100 người đầu tiên sắp tiêm thử vaccine Covid thứ ba của Việt Nam
Đại học Y Hà Nội dự kiến ngày 15 và 16/8 khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vaccine ARCT-154 phòng Covid-19, tiêm cho 100 tình nguyện viên tại Hà Nội.
Theo kế hoạch, các tình nguyện viên khỏe mạnh, sẽ được tiêm mũi một vaccine ARCT-154 tại Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội. Trước khi tiêm thử nghiệm, tình nguyện viên được khám sàng lọc, tiến hành các xét nghiệm đánh giá sức khỏe.
Giáo sư Tạ Thành Văn, nghiên cứu viên chính, đại diện Đại học Y Hà Nội, cho biết quy trình tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 được thực hiện theo đề cương do Bộ Y tế phê duyệt ngày 2/8.
Theo đề cương, giai đoạn một được tiến hành trên 100 người tình nguyện khỏe mạnh phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 3:1, tức 75% trong số họ tiêm vaccine ARCT-154, 25% tiêm giả dược. Mục tiêu chính của thử nghiệm giai đoạn một là đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch.
Người tình nguyện được tiêm 2 mũi vaccine ARCT-154 hoặc giả dược, cách nhau 28 ngày.
Các dữ liệu an toàn sau tiêm mũi một (ngày thứ nhất) đến 7 ngày sau tiêm mũi hai (ngày thứ 36), sẽ được nhóm nghiên cứu đánh giá. Khi dữ liệu này được Hội đồng Đạo đức, Bộ Y tế, đánh giá là “vaccine ARCT-154 thể hiện tính an toàn, khả năng dung nạp tốt”, nhóm nghiên cứu sẽ xin phép cơ quan quản lý tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai.
Phòng thí nghiệm của Arcturus Therapeutics (Mỹ). Ảnh: VinGroup cung cấp
Video đang HOT
Vaccine ARCT-154 do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học VinBioCare thuộc Tập đoàn VinGroup nhận chuyển giao công nghệ từ Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ. Đây là vaccine thứ ba tại Việt Nam được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người, sau Nanocovax (đang thử nghiệm pha ba) và Covivac (đang thử nghiệm pha hai).
Theo VinGroup, các loại vaccine chống Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA của Arcturus đã và đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 và 3 tại Mỹ, Singapore và nhiều nước khác. Kết quả nhận được khả quan, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt yêu cầu và đáp ứng độ an toàn, khả năng dung nạp. Vaccine ARCT-154 được phát triển trên công nghệ saRNA (self-amplifying mRNA – mRNA tự nhân bản). Công nghệ này cho phép sử dụng liều vaccine thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn, hiệu quả phòng ngừa biến thể nCoV, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Alpha, Beta, Delta, Gamma…
Hôm 2/8, Bộ Y tế thông báo duyệt đề cương nghiên cứu lâm sàng vaccine ARCT-154. Theo đó, cả ba giai đoạn thử nghiệm một, hai, ba đều thực hiện ở Việt Nam, gồm:
Giai đoạn một, thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội trên 100 người tình nguyện.
Giai đoạn hai, thực hiện trên 300 người tình nguyện tại các tổ chức nhận thử và tại cộng đồng ở các tỉnh triển khai nghiên cứu.
Giai đoạn ba, số lượng 20.600 người, gồm giai đoạn 3a (600 tình nguyện viên) và 3b (20.000 tình nguyện viên).
Người tiêm thử nghiệm vaccine ARCT-154 trong độ tuổi 18-59; không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng SARS, MERS hoặc nCoV; chưa từng tiêm vaccine phòng chống Covid-19; là người lớn khỏe mạnh, không có bệnh nền và không phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên.
Tình nguyện viên đồng ý tuân thủ các quy trình của nghiên cứu và thực hiện ít nhất 8 lần thăm khám lâm sàng theo lịch trình nghiên cứu tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 tại VN
Tập đoàn Vingroup ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Theo đó, được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19 với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm.
Dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.
Arcturus Therapeutics (Mỹ) là đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA - một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Theo thỏa thuận Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vaccine ARCT-154 của Arcturus).
Vaccine này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)...
Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.
Đồng thời, Arcturus sẽ chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus. Tiến độ chuyển giao dự kiến từ đầu tháng 8/2021.
VinBioCare cũng được Arcturus cấp quyền sản xuất tất cả vaccine phòng COVID-19 khác của hãng như ARCT-021 (1 mũi) và các vaccine trong tương lai để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam
Nhà máy sản xuất vaccine của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm. Hiện nay VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, dự kiến trong tháng 9/2021 ngay khi nhận máy sẽ dùng chuyên cơ chuyển về Việt Nam để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.
Nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất cao nhất, VinBioCare đã hợp tác với đơn vị tư vấn Rieckermann (Đức) - một trong những đơn vị tư vấn lớn và uy tín nhất thế giới trong cung cấp giải pháp lĩnh vực dược - để gấp rút triển khai công tác thiết kế thi công nhà máy sản xuất có diện tích 8,807m2 theo tiêu chuẩn cGMP và GMP - WHO.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ: "Hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ về việc tìm mua và tự chủ sản xuất vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, dịch bệnh bùng phát, Vingroup đã nỗ lực hết sức để tìm kiếm các đối tác quốc tế uy tín và triển khai khẩn cấp việc mua sắm thiết bị, xây dựng nhà máy sản xuất vaccine. Chúng tôi hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào công cuộc chống dịch của nước nhà, để tất cả chúng ta sớm lại được sinh sống bình thường".
VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, cho phép sử dụng liều vaccine thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn. Công nghệ vaccine mRNA thích hợp để đáp ứng nhanh với các biến thể nCoV nhờ đặc tính hóa học, vật lý của mRNA vẫn giữ nguyên, ngay cả với những thay đổi trình tự nhỏ cần thiết để phù hợp với các đột biến của virus. Nhờ vậy, việc phát triển vaccine mRNA cho hiệu quả phòng ngừa biến thể nCoV nhanh chóng và đơn giản, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Alpha, Beta, Delta, Gamma...
Đặc biệt, VBC-COV19-154 có dạng đông khô, vận chuyển thuận tiện ở nhiệt độ từ 2 - 8oC, mang đến ưu thế vượt trội về khả năng phổ cập và tối ưu chi phí.
Hiện, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của VBC-COV19-154 tại Singapore và Mỹ cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 90%, đạt yêu cầu về độ an toàn và khả năng dung nạp.
Theo lộ trình, tháng 8/2021, VinBioCare sẽ phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Bộ Y Tế Việt Nam đưa vaccine VCB-COV19-154 vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam trên quy mô 20.000 người. Tháng 12/2021, VinBioCare dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp có điều kiện để sử dụng VCB-COV19-154 tại Việt Nam. Dự kiến, lô vaccine đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2022.
Với việc tự chủ được sản xuất trong nước, giá vaccine do VinBioCare sản xuất dự kiến sẽ rẻ hơn so với sản phẩm cùng phân khúc đang được chào bán trên thị trường. Đặc biệt, VinBioCare sẽ cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam với giá chỉ có chi phí, không tính lợi nhuận trong suốt thời gian chống dịch.
Dự kiến thử nghiệm Nanocovax giai đoạn ba vào tuần sau Theo Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức đã họp và thông qua quyết định triển khai giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng Nanocovax, dự kiến cần 13.000 tình nguyện viên. Giai đoạn ba sẽ tiến hành ở nhiều trung tâm trong nước, dự kiến có Học viện Quân y và Hưng Yên ở miền bắc, Viện Pasteur TP HCM và Long...