Thêm nhiều bằng chứng về sự đáng sợ của “quái vật” Delta
Người nhiễm biến thể Delta có nguy cơ trở nặng, phải nhập viện cao gấp đôi, tải lượng virus cũng cao gấp hàng trăm lần so với biến thể Alpha và phiên bản gốc của virus SARS-CoV-2.
Nguy cơ bệnh nặng, phải nhập viện gấp 2 lần biến thể Alpha
Theo báo cáo của Bộ Y tế, thông tin không chính thức về một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 28/8 cho thấy biến thể Delta có thể khiến người nhiễm có nguy cơ phải nhập viện cao gấp đôi so với biến thế Alpha.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu với hơn 43.338 ca mắc Covid-19 tại vùng England (Anh) từ ngày 29/3 đến 23/5. Theo đó, phần lớn số bệnh nhân (80%) là nhiễm biến thể Alpha, phần còn lại là nhiễm biến thể Delta. Tỷ lệ nhập viện là 1/50 trong vòng 14 ngày kể từ lần xét nghiệm dương tính đầu tiên.
Hình ảnh bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến 16, TPHCM.
Tuy nhiên, sau khi xét đến các yếu tố của các ca bệnh nặng, như tuổi, sắc tộc, và tình trạng tiêm vắc xin, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ phải nhập viện ở những người nhiễm biến thể Delta cao hơn gấp đôi so với những ca nhiễm biến thể Alpha.
Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay, biến thể Delta là biến chủng virus đang lưu hành chủ yếu. Với số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn, biến thế này đang khiến hệ thống y tế bị quá tải.
Đến tối 29/8, Việt Nam đã có 435.265 ca mắc Covid-19, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình quân cứ một triệu người có 4.427 ca mắc.
Trong đó, đã có 10.749 trường hợp tử vong, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Theo thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) biến thể này có vẻ làm bệnh nặng hơn. Dù vậy vì chưa loại trừ được các yếu tố khác nên chưa thể khẳng định chắc chắn điều này. Tuy nhiên, thời gian từ lúc phát bệnh (có triệu chứng ban đầu) đến lúc bệnh trở nặng ở người nhiễm biến thể Delta nhanh hơn chủng virus cổ điển. Ví dụ, trước đây cần 7, 8, thậm chí 10 ngày bệnh nhân mới chuyển nặng nhưng nay chỉ sau 3-5 ngày bệnh nhân đã viêm phổi, có thể suy hô hấp.
Video đang HOT
Tải lượng virus gấp 300 lần so với phiên bản gốc của SARS-CoV-2
Biến thể Delta được cho là dễ lây lan nhất trong số các biến thể đã biết cho đến nay. Nghiên cứu cho thấy nó có khả năng lây truyền của nó cao gấp đôi so với chủng virus corona ban đầu. Theo các chuyên gia, điều làm cho biến thể này trở nên khác biệt là tải lượng virus ở các bệnh nhân.
Những bệnh nhân có tải lượng virus cao hơn có nhiều khả năng truyền virus cho người khác. Ngoài ra, tải lượng virus càng cao, nhìn chung bệnh nhân sẽ bệnh nặng hơn.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng, với chủng Delta nồng độ virus có trong hầu họng cũng như độ bám dính vào tế bào người nhiễm lớn hơn chủng bình thường rất nhiều nên khả năng lây lan rất nhanh.
Tại Hàn Quốc một nghiên cứu đã so sánh tải lượng virus của 1.848 bệnh nhân nhiễm biến thể Delta và 22.106 bệnh nhân nhiễm các biến thể khác. Kết quả cho thấy những người nhiễm biến thể Delta có tải lượng virus cao gấp 300 lần so với phiên bản gốc của virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, tải lượng virus giảm dần theo thời gian. Cụ thể, sau 4 ngày kể từ ngày nhiễm sẽ giảm xuống mức cao gấp 30 lần virus gốc và sau 9 ngày xuống mức cao gấp hơn 10 lần. Đặc biệt là sau 10 ngày thì tải lượng virus ở người nhiễm biến thể Delta và người nhiễm các biến thế khác là tương đương.
