Thêm nhiều lợi ích của nước chanh
Nước chanh không chỉ giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể, mà còn ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chanh là loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong các món ăn và thức uống. Đặc biệt vào những ngày thời tiết nắng nóng, một cốc nước chanh mát lạnh là lựa chọn lý tưởng giúp cơ thể sảng khoái hơn.
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), một cốc nước chanh được pha từ quả chanh nặng 48 g có chứa 10,6 calories, 21% lượng vitamin C, 2% lượng vitamin B9, kali, vitamin B1, vitamin B5, vitamin B2.
Dưới đây là một số lợi ích của nước chanh.
Chanh được sử dụng thường xuyên trong các món ăn và thức uống. Ảnh M.Phúc
1. Thúc đẩy quá trình bổ sung nước của cơ thể
Uống đủ nước là việc rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của mỗi người. Đó là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp bạn thanh lọc cơ thể cũng như loại bỏ những độc tố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải ai cũng uống đủ nước mỗi ngày. Vì vậy, việc thêm nước cốt chanh vào nước có thể giúp tăng hương vị cho nước lọc thông thường, giúp bạn uống nhiều nước hơn.
2. Nguồn vitamin C dồi dào
Vitamin C đóng vai trò quan trọng làm tăng cường chức năng miễn dịch. Cơ thể khi thiếu vitamin C sẽ dễ gây ra khô miệng, khô da, mệt mỏi, mất ngủ…
Nước chanh là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng nhỏ vitamin nhóm B và kali, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về đường hô hấp và tim mạch.
3. Dễ dàng thay thế đồ uống có đường
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nước giải khát hương trái cây, đồ uống thể thao và nước tăng lực là những đồ uống chứa nhiều đường. Việc thường xuyên dùng đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, bệnh tiểu đường, tim mạch… Nước chanh có thể là giải pháp thay thế tự nhiên, lành mạnh để làm dịu cơn khát và cơn thèm ngọt của bạn.
4. Ngăn ngừa sỏi thận
Theo các nghiên cứu, axit citric có trong chanh có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Thêm nữa, chất citrate – một thành phần của axit citric – sẽ làm cho nước tiểu ít axit hơn và thậm chí có thể làm vỡ những viên sỏi nhỏ.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Uống nước chanh trước bữa ăn có thể giúp thúc đẩy và cải thiện tiêu hóa.
Trong một nghiên cứu năm 2022, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng axit citric trong nước chanh giúp tăng cường tiết axit dạ dày, thúc đẩy cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Có nên uống cà phê khi mệt mỏi, bệnh?
Mọi người cần cân nhắc về việc uống cà phê khi bị mệt mỏi hoặc bị bệnh, vì nó có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực với sức khỏe.
Cà phê là loại thức uống phổ biến. Trong cà phê có chứa caffeine - vốn là một chất kích thích, có thể làm tăng mức năng lượng, giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì lý do này, nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc, thậm chí uống trong lúc cơ thể mệt mỏi hoặc bị bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên cân nhắc về việc sử dụng cà phê trong những lúc sức khỏe không tốt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc. Ảnh Pexels
Kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi
Khi mệt mỏi, cơ thể thường kém tập trung và mất năng lượng. Vì vậy, nhiều người cho rằng cà phê có thể giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung hơn và duy trì năng lượng làm việc.
Tuy nhiên, ngoài các tác dụng tích cực, caffeine cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mối quan hệ này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn: càng uống nhiều cà phê, cơ thể càng khó đi vào giấc ngủ, từ đó cơ thể càng mệt mỏi và có thể muốn uống thêm cà phê để lấy năng lượng. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi.
Những trường hợp nên hạn chế dùng cà phê
Đối với người khỏe mạnh, khi tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải mang lại một số lợi ích sức khỏe vì nó giàu chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, cà phê cũng có thể có một số tác động tiêu cực. Caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là caffeine có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều chất lỏng hơn.
Do đó, nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, bị cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế dùng cà phê.
Ngoài ra, những người bị loét dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa nên thận trọng khi uống cà phê. Theo một nghiên cứu trên 302 người bị loét dạ dày, hơn 80% người tham gia cho biết họ bị đau bụng hơn sau khi uống cà phê.
Bên cạnh đó, cà phê cũng tương tác với một số loại thuốc. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống cà phê trong quá trình uống thuốc do bác sĩ kê đơn.
Nếu bạn bận quá, đi bộ chừng này cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa British Journal of Sports Medicine, cho thấy đi bộ ít nhất 2.200 bước mỗi ngày là bạn đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà khoa học từ Đại học Sydney (Úc) đã kiểm tra dữ liệu của 72.174 người tham gia từ Ngân hàng dữ liệu sinh học...