Thêm lựa chọn cho học sinh tốt nghiệp THCS
Sĩ số học sinh tăng hằng năm trong khi trường học không xây dựng kịp nên yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS ngày càng cao. Do đó, cuộc cạnh tranh vào trường THPT công lập ngày càng gay gắt.
Lớp học 9 4 đầu tiên của Trường cao đẳng Công nghệ và quản trị Sonadezi (TP. Biên Hòa). Ảnh: H.Yến
Việc học bị gián đoạn do dịch Covid-19 càng làm cho học sinh, phụ huynh lo lắng trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, phụ huynh và học sinh có thể chủ động lựa chọn một hướng đi khác.
* Lưu tâm đến trường nghề nhiều hơn
Từ mấy tháng nay, anh Nguyễn Trường Sơn (P.Hóa An, TP.Biên Hòa) đã trăn trở với câu hỏi cho con học lớp 10 ở đâu? Anh thường xuyên phải đi làm xa nhà, không có thời gian chăm sóc, bảo ban con học hành. Vì thế, cậu con trai tuổi mới lớn có phần ham chơi, học hành sa sút. Nếu cho học trường phổ thông công lập, e là việc học của con sẽ tiếp tục bị tụt dốc. Chọn trường phổ thông tư thục hay chọn trường nghề đang là phân vân lớn của anh.
Cuối cùng, anh quyết định sẽ cho con theo học một trường nghề. “Thứ nhất là con sẽ học cả ngày ở trường nên hạn chế thời gian đi chơi. Thứ hai là con học nghề sớm thì sau này có việc làm sớm. Nếu học trung cấp xong mà thấy tay nghề còn yếu thì học lên cao đẳng. Hơn nữa, tôi nghe nhiều thông tin là gần đây học sinh học nghề xong thì có việc làm và thu nhập cũng ổn định” – anh Sơn chia sẻ.
Ở góc độ một phụ huynh đã cho con đi học trường nghề, anh Trần Minh Nghĩa (quê ở tỉnh Bình Thuận) cho hay, ban đầu, khi nhận được lời khuyên cho con đi học nghề anh rất đắn đo. Nhất là khi con anh phải xa nhà vào học nghề ở Đồng Nai. Anh sợ con không có khả năng tự lập, sợ con đua đòi học theo tật xấu của bạn…
Nhưng đến khi con học được năm thứ 2, anh Nghĩa thấy rằng mình đã lựa chọn đúng. Nhờ sự quản lý chặt chẽ của thầy cô giáo ở trường và trong ký túc xá, con anh biết sinh hoạt đúng giờ giấc, có kỷ luật; tham gia chơi thể thao, học võ, học chơi đàn. “Không phải mọi thứ đều tốt, chẳng hạn như thỉnh thoảng con bị mất cắp vặt, có khi vi phạm nội quy nên bị phạt. Nhưng nhìn chung, con đã phát triển theo chiều hướng tốt. Sau khi tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề, có thể tôi sẽ cho học liên thông lên cao đẳng thêm 1,5 năm nữa” – anh Nghĩa cho biết.
Video đang HOT
Thực tế, trong những năm gần đây, số lượng học sinh tham gia học nghề ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ L-TBXH), năm 2017 có 310 ngàn học sinh, năm 2018 có khoảng 320 ngàn học sinh, và năm 2019 là khoảng 350 ngàn. Trong đó, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn học nghề thay vì học THPT có xu hướng gia tăng. iều này là do chỉ tiêu phân luồng sau THCS tăng nhưng đồng thời cũng cho thấy ý thức của phụ huynh, học sinh trong định hướng học tập, lựa chọn ngành nghề.
Học sinh tốt nghiệp THCS có thể vào cao đẳng
Tại Đồng Nai, hiện nay, hầu hết các trường nghề đều đào tạo học sinh tốt nghiệp THCS theo hướng vừa học trung cấp nghề, vừa học chương trình văn hóa hệ giáo dục thường xuyên. Học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề muốn liên thông lên cao đẳng thì phải có bằng tốt nghiệp THPT.
Luật Giáo dục sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-7-2020) quy định học sinh tốt nghiệp THCS có thể đăng ký học hệ cao đẳng chính quy. Tổng thời gian học là 4 năm, bao gồm các môn học văn hóa. Có 2 hình thức đào tạo: được học 4 môn văn hóa và được cấp bằng cao đẳng, không cấp kèm bằng THPT nhưng được xác nhận hoàn thành chương trình phổ cập nội dung văn hóa; hoặc được học văn hóa (theo chương trình giáo dục thường xuyên), với hình thức học này các em được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Xét theo quy định trên, học sinh tốt nghiệp THCS có nhiều sự lựa chọn hơn. Cơ hội này thể hiện rõ ràng qua mô hình đào tạo 9 4 – mô hình đang được Bộ LĐ-TBXH khuyến khích phát triển.
