Thêm một ứng dụng Singapore muốn công phá thị trường OTT Việt Nam
Ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí đến từ Singapore hiện đang chiếm top đầu bảng xếp hạng các ứng dụng Apple Appstore Việt.
Ứng dụng Beetalk đang được Garena quảng bá
Mấy ngày gần đây, người dùng của cổng game Garena khá bất ngờ khi thấy quảng cáo của một ứng dụng nhắn tin miễn phí: BeeTalk. Ứng dụng này chỉ mới đưa lên ngày 15/2 nhưng có tốc độ phát triển chóng mặt. Với độ phổ biến của Garena, cổng chơi game online với các sản phẩm Liên minh huyền thoại (LOL), FIFA online 3, DoTA,… tại thị trường Việt Nam, không quá bất ngờ khi BeeTalk đang vào top nhiều ứng dụng được cài nhất trên mảng mạng xã hội của Apple App Store Việt.
Theo một số nguồn tin của GenK, BT Mobile Private Limited, công ty phát hành ứng dụng BeeTalk, là một sản phẩm đầu tư của Garena Singapore. Garena Singapore là công ty đang quản lý Garena Việt Nam, hiện đã được đổi tên thành Công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử Việt Nam ( VED).
VETV – Kênh Youtube chính thức của Garena Việt Nam cũng quảng bá BeeTalk
Công ty điều hành BeeTalk chỉ mới thành lập tháng 3 năm 2013, nhưng ứng dụng này đã nhanh chóng chiếm vị trí số 1 mảng ứng dụng mạng xã hội trên Apple Appstore và thứ 3 mảng liên lạc của Google Play tại Thái Lan. BeeTalk hiện cũng đang được phát hành ở một số quốc gia Đông Nam Á khác như Phillipines, Singapore hay Indonesia nhưng không thu được thứ hạng cao.
Video đang HOT
Theo cảm nhận sơ bộ của chúng tôi, BeeTalk là một ứng dụng hoạt động khá trơn tru và có các tính năng tương tự các ứng dụng khác ở thị trường Việt như Line hay Kakao Talk. Một chuyên gia công nghệ cho hay, rất có thể BeeTalk là sản phẩm của Garena nhằm để “đánh chặn” Line, Kakao Talk hay thậm chí là Zalo trên mảng game cho smartphone.
Giao diện BeeTalk trông khá giống các ứng dụng OTT khác.
Garena đang rất mạnh ở thị trường trong nước và đây là đối thủ chính ở “cuộc chiến phần mềm phòng máy” với VNG, công ty hiện đang chiếm vị trí số 1 thị trường game Việt Nam. Vì thế việc hãng đưa một ứng dụng OTT lên để chuẩn bị cạnh tranh với các game từ Line hay Zalo là một điều khá hợp lý. Nhất là trong hoàn cảnh có tin hãng VNG đang muốn phát hành 200 game qua ứng dụng Zalo.
Garena Singapore thành lập năm 2007, hiện đang mở rộng kinh doanh ở Việt Nam, nhiều nước Đông Nam Á và các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhiều nguồn tin trong giới làm game rằng Garena đã bán 30% cổ phần cho Tencent (Trung Quốc). Ông Phan Sào Nam, Phó Tổng giám đốc VTC Online cho biết Garena trực thuộc Tencent, theo Báo Giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa có báo cáo chính thức nào từ Tencent hay Garena công nhận điều này.
Tencent là công ty internet số 1 Trung Quốc. Ứng dụng WeChat do công ty này phát hành ở Việt Nam từng gặp làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng mạng, do chứa bản đồ đường lưỡi bò phi pháp.
Garena và Tencent tại một cuộc triển lãm game.
Theo Genk
Viettel có nên mua công ty sáng tạo Viber?
Một tin đồn đang làm xôn xao giới công nghệ khi cho biết Viber đang muốn bán mình cho một công ty châu Á và thật trùng hợp là ở Việt Nam Viettel cũng cho biết đang muốn mua một công ty sáng tạo.
Viettel có đang để mắt tới Viber?
Nhiều tin đồn cho hay Viber Media, công ty chủ quản Viber đang muốn bán mình với giá từ 300 triệu tới 600 triệu USD. Viber là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hiện đang có khoảng hơn 200 triệu người đăng ký. Người dùng Viber hoạt động ở 200 quốc gia, nhưng mạnh nhất là Đông Nam Á, Tây Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Tại Việt Nam, Viber công bố đạt khoảng 8 triệu người dùng, và CEO Viber là Talmon Marco cho biết họ đạt được thành quả trên không hề tốn bất cứ chi phí quảng cáo nào. Tuy vậy, vào cuối năm 2013, Viber cũng thành lập văn phòng ở Việt Nam và ra mắt người dùng trong nước và truyền thông qua chương trình Giáng Sinh Tím.
Trong khi đó, người khổng lồ của viễn thông Việt Nam là Viettel tuy đạt mức doanh thu hơn 162.000 tỷ đồng vào năm qua nhưng ban lãnh đạo công ty này đang ra sức tìm hướng đi mới. Từ đầu năm trước tới nay, lãnh đạo Viettel luôn than phiền về việc các dịch vụ nhắn tin gọi điện trên smartphone (thường gọi là OTT) đang bào mòn doanh thu của doanh nghiệp này. Cũng chính vì lý do mất vài trăm tỷ mỗi năm vì OTT, nên các nhà mạng di động, trong đó có Viettel, đã tăng cước 3G vào tháng 10 năm 2013
Mấy ngày gần đây, Phó Tổng giám đốc Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thường xuyên đăng đàn trên báo chí để nói về việc Viettel đang "rất cần mua các công ty sáng tạo", hoặc "Viettel đang thương thảo để mua lại Kakao Talk". Lý giải cho điều này, Viettel cho rằng hiện tại họ sáng tạo không đủ để theo kịp cơn sóng công nghệ, vì thế họ cần "thay máu sáng tạo" cho công ty mình.
