Thêm lãnh đạo HDBank đăng ký mua vào cổ phiếu HDB
Ngày 15/11, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) thông báo thêm thành viên trong ban điều hành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank, mã HDB) đăng ký mua vào cổ phiếu.
Đến cuối quý 3/2018, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ HDBank ở mức dưới 1%, thuộc nhóm thấp nhất ngành ngân hàng Việt Nam.
Cụ thể, ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank đăng ký mua vào, với số lượng 200.000 cổ phiếu HDB nhằm mục đích đầu tư. Phương thức giao dịch qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận, với thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 20/11 – 20/12/2018.
Trước đó, ngày 14/11, HOSE cũng đã thông báo ông Nguyễn Hữu Đặng, Tổng giám đốc HDBank đăng ký mua 500.000 cổ phiếu HDB với mục đích đầu tư, phương thức giao dịch qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận, thời gian dự kiến thực hiện từ 19/11 – 30/11/2018.
Video đang HOT
Trong xu hướng điều chỉnh chung của thị trường chứng khoán vừa qua, giá cổ phiếu HDB của HDBank có những phiên giảm mạnh, kết thúc phiên giao dịch 15/11 ở mức 28.000 đồng/cổ phiếu.
Còn theo báo cáo mới cập nhật của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), cổ phiếu HDB được đánh giá với triển vọng khả quan, có giá trị hợp lý năm 2018 qua đánh giá của công ty này là 39.700 đồng/cổ phiếu.
Vừa qua HDBank vừa được hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Investors Service nâng bậc xếp hạng tín nhiệm tiền gửi dài hạn (nội và ngoại tệ) và xếp hạng nhà phát hành dài hạn lên mức B1; xếp hạng duy trì mức ổn định tăng trưởng. Việc nâng bậc xếp hạng của Moody’s dựa trên cơ sở ghi nhận những tăng trưởng của HDBank về năng lực vốn và kết quả kinh doanh.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của HDBank đạt 2.884 tỷ đồng, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 73,3% kế hoạch lợi nhuận của năm. Hệ số ROE đạt 20,1%, hệ số an toàn vốn CAR đạt 13,6%, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ ở mức dưới 1%, thuộc nhóm thấp nhất ngành ngân hàng Việt Nam.
Theo Trí thức Trẻ
Sửa Luật Chứng khoán: Tăng tính minh bạch của thị trường
Nhiều chuyên gia đánh giá, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung một số quy định mới nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán (TTCK).
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức ngày 7/11.
Làm rõ những bất cập
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 và sửa đổi năm 2011 cùng một số văn bản hướng dẫn liên quan đã góp phần đưa TTCK Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Đến 2018, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 7 lần so với năm 2016, có hơn 1.537 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch, vốn hóa thị trường đạt hơn 3,8 triệu tỷ đồng, tương đương 77% GDP, so với mức 22% GDP của năm 2016.
Tuy nhiên, với quá trình phát triển của nền kinh tế và hoạt động TTCK đã phát sinh nhiều bất cập trong Luật Chứng khoán và nhu cầu cần thiết phải sửa đổi để phù hợp với tình hình mới, tạo ra khuôn khổ pháp lý và động lực cho TTCK phát triển bền vững và an toàn. Phó Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương thông tin, Luật Chứng khoán sửa đổi được xây dựng dựa trên 4 chủ trương căn bản. Thứ nhất, luật xây dựng dựa trên chỉ đạo của Đảng, phát triển TTCK trở thành kênh đầu tư huy động vốn dài hạn của nền kinh tế. Thứ hai, luật dự thảo xây dựng kế thừa những quy định Luật Chứng khoán từ năm 2006, bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi gồm 10 chương, 137 điều. Theo UBCKNN, việc sửa đổi luật lần này bám sát các nguyên tắc chỉ đạo quan trọng: Kế thừa những quy định pháp luật về chứng khoán còn phù hợp với thực tế; sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh, quy định còn chưa rõ, bất cập; luật hóa một số quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện hành đã ổn định và phù hợp với thực tế nhằm tạo hiệu lực pháp lý cao hơn; cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán và TTCK...
Luật Chứng khoán sửa đổi cũng sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật do Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán sửa đổi hướng tới 3 mục tiêu căn bản: Hoàn thiện thể chế, đáp ứng nhu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước với TTCK, bảo đảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính tham gia thị trường.
Đại diện Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung, làm rõ các vấn đề còn bất cập trong Luật Chứng khoán hiện hành. Đồng thời luật hóa các nội dung đã được quy định tại các văn bản dưới luật nhằm tạo hiệu lực pháp lý cao hơn; bổ sung các điều luật trên cơ sở tham khảo các TTCK phát triển trong khu vực và thế giới nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
Tăng thẩm quyền thanh tra cho cơ quan quản lý
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) Nguyễn Thanh Kỳ, nhìn chung, Dự thảo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra nhiều điểm mới tích cực. Trong đó, một số mục tiêu đã được đặt ra và giải quyết tương đối rõ nét. Dự thảo đã bổ sung một số quy định mới nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch của TTCK. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến quy định về tăng một số thẩm quyền cho Thanh tra UBCKNN như thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ tổ chức tín dụng, DN viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho Thanh tra UBCKNN thực thi quyền hạn của mình trong xử lý các vi phạm trên thị trường, giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn.
Bên cạnh đó, quy định về tách Giấy phép hoạt động với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty chứng khoán cũng là một bước tiến quan trọng. Theo VASB, điều này giúp cho UBCKNN có thể thực thi các chế tài như đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép, thu hồi Giấy phép... Tránh được tình trạng không thể xử lý dứt điểm các thành viên thị trường vi phạm do bị vướng các quy định liên quan đến thủ tục giải thể, phá sản DN, giúp thanh lọc các thành viên tham gia thị trường.
Tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, quy định về tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi cho công chúng. Đây là quy định mới được kỳ vọng sẽ đem lại những thông tin có chất lượng hơn trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng và niêm yết, giúp nhà đầu tư có thông tin rõ ràng, minh bạch trước khi quyết định đầu tư.
"Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cần làm rõ các quy định về chào bán chứng khoán, khái niệm về lãnh thổ. Bởi trong thời đại toàn cầu hóa, các giao dịch tài chính, chứng khoán có thể diễn ra xuyên biên giới. Ví dụ một tổ chức phát hành ở nước ngoài có thể thực hiện chào bán chứng khoán cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà không cần hiện diện tại Việt Nam. Trong trường hợp này có rủi ro là việc chào bán chứng khoán xuyên biên giới bị lọt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam." - Đại diện Công ty Chứng khoán VNDirect
Theo kinhtedothi.vn
Viettel Post sắp đăng ký giao dịch trên UPCoM Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa có văn bản đề nghị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ngừng nhận hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán của tổng công ty kể từ ngày 16/11 nhằm đăng ký giao dịch cổ phiếu tại sàn giao dịch UPCoM. Viettel Post xin sử dụng danh sách cổ đông tại ngày 10/10...