Với những người đã tiêm vắc xin, theo CDC Hoa Kỳ, các biến thể trước đây thường tạo ra ít virus hơn trong cơ thể của những người đã được tiêm phòng đầy đủ bị nhiễm so với những người không được tiêm. Ngược lại, biến thể Delta dường như tạo ra một lượng virus cao như nhau ở cả những người chưa được tiêm và đã được tiêm đầy đủ.
Theo Reuters, tải lượng cao hơn có nghĩa là virus lây lan dễ dàng hơn từ người sang người, làm gia tăng các ca mắc và số người nhập viện. Song điều đó không có nghĩa là Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 300 lần. Tốc độ lây truyền của nó là cao hơn 1,6 lần so với biến thể Alpha và khoảng hai lần so với phiên bản gốc của virus.
Trước đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Quảng Đông ( Trung Quốc) thực hiện thậm chí chỉ ra rằng, người nhiễm biến thể Delta có thể có thể mang tải lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần những người mắc chủng SARS-CoV-2 chưa biến đổi.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, biến thể Delta có thể tự tạo ra bản sao nhanh hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các chủng trước đó. Với các biến thể trước đó, virus có thể được phát hiện ở những người bị nhiễm trung bình 6 ngày sau khi tiếp xúc, nhưng với biến thể Delta, khoảng thời gian đó được rút ngắn xuống còn 4 ngày.
Thế giới tuần qua: Đánh bom khủng bố đẫm máu ở Afghanistan; Tranh cãi chiến lược 'không COVID-19'
Trong tuần qua, vụ đánh bom liều chết tại sân bay Kabul, Afghanistan khiến 170 người chết và tình hình dịch COVID-19 tại những nước có lệnh phong tỏa nghiêm ngặt là vấn đề được truyền thông thế giới quan tâm.
Sân bay Kabul đổ máu
Chuyển người bị thương trong vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay quốc tế Kabul của Afghanistan, ngày 26/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 28/8, Mỹ đã tiến hành không kích nhằm vào một kẻ lên kế hoạch đánh bom của ISIS-K, nhóm liên kết của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Pakistan và Afghanistan. ISIS-K đã gây ra vụ đánh bom liều chết gần sân bay Kabul ngày 26/8 khiến trên 170 người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ.
Phát biểu trên truyền hình chiều 26/8, Tổng thống Biden nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ không tha thứ, sẽ không quên, sẽ săn lùng và khiến chúng phải trả giá". Vụ việc tác động mạnh mẽ đến giai đoạn cuối sơ tán công dân Mỹ và hàng nghìn người Afghanistan được lên kế hoạch hoàn tất vào ngày 31/8.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 27/8 cho biết đội ngũ anh ninh quốc gia đã cảnh báo Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris rằng một cuộc tấn công khủng bố khác có thể xảy ra ở thủ đô Afghanistan và họ đã tăng cường các biện pháp bảo vệ tại sân bay Kabul. Tối 27/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo các công dân nước này tránh xa các cửa ra vào sân bay Kabul.
Tướng Kenneth "Frank" McKenzie, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ ngày 26/8 cảnh báo rằng có những mối đe dọa mới từ ISIS-K, có thể liên quan đến tên lửa hoặc bom tự sát trên xe. Điều đó đồng nghĩa với việc những ngày sắp tới sẽ là một trong những thời gian căng thẳng và nguy hiểm nhất đối với quân đội Mỹ.
Nhà Trắng cho biết tính đến sáng 27/8, khoảng 12.500 người đã lên máy bay rời Kabul trong 24 giờ gần đó. Trong 12 giờ tiếp theo, 4.200 người nữa đã được sơ tán. Bà Psaki cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đang làm việc với khoảng 500 người nữa muốn rời đi. Chính quyền Tổng thống Biden dự kiến đẩy mạnh và hoàn thành cuộc không vận bất chấp các mối đe dọa khủng bố.