9 4, hay nói đúng hơn là 9 3 1, tức là học sinh tốt nghiệp THCS tham gia hệ đào tạo này sau 3 năm thì có bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề; học thêm 1 năm nữa thì có bằng cao đẳng chính quy. Khi đó, học viên có thể đi làm hoặc lựa chọn liên thông lên đại học.
Năm học 2019-2020, Trường cao đẳng Công nghệ và quản trị Sonadezi (TP.Biên Hoài) tuyển sinh khóa đầu tiên cho mô hình đào tạo này. Do triển khai muộn, khóa đầu tiên của trường chỉ tuyển sinh được 27 chỉ tiêu. Chỉ sau 1 năm, nhà trường đã có thể mạnh dạn tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Dự kiến, năm nay trường sẽ tuyển 400 học sinh cho mô hình đào tạo này. Đồng thời, trường cũng mở rộng các ngành đào tạo. Theo đó, có 4 ngành mà nhà trường sẽ đào tạo 9 4 là: kế toán, công nghệ may, công nghệ da giày và quản trị khách sạn. Ngoài tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS, trường cũng tuyển sinh đối tượng học sinh đang học lớp 10, 11 ở các trường THPT.
ThS Lưu Phước Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Các môn nghề được thiết kế theo module, đi từ dễ đến khó. Trong 2 năm học đầu, học sinh sẽ học các phần căn bản, từ năm thứ 3 mới học những module khó hơn mà kiến thức các môn học văn hóa ở giai đoạn này đủ để các em tiếp cận được”. Với cách thiết kế chương trình như vậy, học sinh sẽ không phải chịu áp lực khi bước vào môi trường học tập hoàn toàn mới.
Học sinh được miễn học phí học nghề
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 quy định: Người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp được miễn học phí.
Phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THCS: Rẽ hướng trường nghề
Những năm gần đây, học sinh phân luồng sau THCS của Nghệ An có xu hướng tăng. Đây là kết quả quá trình chuyển biến nhận thức của học sinh và phụ huynh. Nhưng thực tế sau phân luồng vẫn còn một số bất cập...
Học sinh học nghề tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An.
Thay đổi nhận thức
Nguyễn Việt Trung, học sinh duy nhất lớp 9A, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (huyện Đô Lương, Nghệ An) không thi lên THPT. Nói về lý do chọn học nghề, Trung cho biết: Lực học của em ở mức trung bình, khó giành suất học tại trường THPT công lập. Được thầy cô định hướng, em quyết định chọn học nghềtại trường trung cấp trong huyện. "Tại đó, em vừa học nghề, vừa được học tiếp chương trình THPT, sau khi tốt nghiệp có thể đi làm luôn. Em thấy phù hợp với năng lực và hoàn cảnh gia đình, bố mẹ em cũng ủng hộ", Trung nói.
Thầy Trần Hoàng Thượng - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi cho biết: Hầu hết học sinh, phụ huynh có nguyện vọng cho con học hết THPT. Tuy nhiên, Trường THPT Đô Lương 1 và 3 có tỷ lệ chọi cao, học sinh trúng tuyển chỉ từ 70 - 80%. Vì vậy, nhà trường định hướng cho học sinh nếu không vào được trường công lập, có thể học tiếp lên THPT ở trường ngoài công lập hoặc Trung tâm GDTX, học nghề bởi huyện Đô Lương, Nghi Lộc cũng có nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp hằng năm đều tuyển lao động. Trước đó, năm học 2018 - 2019, trường có 140 học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 nhưng chỉ có 100 em trúng tuyển trường THPT công lập. Số còn lại có 25 em theo học lớp 10 tại trung tâm GDTX và có 15 học sinh học nghề.
Trường THCS Vĩnh Thành có chất lượng dạy học nằm trong tốp đầu của huyện Yên Thành (Nghệ An). Tuy nhiên, bên cạnh chú trọng dạy học, nhà trường tăng cường công tác phân luồng, hướng nghiệp do đặc thù học sinh ở vùng thuần nông, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn. Theo thầy Trần Vĩnh Tường - Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Thành, điều cần thay đổi chính là nhận thức về hướng nghiệp cho học sinh sau lớp 9. Học nghề không có nghĩa là các em không có cơ hội phấn đấu. Đây là con đường giúp các em có thể phát triển bản thân ở lĩnh vực nghề nghiệp và sớm đi làm có thu nhập. Bên cạnh đó, xu hướng xuất khẩu lao động trên địa phương ngày càng tăng, trước khi ra nước ngoài lao động, các em nên học và có chuyên môn về một nghề nghiệp nhất định.
Ngoài ra, nhà trường còn quan tâm đến đối tượng học sinh năng khiếu. "Một HS của trường có năng khiếu bóng chuyền, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chúng tôi định hướng cho em theo học tại trường thể thao tỉnh. Còn em khác từng đạt giải cao môn Cầu lông, học lực khá nên thầy cô hướng em thi vào trường THPT công lập và có thể phát triển thêm năng khiếu tại đó", ông Tường nói.