Động thái đánh tiếng mua Kakao Talk được giới công nghệ trong nước chú ý. Nhưng theo bình luận của nhiều người, Viettel khó lòng mua được Kakao Talk, công ty đang thống trị ngành OTT tại Hàn Quốc với tỷ lệ 93% người sử dụng smartphone.
Một phần là Viettel khó lòng huy động đủ tiền mặt để mua Kakao Talk, một công ty được định giá khoảng 3 tỷ USD, trong khi lợi nhuận năm vừa rồi của Viettel mới chỉ hơn 1 tỷ USD. Ngoài tiền mặt ra, Viettel không thể mua bằng cổ phiếu, vì công ty này chưa cổ phần hóa, và cũng chưa thấy động thái nào của chính phủ về việc cổ phần hóa Viettel.
Tuy nhiên, tin Viber muốn bán mình có thể là một gợi ý hay cho Viettel.
Thứ nhất, Viber là một công ty hoạt động rộng trên toàn thế giới. Rất "cùng chí hướng" với Viettel đang hoạt động tại 9 quốc gia trên 3 châu lục. Viber cũng có lượng người dùng quốc tế rất lớn, không giống như Kakao Talk, chỉ thành công ở Hàn Quốc và có lượng người dùng nước ngoài không đáng kể.
Với những động thái đầu tư vào các quốc gia nghèo hơn Việt Nam, Viettel cho thấy họ đang muốn xuất khẩu mô hình viễn thông từng thành công ở Việt Nam qua các quốc gia này. Tuy nhiên, không giống như thời kỳ phát triển viễn thông ở Việt Nam, chỉ 5 - 10 năm nữa, mạng internet di động sẽ phủ ở các quốc gia này. Hiện tại, tổ chức Internet.org do Facebook đứng sau và dự án khí cầu wifi của Google đang lên kế hoạch để phủ internet tới các khu vực nghèo. Các tổ chức này hy vọng dùng internet di động miễn phí để thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia này.
Như thế, chỉ trong vòng vài năm nữa thì các ứng dụng gọi điện miễn phí sẽ bắt đầu "ăn mòn" doanh thu của các nhà mạng viễn thông, như câu chuyện đang xảy ra ở Việt Nam. Và mô hình nhà mạng của Viettel ở các quốc gia này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì thế, việc mua một công ty ứng dụng gọi điện miễn phí đã có nền tảng sẵn như Viber có thể sẽ giúp Viettel thay đổi mô hình của mình thành công.
Người dùng Viber có mặt ở 200 quốc gia, đặc biệt là 8 triệu người sử dụng tại Việt Nam.
Thứ hai, Viber có giá rẻ hơn nhiều so với giá của Kakao Talk. Viber hiện có rất ít mô hình kinh doanh kiếm ra tiền, so với các mô hình bán game của Kakao Talk. Tuy Kakao Talk chỉ mạnh ở Hàn Quốc, nhưng như thế là đủ để ứng dụng này trở thành một cổng game di động ở Hàn Quốc với doanh thu từ game lên tới 300 triệu USD, chỉ tính nửa đầu 2013. Hơn nữa, cái giá vài trăm triệu USD của Viber thì Viettel có thể "rút ví". Nên nhớ rằng Viettel đã từng đầu tư hơn nửa tỷ USD cho công ty đầu tư đứng sau các dự án đầu tư ra nước ngoài của mình Viettel Global.
Thứ ba, nếu Viettel nói rằng họ muốn mua "một công ty sáng tạo" thì Viber sáng tạo hơn nhiều so với Kakao Talk. Ra đời từ 2010, Viber là một trong những ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí đầu tiên trên thế giới. Với đội ngũ nhân viên chỉ vài chục người, nhưng Viber vẫn tập trung phát triển nhiều dịch vụ độc đáo. Đặc biệt, dịch vụ Viber Out cho phép người dùng Viber gọi ra điện thoại bàn được đánh giá là đối thủ có khả năng đe dọa Skype.
Viber tập trung sáng tạo vào viễn thông trên nền internet, không như các ứng dụng châu Á như Line và Kakao Talk phải chia sẻ nguồn lực để phát triển với lĩnh vực game trên di động. Định hướng đó của Viber có lẽ sẽ hợp với đại gia viễn thông Viettel hơn nhiều.
CEO Viber đã phủ nhận thông tin về việc bán mình trên Reuters. Tuy nhiên, với gợi ý về việc Viber Media từng liên hệ với Goldman Sachs về việc tìm người mua 6 tháng trước đây, cơ hội cho Viettel vẫn còn rất nhiều. Liệu ban lãnh đạo Viettel có chơi "ván bài lớn" này?
Theo PLXH
WhatsApp tăng gần gấp đôi số người sử dụng chỉ trong 10 tháng Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, số lượng người dùng của WhatsApp đã tăng từ 200 triệu lên tới 430 triệu người hoạt động. Giám đốc điều hành của WhatsApp, ông Jan Koum công bố hôm thứ hai vừa qua cho biết ứng dụng nhắn tin đa nền tảng của họd dã đạt 430 triệu người dùng hoạt động. Con số này...