Dấu hỏi lớn với chiến lược "không COVID-19"
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Christchurch, New Zealand. Ảnh: AP
Khi mới chỉ ghi nhận một trường hợp mắc COVID-19 vào tuần trước, New Zealand đã lập tức áp dụng biện pháp mà họ đã sử dụng nhiều lần kể từ khi đại dịch bắt đầu: phong tỏa nghiêm ngặt để xử lý virus SARS-CoV-2.
Tờ Strai Times (Singapore) dẫn lời Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định chính phủ New Zealand đã thành công khi nhanh chóng áp dụng phong tỏa và điều này giúp quốc gia này không có ca COVID-19 nào trong 170 ngày trước đó.
Tuy nhiên, khi nhận ra biến thể Delta đã xâm nhập vào New Zealand, Thủ tướng Ardern thừa nhận "cuộc chơi đã thay đổi".
Kể từ ca mắc đầu tiên trong tuần trước, đến nay New Zealand ghi nhận 210 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới. Riêng trong ngày 25/8, New Zealand có tới 62 ca mắc mới COVID-19.
Theo Strai Times, Trung Quốc và Australia đang phải xem xét đến việc liệu có duy trì chiến lược "không COVID-19" hay chuẩn bị sống chúng với COVID-19.
Nội bộ Australia đang chia rẽ về vấn đề này. Bang New South Wales, vốn trong tình trạng bùng phát dịch ngày càng nghiêm trọng, gần đây đã từ bỏ chiến lược "không COVID-19". Trong khi những bang khác, chẳng hạn như Western Australia, quyết tâm giữ ca mắc COVID-19 ở con số 0.
Các chuyên gia y tế đều cùng quan điểm rằng tăng tốc tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để đối phó với biến thể Delta, đặc biệt nếu chính quyền Australia và chính quyền bang muốn mở cửa biên giới.
Ông Paul Griffin tại trường Đại học Queensland (Australia) ngày 25/8 nhận định: "Chúng ta có tỷ lệ xét nghiệm tuyệt vời và cần phải duy trì điều này, việc sử dụng khẩu trang cũng rất tốt. Nhưng ... tiêm vaccine COVID-19 cho nhiều người là điều mấu chốt".
Một người đàn ông đeo khẩu trang đọc báo trên đường phố Melbourne, Australia. Ảnh: AP
Ngược lại, Trung Quốc lại có xu hứng tiếp tục chiến lược "không COVID-19", kể cả sau đợt bùng phát gần đây liên quan đến biến thể Delta. Trường hợp đầu tiên được xác định tại một sân bay ở Nam Kinh ngày 20/7 và lan ra nhiều tỉnh thành khác của Trung Quốc. Các biện pháp phong tỏa, cách ly, xét nghiệm diện rộng và truy vết nhanh chóng được tiến hành. Đến 22/8, Trung Quốc tuyên bố không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Giới chức Trung Quốc có chủ trương duy trì chiến lược hiện tại và vaccine vẫn đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, Thủ tướng Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng nỗ lực của New Zealand hoặc các quốc gia khác nhằm nhổ tận gốc COVID-19 trong thời gian dài là "vô lý".
Trong khi đó, Bộ trưởng Ứng phó COVID-19 của New Zealand ngày 25/8 cho biết vẫn còn quá sớm để phản đối: "Chúng tôi cũng muốn một thời điểm khi phong tỏa không còn là giải pháp khi có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đến giai đoạn đó".
Italy viện trợ Việt Nam hơn 800.000 liều vaccine Italy công bố viện trợ 801.600 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam và dự kiến bàn giao vào đầu tháng 9. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, 801.600 liều vaccine được tài trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế Covax nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư cho Thủ...