Chủ trương phân luồng hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT được Nghệ An đẩy mạnh và có kết quả rõ rét. Những năm gần đây, Nghệ An có khoảng 20 - 25% học sinh sau THCS phân luồng vào các Trung tâm GDTX hoặc các trường ngoài công lập, học nghề. Tỷ lệ này ở các huyện miền núi thường cao hơn. Trường THCS Lượng Minh (huyện Tương Dương, Nghệ An) năm học này có hơn 100 học sinh lớp 9, nhưng qua khảo sát có đến 50% không đăng ký tuyển sinh vào lớp 10.
Thầy Trần Đức Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lượng Minh cho biết: Học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc học hết THCS là nỗ lực lớn đối với các em. Nắm bắt tâm lý đó, nhà trường định hướng các em học nghề tại trường trong tỉnh. Vì tại đó, không chỉ được hỗ trợ chính sách miễn học phí, học viên được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Tránh "chín ép"
Vi Văn Ngọc (SN 2003), học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An (đóng tại huyện Đô Lương), sau khi học xong lớp 9 tại Trường THCS Dũng Hợp (huyện Tân Kỳ) chọn học nghề. "Bố mẹ ở nhà làm nông nghiệp, em học lực bình thường nên chọn học nghề để sớm đi làm phụ giúp gia đình. Hiện em đang học năm cuối nghề hàn, vừa rồi đi thực tập tại Hải Phòng em đã có lương rồi", nam sinh phấn khởi nói.
Học nghề sớm đem lại thuận lợi trong việc nâng cao kỹ năng tay nghề, có việc làm, thu nhập. Nhưng thực tế triển khai tại Nghệ An cũng cho thấy một số bất cập. Đơn cử, học sinh lớp 9, sau hai năm học nghề sẽ có bằng trung cấp và đủ điều kiện lao động. Tuy nhiên, lúc này các em mới 17 tuổi nếu xét theo độ tuổi lao động lại chưa phù hợp. Ông Trần Đình Trung - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An chia sẻ: "Do học sinh tốt nghiệp khi chưa đủ 18 tuổi nên nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài từ chối tuyển dụng. Chúng tôi cũng đã kiến nghị vấn đề này nhiều lần tại hội nghị nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ...".
Trong khi đó, ông Phan Văn Thiết - Trưởng phòng GD&ĐT Kỳ Sơn (Nghệ An) thông tin: Chưa năm nào số lượng học sinh lớp 9 đăng ký vào lớp 10 của huyện đạt chỉ tiêu. Nhiều em không vào THPT cũng không đi học nghề. Qua tìm hiểu, học sinh ở các huyện miền núi không thích học nghề bởi tâm lý, tập quán sống dựa vào tự nhiên, thích đi làm kiếm tiền ngay. "Điều này rất đáng lo bởi lúc này sức khỏe, tâm lý các em chưa phát triển toàn diện. Trong khi đó, lao động phổ thông lương thấp và khó có khả năng phát triển nếu không học nghề bài bản. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải triển khai sớm để định hướng các em học nghề, để đi làm nuôi sống bản thân, gia đình từ nghề của mình", ông Phan Văn Thiết thông tin.
Một bất cập khác, một số trường THCS vì chỉ tiêu phân luồng và xếp hạng thành tích nên đã hướng học sinh học lực trung bình, yếu vào phân luồng, học nghề. Điều đó, vừa tạo cho trò sự mặc cảm vừa gây áp lực khi học nghề. Điển hình như TP Vinh, các trường vùng ven, ngoại thành khó khăn lại có kết quả tuyển sinh vào lớp 10 cao hơn trường trung tâm. Nhiều giáo viên lý giải do học sinh yếu được vận động không tham gia dự thi. Những thí sinh còn lại đều có học lực khá giỏi nên điểm tuyển sinh của các trường này cao. Điều này trái với mục tiêu phân luồng cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các em.
Chủ trương phân luồng sau THCS là đúng đắn, nhằm hướng học sinh có lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện bản thân. Với những em có nhu cầu học nghề, sẽ được đào tạo sớm, đáp ứng được yêu cầu lao động ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, việc phân luồng phải thực chất, thận trọng, trên cơ sở tôn trọng nguyện vọng chính đáng của học sinh, phụ huynh. Nếu phát hiện trường nào không cho học sinh lớp 9 thi tuyển vào cấp THPT để phân luồng, ngành sẽ kỷ luật hiệu trưởng để đưa phân luồng về thực chất, đúng như mục tiêu đã đề ra. - Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
Cần thêm hướng tiếp cận khi tư vấn hướng nghiệp Kiếm một "vé" vào trường THPT công lập có uy tín thậm chí còn khó hơn đậu đại học. Đó không chỉ là hiện tượng xảy ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà đang "lan" dần đến TP.Biên Hòa. Ảnh minh họa Chỉ tiêu phân luồng sau THCS ngày càng tăng, sĩ số học sinh THCS năm sau luôn...