Thêm nhiều trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh
Thêm nhiều trường đại học vừa công bố phương án tuyển sinh 2022, trong đó hầu hết đều giảm dần chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đại học Kinh tế TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh. Cơ sở tại TP.HCM tuyển 6.550 chỉ tiêu, 31 chương trình đào tạo. Tại phân hiệu Vĩnh Long, trường tuyển 600 chỉ tiêu với 12 chương trình đào tạo, trong đó 6 chương trình tuyển sinh toàn quốc gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Luật kinh tế, Kinh doanh nông nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tiếng Anh thương mại.
Trường giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; xét tuyển học sinh Giỏi; xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn; xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Các tổ hợp gồm: tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh); tổ hợp D01 (Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh); tổ hợp D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh); tổ hợp D96 (Toán, Khoa học xã hội, tiếng Anh); tổ hợp V00 (Toán, Vật lý, Mỹ thuật).
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2021. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Năm 2022, Đại học Thương mại dự kiến phân bổ nhiều chỉ tiêu cho những ngành, chuyên ngành mới. Ở chương trình đào tạo chuẩn, trường có thêm ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh), Marketing (Marketing số), Luật Kinh tế (Luật Thương mại quốc tế).
Với chương trình chất lượng cao, hai ngành dự kiến tuyển sinh mới trong năm nay là Quản trị kinh doanh và Quản trị nhân lực. Đồng thời, trường thêm chương trình định hướng nghề nghiệp với các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hệ thống thông tin quản lý; và chương trình tích hợp ngành Kế toán. Tổng chỉ tiêu tất cả ngành, chương trình đào tạo là 4.150, nhỉnh hơn năm ngoái một chút.
Theo phương án tuyển mới được Đại học Ngoại thương công bố, năm nay trường mở thêm ngành Marketing số (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội), Truyền thông Marketing tích hợp thuộc ngành Marketing (tại cơ sở TP.HCM) và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tại Hà Nội).
Năm tới, trường tuyển 4.050 chỉ tiêu và 6 phương thức xét tuyển cho cả trụ sở chính Hà Nội, cơ sở II- TP.HCM và cơ sở Quảng Ninh.
Video đang HOT
Phương thức 1 là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho 3 nhóm đối tượng: Thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/TP lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia, THPT chuyên.
Phương thức 2, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 3, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 4, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Phương thức 5, xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 6 là xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
Tương tự, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các chương trình đào tạo mới sẽ được thông báo vào tháng 3 tới, bên cạnh 59 chương trình đào tạo như năm 2021.
Năm nay, các trường đồng loạt giảm tỷ lệ tuyển sinh dựa hoàn toàn vào kết quả thi tốt nghiệp THPT xuống dưới 50%. Chẳng hạn Đại học Kinh tế quốc dân chỉ tuyển 10-15% trong số 6.100 chỉ tiêu bằng kết quả kỳ thi do Bộ GD&ĐT tổ chức. Đây là tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay đối với hình thức xét tuyển này.
Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến 3 phương thức tuyển sinh: xét tuyển tài năng; xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tổng chỉ tiêu dự kiến trường là 7.500. Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy chiếm 60 đến 70% chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Thí sinh sẽ tham gia dự thi ở các môn Toán – Đọc hiểu – tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên.
Với xét tuyển từ kết quả thi THPT, trường dành 10-20% chỉ tiêu cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp A00, A01, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thậm chí tuyển theo phương thức này, trường đặt ra tiêu chí phụ là thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên).
Tuyển sinh không phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp THPT
Cho đến thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông tin về phương án tuyển sinh 2022. Theo đề án tuyển sinh của các trường, phương thức tuyển sinh ngày một đa dạng hơn; chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT cũng đang dần giảm đi.
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh 2021.
Đa dạng các phương thức tuyển sinh
Cụ thể, năm 2022, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ tuyển sinh tổng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường là 80-85%. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT là 10-15%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.
Về phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường, trường sẽ tuyển theo 7 nhóm đối tượng (có quy định cụ thể). Trong đó trường dành suất xét tuyển ĐH với đối tượng có chứng chỉ ngoại ngữ lên tới 10-15% chỉ tiêu.
