Thêm một quốc gia xem xét cấm TikTok
Lý do TikTok có thể bị cấm tại Australia là lo ngại gián điệp từ Trung Quốc.
Chính phủ Australian đang nhận được rất nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại ứng dụng TikTok có thể gây ảnh hưởng tới an ninh của quốc gia này. Theo Herald Sun, ứng dụng này có thể được đưa ra trước Quốc hội Australia để bàn về mối lo ngại gián điệp.
Ngày 1/7, nhóm hacker đình đám Anonymous đăng bài kêu gọi ngừng sử dụng TikTok ngay lập tức.
Cụ thể, công ty này có thể bị đưa vào danh sách Can thiệp nước ngoài thông qua mạng xã hội, một ủy ban điều tra của Quốc hội Australia để ngăn chặn các can thiệp từ nước ngoài thông qua mạng xã hội.
Theo 7news, TikTok có hơn 1,6 triệu người dùng tại Australia. Phần lớn người dùng ứng dụng này có độ tuổi từ 16-24.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ người dân Australia sẽ muốn nghe họ giải thích. Một phần việc của ủy ban là tập hợp tất cả những người có trách nhiệm và tạo ra một diễn đàn, nhằm bàn luận và xác định đầu là giới hạn, điều gì được phép và điều gì không”, bà Jenny McAllister, chủ nhiệm ủy ban này cho biết.
Quân đội Australia cũng đã cấm cài đặt TikTok trên mọi thiết bị do quân đội phát. Chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison vừa thông qua gói ngân sách 270 tỷ dollar Australia cho quốc phòng, trong đó có 1,5 tỷ dành cho an ninh mạng.
TikTok gặp rắc rối tại nhiều quốc gia vì những lo ngại gián điệp, lấy cắp thông tin.
Trước đó, TikTok đã bị Ấn Độ cấm cùng với 58 ứng dụng khác vì lo ngại xâm phạm chủ quyền Ấn Độ.
Vào cuối năm 2019, TikTok cũng lọt vào tầm ngắm của quân đội Mỹ. Ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy thông báo đang đánh giá rủi ro an ninh từ nền tảng mạng xã hội TikTok do công ty từ Trung Quốc sở hữu.
Đến ngày 22/12, hải quân Mỹ công bố TikTok sẽ không còn được phép cài đặt trên thiết bị của các thành viên tại ngũ. Bất kỳ cá nhân nào vi phạm sẽ bị ngắt quyền sử dụng và truy cập mạng máy tính nội bộ của hải quân cùng thủy quân lục chiến.
Theo Korea Times, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) vào đầu tháng 1/2020 tuyên bố mở cuộc điều tra TikTok sau khi Song Hee-kyeoung, đại diện đảng Tự do Hàn Quốc cảnh báo về quy trình thu thập dữ liệu của ứng dụng Trung Quốc hồi tháng 10/2019.
Theo Forbes, các lệnh cấm sử dụng TikTok, trong đó có lệnh cấm tại Ấn Độ, có thể khiến công ty này thiệt hại khoảng 6 tỷ USD.
Ứng dụng Ấn Độ hưởng lợi từ lệnh cấm TikTok
Các hãng giải trí và công nghệ Ấn Độ đang tìm cách khai thác cơ hội bất ngờ từ lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc của chính phủ, trong đó có TikTok.
Tuần này, Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. Quyết định được đưa ra sau vụ xung đột tại biên giới hai nước khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Với 200 triệu người dùng Ấn Độ, TikTok là thế lực lớn trên thị trường mạng xã hội nước này. Lệnh cấm khiến người dùng của họ phải đi tìm phương án thay thế. Roposo, ứng dụng chia sẻ video giống TikTok ra đời từ năm 2014, cho biết chỉ trong 2 ngày sau lệnh cấm, số người dùng của họ đã tăng thêm 22 triệu.
Mayank Bhangadia, nhà sáng lập Roposo, tiết lộ vài ngày qua chỉ ngủ tổng cộng 5 tiếng và các đồng nghiệp cũng như vậy. Lượng truy cập tăng mạnh và họ phải bảo đảm trải nghiệm mượt mà nhất có thể.
Số lượt tải của Roposo trên Android hiện đạt hơn 80 triệu. Bhangadia dự đoán con số có thể tăng lên 100 triệu chỉ trong vài ngày. Trước lệnh cấm, Roposo có khoảng 50 triệu lượt cài đặt trên Android. Ấn Độ có gần 500 triệu người dùng smartphone.
Trụ sở Roposo đặt tại trung tâm công nghệ Begaluru, có 200 nhân viên nhưng đang chuẩn bị tuyển thêm khoảng 10.000 người trong 2 năm tới và có thể ra mắt trên toàn cầu.
Các đối thủ nội địa khác của TikTok như Chingari, Mitron cũng được hưởng lợi từ lệnh cấm. Nhiều người lên mạng xã hội để ủng hộ lời kêu gọi "Ấn Độ tự lực" của Thủ tướng Narendra Modi. MyGov, website giao tiếp công dân của chính phủ, cũng mở tài khoản trên Roposo. Một Bộ trưởng cho biết phải "tạo ra hệ sinh thái riêng, mỗi nước đều đã làm điều này, đây là chương trình tự lực của chúng ta".
Anonymous kêu gọi xóa TikTok, công ty mẹ có thể mất 6 tỷ USD Cơn bão lớn đang đến với TikTok. TikTok đang hứng chịu làn sóng chỉ trích sau lệnh cấm từ chính phủ Ấn Độ và lời kêu gọi xóa ứng dụng từ nhóm hacker Anonymous. Trước đó, nền tảng này đã nhận nhiều cáo buộc liên quan đến thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Ngày 29/6, chính phủ Ấn Độ đã liệt...