờ Hà Nội), Christian Pulisic có bàn thắng để đời trong trận Derby della Madonnina thuộc vòng 5 Serie A mùa 2024/25.

Chàng Tây quyết ở rể Việt Nam vì mê kiểu gia đình nhiều thế hệ

Netizen

15:56:05 23/09/2024
Vốn định đưa vợ con về Anh, cuối cùng Richard đồng ý ở lại Việt Nam và ở rể vì coi trọng văn hóa gia đình nhiều thế hệ chung sống, muốn con mình gần gũi ông bà.

Lũ trên sông Mã, sông Chu dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập lụt

Tin nổi bật

15:40:54 23/09/2024
Sáng 23.9, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nước lũ trên các sông lớn ở tỉnh này dâng cao, nhiều nơi đã vượt quá báo động 3.