Như vậy có thể thấy, năm 2022 chỉ tiêu của Trường ĐH Kinh tế quốc dân dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp nhất từ trước đến nay. Những năm trước, trường thường dành khoảng 50% - 70% chỉ tiêu, năm nay chỉ còn 10 - 15%. Trong khi đó, điểm trúng tuyển năm 2021 theo phương thức này của trường từ 26,85 điểm trở lên.
Trường ĐH Kinh tế - Luật ( ĐH Quốc gia TPHCM) công bố 5 phương thức tuyển sinh trong năm 2022. Trong đó, trường sẽ đa dạng hình thức tuyển sinh, tăng chỉ tiêu từng phương thức, đặc biệt là tăng chỉ tiêu xét tuyển phương thức xét kết quả điểm thi kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2022 từ 40% - 60% tổng chỉ tiêu. Phương thức ưu tiên xét tuyển cũng tăng từ 20% tổng chỉ tiêu.
Trong đề án tuyển sinh 2022 của trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), nhà trường sẽ bổ sung thêm phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức trong năm 2022. Việc bổ sung thêm phương thức này, theo nhà trường - nhằm đa dạng hóa phương thức xét tuyển và tạo thêm cơ hội cho các thí sinh có nhu cầu xét tuyển vào các ngành do trường đào tạo. Theo đó, trường dự kiến dành 5% - 10% chỉ tiêu tùy ngành, nhóm ngành cho phương thức này.
Tự chủ tuyển sinh đại học
Mới đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa nhóm trường ĐH tham gia và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển ĐH năm 2022.
Theo nội dung biên bản thỏa thuận, các trường ĐH gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải; Trường ĐH Giao thông vận tải; Trường ĐH Mỏ - Địa chất; Trường ĐH Thăng Long; Trường ĐH Thủy lợi; Trường ĐH Xây dựng Hà Nội đã nhất trí ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác tham gia tổ chức và sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì thực hiện trong năm 2022 để xét tuyển ĐH.
Thống kê mới nhất cho thấy, năm 2022 sẽ có gần 50 cơ sở giáo dục sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển ĐH. GS.TS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của nhà trường là đổi mới chính sách tuyển sinh theo hướng tiếp cận từ năng lực của từng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng đầu ra đảm bảo thích ứng nhanh với thị trường lao động.
Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tăng cường sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để làm cơ sở tuyển sinh đầu vào. Bên cạnh đó, các đơn vị đào tạo sẽ chủ động bổ sung thêm các phương thức xét tuyển phù hợp khác để tuyển sinh thích ứng theo ngành đặc thù. Nhiều ngành đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể sử dụng kết quả bài thi ĐGNL lên đến 40% so với các phương thức xét tuyển khác.
Có thể thấy, tuyển sinh bằng ĐGNL, đánh giá tư duy với sự kết hợp giữa các trường ĐH, CĐ đang là xu thế tuyển sinh của các trường "top" đầu, góp phần giảm chi phí của xã hội. Cùng với đó, khi kỳ thi do các nhóm trường tổ chức để tuyển sinh phát triển, sự lệ thuộc vào điểm tốt nghiệp THPT sẽ giảm dần.
Trong phương án thi tốt nghiệp THPT 2022 được công bố hồi đầu tháng 10 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.
Ngoài ra, thay vì dựa hoàn toàn vào điểm thi, năm 2022, một số cơ sở giáo dục ĐH cũng đã bổ sung các tiêu chí về hoạt động xã hội, văn thể mỹ, năng khiếu, phỏng vấn...để tuyển sinh.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH - CĐ Việt Nam cho rằng: Đây là dấu hiệu tích cực và hướng đi mới trong công tác tuyển sinh. Bởi sự thành công của mỗi cá nhân không chỉ nằm ở thước đo kiến thức, mà còn là các kỹ năng, năng lực và nhiều yếu tố khác.
Xét tuyển Đại học 2022: Thêm phương thức, tăng cơ hội Thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục Đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022. Theo đó, sẽ có thêm phương thức tuyển sinh để tăng cơ hội, tạo thuận lợi cho học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp là giải pháp, cũng là mục tiêu của các đơn vị. Sử dụng...