Thêm một mạng LAN ảo để chơi e-Sports
Asiasoft vừa cho ra mắt một phần mềm hỗ trợ chơi game mang tên Cybergames Network.
Đây là một dạng phần mềm hỗ trợ mạng LAN ảo đã được biết đến từ khá lâu. Thời kỳ đầu là phần mềm Hamachi và sau này là Garena. Tính năng chính của Cybergames Network cũng tương tự như các phần mềm trên, nghĩa là sẽ tạo ra một mạng LAN ảo bằng công nghệ VPN để người chơi có thể cùng so tài với bạn bè mình trên toàn cầu trong chế độ multiplayer của Warcraft, StarCraft, hay Counter-Strike, Age of Empires, A.V.A…Do đó bạn chỉ cần cài đặt phần mềm cộng thêm đường truyền internet là tranh tài với đối thủ đến từ quốc gia khác chứ không chỉ bó buộc trong phạm vi hạn hẹp của mạng LAN ở ngoài tiệm net.
Cybergame Network cung cấp cho người chơi danh sách bạn bè, công cụ chat, bộ icon biểu cảm cũng như tiếp thêm sức mạnh đồng đội thông qua hệ thống dành riêng cho Clan. Ngoài ra chương trình sẽ giúp nâng cao tính cộng đồng bằng bảng xếp hạng được cập nhật liên tục và chuyên mục bình chọn các gương mặt game thủ được chú ý nhiều nhất. Người dùng có thể tùy biến giao diện Cybergame Network sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có cả tiếng Việt.
Video đang HOT
Phần mềm có dung lượng 5MB được cung cấp Cybergames Network. Ngay từ bây giờ bạn có thể tải về và cài đặt để trải nghiệm một mạng lưới LAN ảo mới này.
Với số lượng người dùng đông đảo hiện có thì sự xuất hiện của Cybergame Network tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục để các tựa game e-Sports phát triển.
Theo Game Thủ
Ngành e-Sports tuyển sinh khóa thứ 4
Nếu bạn yêu thích trò chơi điện tử và muốn theo học ngành mình đam mê thì khoa Thể thao Giải trí trường ĐH Thể dục Thể thao TP HCM có thể đáp ứng điều đó.
Khoa Thể thao Giải trí là 1 trong 7 khoa cơ bản của trường ĐH TDTT TP HCM theo quyết định của Bộ VHTTDL được thành lập vào tháng 3/2009. Mục tiêu của khoa nhằm đáp ứng nguồn nhân lực quản lý môn thể thao giải trí như e-Sports, câu cá, leo núi nhân tạo, các trò chơi tập thể...
Ngành nghề tiềm năng
Sinh viên được học những vấn đề như xây dựng qui hoạch, quản lí, kinh doanh, tiếp thị thể thao, giải đấu. Trong các môn học bắt buộc có môn Thể thao Điện tử (e-Sports). Tính tới thời điểm hiện tại, khoa Thể Thao Giải Trí của trường ĐH Thể dục Thể thao TP HCM là đơn vị đầu tiên Việt Nam đào tạo bài bản về kiến thức về Thể thao Điện tử e-Sports. Trong khóa học có 90 tiết giảng dạy về e-Sports. Sinh viên sẽ được học khái niệm cơ bản, cách chơi, huấn luyện cũng như công tác tổ chức các giải đấu e-Sports.
Ông Hồ Hải, Trưởng khoa Thể thao Giải trí ĐH Thể dục Thể Thao TP HCM
Ông Hải cho biết: "Khoa thể thao giải trí thuộc ngành Quản lý thể dục thể thao của trường ĐH Thể dục thể thao TP HCM. Theo quy định của trường, Khoa sẽ xét tuyển thêm thí sinh có nguyện vọng đăng ký với điều kiện đạt điểm sàn khối A, D theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, đối với ngành này, thí sinh không cần phải thi môn năng khiếu như một số ngành khác trong trường. Về chỉ tiêu tuyển sinh năm nay, Khoa cũng chưa có con số cụ thể. Vì số lượng người theo học ngành này còn ít nên thí sinh nào đạt điều kiện điểm sàn và có nguyện vọng theo học thì có thể đăng kí tham gia học ngành này."
Hiện tại lớp đào tạo đầu tiên có 44 sinh viên, năm thứ 2 có 48 sinh viên và năm thứ 3 có 27 sinh viên.
Tuyển thẳng lên ĐH vận động viên eSports: Chưa có thông báo chính thức
Ông Hải cho biết Hiệp hội Thể thao Điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) thuộc Ủy ban Thể dục Thể thao đã phê duyệt việc công nhận FIFA Online 2 thành một môn Thể thao Điện tử (e-Sports) chính thức. Vì vậy, những VĐV của môn e-Sports đạt thành tích cao có thể được phong Kiện tướng, vận động viên cấp 1... Bên cạnh đó, căn cứ vào quy chế Tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2012 với chính sách tuyển thẳng, các VĐV được phong cấp Kiện tướng và VĐV cấp 1 sẽ có cơ hội được ưu tiên xét duyệt hoặc tuyển thẳng vào đại học. Nhưng hiện tại nhà trường chưa có công văn, thông báo chính thức từ Bộ Giáo dục Đào tạo hay ủy ban Thể dục Thể thao về những quyết định trên. Nhưng nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các VĐV có những thành tích cao theo học.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Liệu vị thế độc tôn của Garena có bị lung lay? Gần đây, cộng đồng DotA liên tục bị "bội thực" với hàng tá giải đấu lớn nhỏ. Không tính đến những giải đấu nhỏ đang diễn ra khắp nơi, thì những giải đấu lớn quy mô từ trực tuyến như ADC hay MYM Pride 12, Razer Global Challenge cho đến những giải LAN như SMM, DotA World Cup chuẩn bị tổ chức cũng...